Facebook trả lời Thư ngỏ của giới Xã Hội Dân Sự Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 11 tháng Tư, 2018

Thân gửi Cô Nguyễn,

Chúng tôi cám ơn lá thư của cô. Ông Mark hiện thời đang ở Washington, nhưng có nhận lá thư này và nhờ tôi trả lời ngay.

Chúng tôi cam kết bảo vệ quyền hạn của người dùng Facebook tại Việt Nam, và cung cấp một nơi để người dùng có thể biểu đạt một cách tự do và an toàn.

Tiêu Chuẩn Cộng Đồng của chúng tôi đề ra những điều gì được và không được chấp nhận trên Facebook, nhằm khuyến khích việc biểu đạt và tạo ra một cộng đồng an toàn trên Facebook. Chúng tôi sẽ tháo gỡ những nội dung nào vi phạm các tiêu chuẩn này khi được thông báo.

Cũng có những lúc chúng tôi phải tháo gỡ hay chận không cho truy cập nội dung vì nó vi phạm luật pháp của một quốc gia nào đó, mặc dầu nội dung đó không vi phạm Tiêu Chuẩn Cộng Đồng của chúng tôi. Chúng tôi có một thủ tục xử lý đã quy định rõ, không có gì khác biệt cho Việt Nam so với trên thế giới. Tất cả yêu cầu tháo gỡ mà chúng tôi nhận được đều được xem xét có phù hợp pháp lý hay không. Chúng tôi yêu cầu giới chức nhà nước cung cấp lý do chi tiết dựa trên nền tảng pháp lý và dữ kiện, và chúng tôi không đồng ý nếu xét thấy không đủ lý do pháp lý hoặc yêu cầu quá bao quát hay mơ hồ. Chúng tôi có tường trình số lượng nội dung bị chận vì vi phạm luật pháp địa phương trong bản Báo Cáo Minh Bạch của chúng tôi.

Chúng tôi đang xem xét lý do tại sao mà những người ký tên trong thư ngỏ đã từng bị tháo gỡ nội dung và/hoặc tài khoản bị chận. Vào thời điểm này, chúng tôi xác nhận là chúng tôi chưa có biện pháp nào đối với các tài khoản này theo yêu cầu của chính quyền.

Chúng tôi muốn tiếp tục làm việc với các tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam và trên thế giới để bảo vệ cộng đồng của chúng ta không bị chính quyền can thiệp không cần thiết hoặc quá mức.

Thân kính,

Helena Lersch
Giám Đốc Chính Sách của Facebook
Helena Lersch

***

April 11, 2018

Dear Ms. Nguyen,

Thank you for your letter. Mark is currently in Washington, but received your letter and asked that I respond as quickly as possible.

We are committed to protecting the rights of people using Facebook in Vietnam, and to providing a place where people can express themselves freely and safely.

Our Community Standards, which outline what is and isn’t allowed on Facebook, seek to encourage expression and create a safe community on the platform. We will remove content that violates these standards when we’re made aware of it.

There are also times when we may have to remove or restrict access to content because it violates a law in a particular country, even though it doesn’t violate our Community Standards. We have a well-established process for this, which is no different in Vietnam to the rest of the world. Every request we receive is checked for legal sufficiency. We require officials to provide a detailed description of the legal and factual basis for their request, and we push back when we find legal deficiencies or overly broad or vague requests. We report the number of pieces of content we restrict for contravening local law in our Transparency Report.

We are looking into why the signatories of the letter may have experienced content and/or account restrictions. At this stage, we can confirm that we haven’t taken any action on their accounts at the request of the government.

We want to continue to work with civil society groups in Vietnam and around the world to protect our community from unnecessary or overreaching government intervention.

Kind regards,

Helena Lersch
Facebook Policy Manager
Helena Lersch
Public Policy Manager, Asia Pacific

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.