CSVN sắp sửa đưa nhà tranh đấu nhân quyền Vi Đức Hồi ra tòa

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Việc xử án nhà đấu tranh nhân quyền Vi Đức Hồi đã được ấn định diễn ra vào ngày 26 Tháng 1 năm 2011 tại Lạng Sơn, với tội danh “tuyên truyền chống phá nhà nước Xã Hội Chủ Nghiã”. Ông Vi Đức Hồi là một nhà đấu tranh dân chủ và là thành viên của Khối 8406, một mạng lưới tranh đấu cho dân chủ của một số nhà tranh đấu nhân quyền và tổ chức, được ra đời vào năm 2006 với một bản Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ Cho Việt Nam. Vào năm 2009, Vi Đức Hồi được trao giải nhân quyền Hellman/ Hammett của tổ chức Human Rights Watch.

Vi Đức Hồi hiện đang bị giam chờ ngày xử với tội danh vi phạm Điều 88 của Luật Hình Sự. Ông bị bắt vào ngày 27/10/2010 và bị tạm giam 4 tháng. Trước khi bắt Ông, công an đã lục soát nhà Ông vào ngày 7/10/2010. Vào thời gian đó Ông đã bị bắt giữ và thẩm tra trong suốt một tuần lễ.

Vi Đức Hồi là một đảng viên Đảng Cộng Sản từ năm 1980 tới năm 2007 và đã giữ những chức vụ như Giám Đốc Trường Đảng tại Huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn; thành viên của Ủy Ban Thường Vụ Huyện Ủy; Chủ Tịch Ủy Ban Giáo Dục và Tuyên Truyền Huyện. Một ngày sau khi Ông đệ đơn từ chức vào ngày 1/5/2007, một cán bộ của Đảng đã ban hành nghị quyết số 388-QĐ/TƯ, theo đó Đảng “cần phải có biện pháp kỷ luật đối với đồng chí Vi Đức Hồi […] và khai trừ khỏi Đảng”. Trước đó Vi Đức Hồi đã bị bắt vào Tháng 4/2008 vì đã tham gia cuộc biểu tình chống Đuốc Thế Vận Hội Bắc Kinh tại Việt Nam. Vào ngày 12/6/2008, trong một buổi họp của Đảng Cộng Sản, Vi Đức Hồi đã bị công khai tố giác, kết tội và bị đe dọa đuổi ra khỏi tỉnh nhà. Vợ của Ông bị khai trừ khỏi Đảng vì đã “không có khả năng giáo dục chồng”. Kể từ khi gia nhập Khối 8406 Vi Đức Hồi đã bị cắt bỏ bảo hiểm y tế và tiền trợ cấp.

Front Line tin rằng tội danh gán ghép cho ông Vi Đức Hồi, cũng như việc sách nhiễu gia đình Ông, là hệ quả trực tiếp của việc làm ôn hòa và chính đáng của một người đấu tranh dân chủ và bảo vệ quyền làm người. Front Line nhận thấy đây là một phần của một chuỗi dài liên tục sách nhiễu những nhà tranh đấu bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam.

Front Line rất quan tâm về sự vẹn toàn thể chất và tinh thần của Vi Đức Hồi cũng như toàn thể những nhà đấu tranh nhân quyền tại Việt Nam khi họ bị giam giữ.

Front Line khẩn thiết yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam:

1. Hãy lập tức hủy bỏ mọi cáo buộc đối với Vi Đức Hồi, vì chúng tôi tin rằng những việc làm của Vi Đức Hồi để bảo vệ nhân quyền là hợp pháp và ôn hoà.

2. Hãy lấy mọi biện pháp cần thiết để bảo đảm sự vẹn toàn thể chất và tinh thần của Vi Đức Hồi, và bảo đảm là việc đối xử khi giam giữ Ông phù hợp với những tiêu chuẩn được quy định bởi Nghị Quyết 45/111 về Những Nguyên Tắc Căn Bản Về Việc Đối Xử Với Tù Nhân được Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc thông qua vào ngày 14/12/1990.

3. Hãy bảo đảm là trong mọi trường hợp các nhà tranh đấu cho nhân quyền tại Việt Nam có thể tiến hành những sinh hoạt nhân quyền hợp pháp mà không sợ bị trả thù, và không bị bất cứ giới hạn nào kể cả việc sách nhiễu bằng luật pháp.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Giới thạo tin cho rằng “lò” có thể sẽ đốt cả bà Trương Thị Mai (phải), thường trực Ban Bí thư kiêm trưởng Ban Tổ chức Trung ương đảng. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vỡ bình, đất nước sẽ ra sao?

Công cuộc đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng cho đến nay, chẳng những đã thất bại, đã không trị được cội rễ của tham nhũng mà còn vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ông ta. Rải rác đã có lời đồn đoán phen này không chừng chủ lò lại biến thành củi vì “trách nhiệm chính trị của người đứng đầu” khi hàng loạt đảng viên cao cấp – đảm nhiệm từ chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, phó thủ tướng, bộ trưởng, bí thư, chủ tịch tỉnh đến tướng tá quân đội và công an – bị cách chức, bị tống giam đến mức “đã đủ nhân sự lập một chính phủ trong tù!”

Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tình trạng của người bảo vệ nhân quyền. Ảnh: Srdefenders

Báo cáo viên đặc biệt LHQ: Hà Nội cần chấm dứt đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống

Hà Nội cần chấm dứt việc đàn áp một cách có hệ thống và sử dụng các điều luật bị cho “nguỵ tạo” để bắt giam các nhà hoạt đông bảo vệ nhân quyền.

Đây là khuyến nghị của một số các tổ chức nhân quyền quốc tế cùng với quan chức Liên Hiệp Quốc và dân biểu Thuỵ Sỹ lên tiếng nhân dịp Việt Nam tham dự phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) vào ngày 7/5/2024.

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.