Dân biểu Sanchez gửi thư cho Ngoại Trưởng Clinton về vấn đề nhân quyền VN

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Quốc Hội Hoa Kỳ
Hạ Nghị Viện
Washington DC 20515

Ngày 30 tháng 9 năm 2009

Kính gởi bà Hillary Rodham Clinton
Bộ Trưởng Ngoại Giao
Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ
2201 C Street, NW
Washington, DC 20520

Kính thưa Ngoại Trưởng Clinton:

Trong lúc Bà đang chuẩn bị cuộc họp với ông Phạm Gia Khiêm, Ngoại Trưởng Việt Nam, vào thứ năm, ngày 1/10/2009, tôi xin phép thúc giục bà hãy đề cập đến tình trạng suy đồi về nhân quyền tại Việt Nam với Ngoại Trưởng Khiêm.

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là một thành viên ký kết vào bản Công Ước Quốc Tế về Quyền Chính Trị và Dân Sự được Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc chấp nhận. Thế nhưng, nhà nước Việt Nam vẫn tiếp tục bắt bớ và giam cầm các công dân Việt Nam chỉ vì họ hành xử các quyền được bảo đảm trong Tuyên Ngôn LHQ. Theo báo cáo của Tổ Chức Quan Sát Nhân Quyền, nhà nước Việt Nam đã không tuân thủ 45 khuyến cáo của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc trong đợt Xét Duyệt Định Kỳ Toàn Cầu vừa qua, bao gồm cả các khuyến cáo bãi bỏ kiểm soát internet và dân báo (blogging) đối với giới truyền thông tư nhân, và chấp nhận để cho mỗi người dân tự do quảng bá về nhân quyền.

Tôi rất lấy làm khó chịu khi một quốc gia đang trắng trợn xem thường Tuyên Ngôn LHQ lại đóng vai Chủ Tịch Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc vào tháng Mười. Tôi thỉnh cầu Bà hãy mạnh mẽ thúc giục nhà nước Việt Nam phải thực thi các nghĩa vụ đối với LHQ và nhân dân của họ bằng cách duy trì các nguyên tắc căn bản của LHQ, đó là tôn trọng nhân quyền.

Vào ngày 27/9/2009, công an tại Việt Nam đã tấn công hơn 130 tu sinh và kéo họ ra khỏi Tu Viện Bát Nhã trước khi phá hủy nơi tu hành. Đây là hành động vi phạm trắng trợn quyền tự do tôn giáo của mỗi cá nhân. Cũng trong thời gian vừa qua, 8 nhà hoạt động có tên sau đây đã bị cầm tù và đang bị truy tố về tội “tuyên truyền chống lại nhà nước XHCN”, đó là các ông: Nguyễn Xuân Nghĩa (nhà văn), Ngô Quyền (sinh viên), Nguyễn Mạnh Sơn (cựu đảng viên Cộng Sản), Nguyễn Văn Tính (nhà bình luận), Nguyễn Văn Túc (nhà đấu tranh cho dân oan), Nguyễn Kim Nhàn (thợ điện), Vũ Hùng (nhà giáo), và Phạm Văn Trội (kỹ sư). Vào ngày 24/9/2009, thân nhân các nhà phản kháng này đã thỉnh cầu Liên Hiệp Quốc can thiệp trực tiếp và yêu cầu nhà nước Việt Nam phải tuân thủ các công ước nhân quyền LHQ, chấm dứt chính sách đàn áp các nhà bất đồng chính kiến, và trả các thân nhân của họ. Hiện tượng tiếp tục giam cầm các nhà tranh đấu ôn hòa là chỉ dấu đáng lo ngại cho thấy nhà nước Việt Nam không thực sự muốn bảo vệ nhân quyền hay thực thi các trách nhiệm của một thành viên Liên Hiệp Quốc.

Tôi xin mạnh mẽ thúc giục Bà lên tiếng không chỉ cho 8 người nêu trên mà còn cho mọi công dân Việt Nam đang bị tước đoạt các quyền tự do ngôn luận, tự do bày tỏ chính kiến, và tự do tôn giáo hết ngày này qua ngày khác. Hoa Kỳ phải đặt chính sách rõ ràng để nhà nước Việt Nam thấy rằng hành động tước đoạt các quyền của ngưòi dân là không thể chấp nhận được. Tôi rất cám ơn sự quan tâm của Bà đến vấn đề hệ trọng này.

Kính thư,
(Ký tên)
Loretta Sanchez
Dân Biểu Quốc Hội

Bản sao gởi đến:
Ngài Michael Michalak, Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quan khách niệm hương trước linh vị các Anh Hùng Đông Tiến trong buổi Lễ Tưởng niệm các Anh Hùng Đông Tiến do Cơ sở Việt Tân tại Pháp tổ chức hôm 15/09/2024 tại Paris, Pháp Quốc

Ngọn Lửa Đông Tiến Còn Thắp Sáng

Paris chưa vào thu, nhưng sáng nay lại se sắt cái rét ngọt của giao mùa. Trong căn phòng họp nhỏ của ngôi giáo đường, quan khách đã vào chỗ ngồi. Có khoảng một trăm người, nào là những cụ già tóc bạc phơ, tay mang gậy chống, nào là những khuôn mặt quen thuộc của những thân hữu đã đồng hành cùng Cơ sở Việt Tân Pháp trong suốt bốn thập niên qua.

Vị trí ba nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc gần biên giới Việt Nam. Nguồn: Hội Nhà văn Việt Nam

Không xây dựng nhà máy điện hạt nhân mà vẫn phải đối mặt với thảm họa điện hạt nhân

Không xây dựng nhà máy điện hạt nhân nhưng Việt Nam vẫn phải đối mặt với thảm hoạ điện hạt nhân. Thật nguy hiểm khi các nhà máy điện hạt nhân công suất lớn của Trung Quốc lại nằm sát biên giới Bắc Việt Nam, thuộc khu vực dân cư đông đúc nhất Việt Nam, và chỉ cách thủ đô Hà Nội chừng 300 km.

Việt Nam không thể không có bước chuẩn bị để cảnh báo phóng xa và đối phó với các trường hợp xấu.

'Kỳ tích' làng Nủ

‘Kỳ tích’ làng Nủ

Những ngày qua, tôi nghe nhiều đến từ “kỳ tích ở làng Nủ.” Ban đầu là 8 người trở về, sau đó là 3 người, và hôm nay là 18 người. Chúng ta hãy thử xem cái gì là kỳ tích ở đây nhé.

Tang thương ngay khi cơn bão Yagi đi qua. Trong hình là những chiếc quan tài xếp chồng lên nhau dành cho các nạn nhân của trận lũ quét xảy ra hôm 10/09/2024 ở thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, đã vùi lấp toàn bộ 37 gia đình với 158 người đang sinh sống. Ảnh: STR/AFP via Getty Images

Khi bão lũ đi qua!

Cơn bão đi qua không chỉ gây chết chóc mà còn làm lộ ra bao nhiêu chuyện đau lòng trong một xã hội nhiễu nhương và giả trá. Bão lũ là thiên tai nhưng ở đây những tổn thất nhân mạng và tài sản có phần lớn là do nhân tai, do cách tổ chức và điều hành xã hội vô trách nhiệm của nhà cầm quyền.