Chủ Tịch Ủy Ban Ngoại Giao Hạ Viện HK cùng 20 dân biểu bảo trợ Nghị Quyết H.Res 484

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sau chiến dịch ký Thỉnh Nguyện Thư với kết quả đáng kể hơn 150,000 chữ ký, đồng bào Việt Nam tại Hoa Kỳ đã tiếp tục có một cuộc vân động Hành Pháp và Lập Pháp Hoa Kỳ trong hai ngày 5 và 6 tháng 3/2012 tại Washington DC. Riêng tại Quốc Hội, cuộc vận động cho Nghị Quyết H.Res 484 – Tự do cho tù nhân lương tâm Việt Nam, do Dân Biểu Loretta Sanchez đệ nạp đã đạt được một thành quả lớn lao. Đến nay, đã có 21 Dân Biểu ký tên đồng bảo trợ cho nghị quyết này, trong số đó có Bà Dân Biểu Ileana Ros-Lehtinen, Chủ Tịch Ủy Ban Ngoại Giao Hạ Viện.

Sau buổi vận động Quốc Hội của người Việt vào ngày 6/3/2012, Bà Dân Biểu Ros-Lehtinen cho biết bà rất quan tâm về Nghị Quyết H.Res 484 cũng như những dự luật khác về nhân quyền cho Việt Nam.

JPEG - 39 kb
Phái đoàn vận động nhân quyền gặp gỡ Dân Biểu Ileana Ros-Lehtinen, Chủ Tịch Ủy Ban Ngoại Giao thuộc Hạ Viện Hoa Kỳ, ngày 6/3/2012.

Bà chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn với đài Á Châu Tự Do như sau: “Có ba dự thảo luật liên quan đến Việt Nam mà tôi thực sự quan tâm, một của dân biểu Chris Smith, một của dân biểu Ed Royce và một của đồng viện Loretta Sanchez. Những dự thảo luật mà ba vị dân biểu ấy đề nghị nhắm vào những điều khoản trong Bộ Luật Hình Sự mà Việt Nam sử dụng như cái cớ đàn áp những người bất đồng chính kiến, dập tắt những tiếng nói hay hành động đòi tự do tín ngưỡng và những ý kiến của dân về việc nhà nước Việt Nam chà đạp nhân quyền. Đó là ba dự thảo luật rất hữu hiệu mà tôi hoàn toàn ủng hộ, hy vọng chúng tôi có thể biểu quyết nhanh chóng để ba dự thảo luật này được sớm thông qua.”

Nghị Quyết H.Res 484 nhằm gia tăng áp lực lên nhà cầm quyền Hà Nội, buộc họ phải thả các tù nhân lương tâm đang bị giam cầm trái pháp luật, cũng như chấm dứt việc sử dụng hai điều luật mơ hồ là Điều 79 và 88 của Bộ Luật Hình Sự để bắt bớ người dân một cách tùy tiện.

Các nghị quyết cùa Quốc Hội (như H.Res 484) thường cần phải có sự bảo trợ của ít nhất 25 dân biểu để được sự ủng hộ vững vàng khi đem ra sàn Hạ Viện để biểu quyết. Quốc Hội sẽ mãn nhiệm vào đầu tháng 8 năm nay, có nghĩa chỉ còn hơn ba tháng nữa để người Việt tại Hoa Kỳ vận động các dân biểu của mình ký tên bảo trợ Nghị Quyết H. Res 484.

Hiện nay, các dân biểu đã ký tên bao gồm:

DB Loretta Sanchez (CA)
DB Daniel Lungren (CA)
DB Brad Sherman (CA)
DB Henry Johnson (GA)
DB Gerald Connolly (VA)
DB Zoe Lofgren (CA)
DB Edward Markey (MA)
DB James Moran(VA)
DB Edward Royce (CA)
DB Fortney Stark (CA)
DB Bob Filner (CA)
DB Susan Davis (CA)
DB James McGovern (MA)
DB Ken Calvert (CA)
DB Anna Eshoo (CA)
DB Gene Green (TX)
DB John Olver (MA)
DB Ilena Ros-Lehtinen (FL)
DB Janice Schakowsky (IL)
DB Frank Wolf (VA)
DB Judy Chu (CA)

Theo Nhạc sĩ Trúc Hồ, giám đốc Đài Truyền Hình SBTN và cũng là người đã khởi xướng chiến dịch Thỉnh Nguyện Thư gởi Tòa Bạch Ốc thì việc vận động cho Nghị Quyết H.Res 484 vô cùng quan trọng, “vì nó là chìa khóa mở cửa cho quyền tự do, quyền sống và quyền làm người của người dân Việt Nam.”

“Hiện nay Việt Nam đã là thành viên của Liên Hiệp Quốc, Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới (WTO) cũng như nhiều cơ quan quốc tế khác. Một bộ luật trong sáng là điều cần có mà Việt Nam vẫn chưa thực hiện được. Việc sử dụng luật lệ tùy tiện như hai điều 79 & 88 để đàn áp những người yêu nước là một điều đáng xấu hổ và trái với xu hướng chung của thế giới. Chúng ta có trách nhiệm phải đưa việc này ra công luận thế giới cũng như tạo áp lực buộc nhà cầm quyền Việt Nam phải ngưng sử dụng hai điều luật mơ hồ này.”

Bằng sức mạnh của lá phiếu cử tri, mỗi công dân Hoa Kỳ gốc Việt có thể gọi điện thoại hoặc viết thư (qua trang http://www.democracyforvietnam.net) đến các văn phòng dân biểu của mình để vận động cho Nghị Quyết H.Res 484 đi đến kết quả sau cùng, được thông qua trong năm 2012.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.