Chuyện làm điên rồ của Nguyễn Phú Trọng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Vào giữa tháng 7 năm 2016, qua Ủy ban Kiểm tra Trung ương đảng, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng noi gương Tập chủ tịch vung gươm “đả hổ diệt ruồi”.

Con mồi được chọn là Phó Chủ tịch phụ trách công nghiệp – thương mại Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh. Trước đó, ông Thanh cũng từng có một quá khứ phục vụ đảng rất “lừng lẫy”, đã từng là anh hùng lao động thời kỳ đổi mới năm 2011 khi còn là chủ tịch Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC).

Đây chưa hẳn là con cọp to xứng đáng để ông Trọng ra tay bắt, mà cũng không phải là thứ ruồi nhặng vo ve hay loại “ngứa ghẻ” của tổng bí thư. Nhưng Thanh được ông Trọng đánh giá là một mục tiêu dễ dàng mang lại thành công bước đầu cho phong trào chống tham nhũng mà ông đang dẫn đầu.

Cái Ủy ban phòng chống tham nhũng Trung ương ấy, ông phải vất vả lắm mới đoạt được từ tay viên thủ tướng từ lâu ông chẳng lấy gì làm yêu thích. Tuy nhiên trong một thời gian khá dài, ông cũng loay hoay chẳng biết làm gì ngoài những câu nói ngô nghê về tham nhũng có tác dụng gây cười cho mọi người.

Nhưng trong khi ông Trọng tìm cách tóm con mồi, và tin chắc sẽ tóm được, thì Thanh đã cao bay xa chạy như trong một phim trinh thám nghẹt thở. Thanh bỏ trốn sang Đức nhưng đã bôi đen thanh danh lãnh đạo của ông Trọng suốt nhiều tháng trời khi nhởn nhơ bên trời Âu. Dĩ nhiên ông Trọng không thể bỏ qua hay chịu thua thế lực đứng đàng sau giúp Trịnh Xuân Thanh thoát thân một cách bất ngờ.

Cuối cùng quả bom cũng được châm ngòi. Ngày 31/7 báo chí quốc doanh đồng loạt loan tin Trịnh Xuân Thanh ra “đầu thú” với cơ quan công an làm dư luận sửng sốt và xôn xao bàn tán. Dĩ nhiên không ai tin có chuyện một sếp lớn ngành dầu khí đã bỏ chạy và đang có vẻ an toàn ở nước ngoài lại lò dò về làm cái chuyện đầu thú như một tên giết người trong bước đường cùng.

Và chỉ hai ngày sau, ngày 2 Tháng 8 sự thật được phơi bày qua thông cáo của Bộ Ngoại giao CHLB Đức: an ninh của sứ quán Hà Nội đã chủ mưu bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đưa về Việt Nam. Như vậy là đã quá rõ ràng, sự kiện “đầu thú” với bút tích gà bới và hình ảnh của viên chủ tịch tổng công ty xuất hiện trên truyền hình Việt Nam chỉ là một tấn tuồng được Hà Nội dàn dựng, tuy có vẻ công phu nhưng hoàn toàn vô luật pháp. Nhìn gương mặt thất thần của Trịnh Xuân Thanh như vừa trải qua một cú sốc mạnh, người ta không khỏi nhớ tới bộ mặt thiểu não của Phùng Quang Thanh năm 2015 khi bị áp giải từ Nội Bài về Bộ quốc phòng.

Xuyên qua vụ bắt cóc táo bạo này, Nguyễn Phú Trọng đã để lộ lòng căm thù Trịnh Xuân Thanh đến tận xương tủy. Vì chẳng những Thanh bỏ trốn trót lọt sang Đức từ tháng 9/2016 mà còn nhờ người đưa đơn xin ra khỏi Đảng lên mạng xã hội, với nội dung “Tôi xin ra khỏi đảng vì không tin vào sự chỉ đạo của đồng chí tổng bí thư.” Thanh đã trực tiếp thách thức vai trò lãnh đạo của Trọng, một tổng bí thư đảng từ lâu mang hỗn danh không mấy danh giá…Trọng Lú.

Trước những thách thức công khai này, ông Trọng đã điên rồ làm 3 điều sau đây:

1. Ra lệnh cho công an bằng mọi giá phải bắt cho được Trịnh Xuân Thanh mang về Việt Nam. Khi ra lệnh như vậy rõ ràng là Tổng bí thư Trọng bất kể mọi thủ đoạn, bất chấp mọi hậu quả sau vụ bắt người từ Đức về. Trong cương vị là lãnh đạo cao nhất của đảng, ông Trọng chẳng những đã không ngần ngại vượt lên trên công pháp quốc tế mà còn thách thức luật pháp của nước chủ nhà. Vốn là người cầm quyền trong một đất nước nổi tiếng về sự chà đạp luật pháp nên lần này ông Trọng đã phá vỡ những nguyên tắc ngoại giao mà bất cứ quốc gia nào cũng phải tôn trọng. Còn bọn mật vụ tòa đại sứ dĩ nhiên cứ tưởng nước Đức không khác lãnh thổ Việt Nam, sẵn sàng làm theo lệnh tổng bí thư.

Ông Trọng dám làm như vậy cũng vì ông đặt quyền lợi của phe nhóm mình vượt lên trên quyền lợi quốc gia. Ai cũng biết con ruồi Trịnh Xuân Thanh chỉ là một mắt xích nhỏ của một nhóm lợi ích lớn, không phải là mục tiêu tối hậu của tấm lưới chống tham nhũng đang giương ra. Có thể ông Trọng coi Thanh như một bước khởi đầu lấy uy thế để sờ gáy người thực sự bỉ mặt ông trong Hội nghị Trung ương 6 khóa 11. Giờ đây là lúc ông cần triệt hạ vây cánh của kẻ thù trước, không chỉ một Trịnh Xuân Thanh.

Sau Đại hôi 12, ông Trọng vẫn cần củng cố phe cánh mình qua đó tạo một bộ mặt ổn định trước khi về vườn. Cho dù những gì đã diễn ra sẽ gây vô vàn bất lợi cho đất nước trong hai lĩnh vực ngoại giao và kinh tế nếu có sự trừng phạt trả đũa từ Đức, kể cả Châu Âu. Dưới mắt mọi người giờ đây Việt Nam thực sự trở thành một quốc gia khủng bố, không hơn không kém.

2. Trọng đã bắt Nguyễn Xuân Phúc khi qua Đức tham dự Hội nghị G20, phải yêu cầu Đức cho dẫn độ Trịnh Xuân Thanh. Đây là một đòi hỏi nằm ngoài luật pháp quốc tế nên ông Phúc chỉ làm trò cười cho chính quyền Đức và họ đã từ chối thẳng thừng. Hà Nội luôn rêu rao đã phối hợp với cơ quan INTERPOL truy nã Thanh trên toàn thế giới, nhưng cho tới nay theo sự theo dõi của nhiều người, trên trang web “những người bị truy nã” của tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế chưa có ai tên Trịnh Xuân Thanh. Sau khi bị từ chối, Nguyễn Phú Trọng rất tức tối và trong một quyết định sai lầm, ông ta đáp trả ngay bằng đòn bắt cóc Thanh từ ngày 23 mà mãi đến 31 tháng 7 mới cho công bố.

3. Ông Trọng đã chỉ đạo cấp dưới làm hai chuyện điên rồ, hậu quả là một viên chức cao cấp của sứ quán bị Đức trục xuất trong vòng 48 giờ. Dư luận trên mạng xã hội cũng lên án nhà cầm quyền Việt Nam hành xử rừng rú vì lâu nay trong nước công an mật vụ của chế độ đã quen tay khủng bố và bắt cóc. Nhưng thay vì im lặng tìm một phương cách giải quyết ổn thỏa thì Trọng lại cho công an dàn dựng ra màn “tự thú” trên truyền hình. Mục đích để khỏa lấp nội vụ trước làn sóng phản đối của dư luận Đức và ở ngay trong nước. Nhưng cái trò hề đó của công an cũng nhanh chóng bị Bộ Ngoại giao Đức vạch mặt.

Một chuyện điên rồ cuối cùng mà ông Trọng có thể phạm phải là để tránh đòn yêu cầu trả Thanh về lại nước Đức, công an sẽ ra tay giúp Thanh diễn màn “tự tử” để xóa sổ tất cả. Với bàn tay chuyên nghiệp của các đệ tử ông Tô Lâm, Trịnh Xuân Thanh từ Tự Thú chuyển sang Tự Tử là con đường rất ngắn và có vẻ êm thắm, chắc chắn sẽ làm tổng bí thư hài lòng.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.