Hải quân Việt Nam đã học được những gì?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trân Văn, phóng viên FRA 2009-12-17

Tuần trước, Trung Quốc đã đuổi bắt ba tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam, khi họ đang đánh bắt cá ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam. Sau đó, phía Trung Quốc đã tịch thu toàn bộ ngư cụ và hai con tàu, rồi dồn 43 ngư dân lên con tàu thứ ba, đuổi ra biển…

Tuần này, Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi công hàm, yêu cầu Trung Quốc trả lại hai tàu đánh cá, toàn bộ ngư cụ, cũng như tài sản cá nhân mà phía Trung Quốc đã cưỡng đoạt của ngư dân Việt Nam. Đồng thời đòi Trung Quốc chấm dứt ngay hành động bắt giữ ngư dân Việt Nam trên biển Đông.

Đây chỉ là một sự kiện trong chuỗi sự kiện liên quan đến chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông. Chuỗi sự kiện đó còn có gì khác đáng quan tâm? Mời quý vị nghe Trân Văn tổng hợp và tường trình…

Không có gì quý hơn tình hữu nghị

Bà Nguyễn Phương Nga, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam vừa lên tiếng xác định, việc Trung Quốc săn đuổi, bắt giữ tàu đánh cá, cưỡng đoạt ngư cụ, tài sản của ngư dân Việt Nam, khi họ đang hành nghề trên biển Đông hồi tuần trước là hành động sai trái, xâm phạm chủ quyền Việt Nam, ngược với tinh thần hữu nghị, gây phương hại đến cuộc sống và tài sản của ngư dân Việt Nam.

Hình như đây là lần đầu tiên, chính quyền Việt Nam chính thức bày tỏ “sự quan ngại trước việc Trung Quốc nhiều lần bắt giữ tàu và người đánh cá Việt Nam đang hoạt động một cách bình thường trên vùng đảo và vùng biển thuộc hải phận Việt Nam”.

Trước đây, dẫu cho chuyện Trung Quốc bắt giữ, cưỡng đoạt ngư cụ, tài sản cá nhân, tịch thu tàu, đánh đập, thậm chí giam giữ ngư dân, buộc thân nhân họ nộp tiền chuộc,… xảy ra thường xuyên, song chính quyền Việt Nam phản ứng khá nhẹ nhàng, ôn hoà, đôi lúc còn khiến nhiều người cảm thấy khó hiểu.

Chẳng hạn, theo báo điện tử VietNamNet, chỉ trong sáu tháng đầu năm nay, riêng huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã có sáu tàu đánh cá bị phía Trung Quốc bắt giữ cả tàu lẫn người. Khoan tính các yếu tố như thiện chí, sự tôn trọng, cũng như khoan tính tổng thiệt hại về tài sản mà Trung Quốc đã gây ra cho ngư dân Việt Nam, chỉ riêng số tiền mà phía Trung Quốc đòi gia đình của các ngư dân phải nộp để chuộc những thân nhân bị Trung Quốc tạm giam, thì khoản này đã vượt quá một tỷ đồng.

Tuy điều đó đã đẩy nhiều gia đình đến chỗ sạt nghiệp song trong bối cảnh như thế, hồi giữa tháng 9, trả lời Đài phát thanh Quốc tế của Trung Quốc, ông Đoàn Xuân Hưng, Thứ trưởng Ngoại giao của Việt Nam vẫn tuyên bố, quan hệ giữa Việt Nam – Trung Quốc đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất trong lịch sử quan hệ Việt Trung!

Cuối tháng 9, dư luận lại tiếp tục xôn xao trước sự kiện 17 chiếc tàu đánh cá của ngư dân Quảng Ngãi bị lực lượng vũ trang Trung Quốc ngăn cản, không cho tạt vào quần đảo Hoàng Sa tránh bão số 9, rồi sau khi được tạm trú, họ bị lực lượng vũ trang của Trung Quốc đánh đập, tài sản phần thì bị hủy hoại, phần khác bị cướp,… Và vài ngày sau, nhân dịp 60 năm Quốc khách Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, người ta thấy lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam gửi “Điện mừng” lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ Trung Quốc.

Điện mừng có đoạn viết thế này: Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân Việt Nam hết sức quý trọng và luôn luôn mong muốn phát triển hơn nữa quan hệ hợp tác hữu nghị với Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc anh em, sẽ làm hết sức mình cùng với phía Trung Quốc không ngừng vun đắp cho nhân dân hai nước Việt – Trung đời đời hữu nghị với nhau, đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước ngày càng phát triển vì sự phồn vinh của mỗi nước, vì lợi ích của nhân dân hai nước cũng như vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới.

Cần Trung Quốc “tạo điều kiện” để “thực thi nhiệm vụ”?

Mới đây, hôm 4 tháng 12, tờ Quân đội nhân dân Việt Nam loan báo, từ sáng 2 tháng 12 đến trưa ngày 3 tháng 12, hai chiến hạm mang số hiệu 755 và 756 của Hải quân Trung Quốc đã cùng hai chiến hạm mang số hiệu 261 và 263 của Việt Nam, tuần tra 500 hải lý trên biển Đông.

Tờ Quân đội nhân dân đã dẫn nguyên văn ý kiến của một đại uý tên Hoàng Văn Minh, hạm trưởng chiến hạm 623, thuộc Hải quân Việt Nam, kể về đợt tuần tra chung: Trong đợt tuần tra chung này, phía Hải quân Trung Quốc đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để Hải quân Việt Nam thực thi nhiệm vụ.

Tờ báo này còn dẫn thêm một nhận xét khác của đại uý Minh: Đây cũng là dịp để hai bên học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, góp phần giữ vững bình yên trên tuyến biển, tạo điều kiện cho ngư dân hai nước làm ăn hợp pháp cũng như giải quyết kịp thời, giúp đỡ lẫn nhau mỗi khi gặp bão lũ hoặc gặp sự cố trên biển.

Sau đợt tuần tra vừa kể, hai chiến hạm của hải quân Trung Quốc đã ghé cảng Hải Phòng để “thăm và làm việc với bộ đội Hải quân Việt Nam”. Tờ Quân đội nhân dân cho biết, đại diện hai chiến hạm của Hải quân Trung Quốc còn đi “chào xã giao UBND thành phố Hải Phòng, Bộ Tư lệnh Quân khu 3, Bộ Tư lệnh Hải quân, thi đấu các môn thể thao, giao lưu văn nghệ…”

Sau khi tường thuật về sự kiện Hải quân Trung Quốc phối hợp với Hải quân Việt Nam cùng tuần tra trên biển Đông và ghé thăm Hải Phòng, tờ Quân đội nhân dân – cơ quan ngôn luận của Đảng ủy Quân sự Trung ương và Bộ Quốc phòng Việt Nam nhận xét: Tuy chỉ là đợt giao lưu học hỏi kinh nghiệm nhưng đã để lại nhiều tình cảm lưu luyến giữa lực lượng hải quân hai nước trong việc hợp tác tuần tra chung trên biển, giữ vững sự bình yên trên tuyến biển đảo hai nước.

Không bảo vệ đồng bào vì “tình cảm lưu luyến”?

Theo tờ Quân đội nhân dân, đoàn hải quân Trung Quốc lên tàu về nước vào ngày 7 tháng 12.

Ngay tối hôm đó, tàu Ngư chính của Trung Quốc bắt đầu một đợt rượt bắt tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam trên biển Đông. Đợt rượt bắt này kéo dài từ tối ngày 7 sang ngày 8 tháng 12. Ba tàu đánh cá và 43 ngư dân Việt Nam đã bị bắt giữ ngay trên vùng biển thuộc chủ quyền của xứ sở mình.

Đây là một đoạn trong cuộc đối thoại giữa phóng viên Việt Hà của Đài Á Châu Tự do với ông Dương Lúc, thuyền trưởng tàu đánh cá mang số hiệu QNg 96024 TS – con tàu đầu tiên bị bắt trong đợt săn đuổi mới nhất, diễn ra vào tối 7 tháng 12, sau khi đoàn hải quân Trung Quốc đã lên tàu về nước của họ:

Việt Hà: Hôm bị bắt anh có nhìn thấy tàu hải quân Việt Nam không?

Ông Dương Lúa: Không! Không!

Việt Hà: Lúc chạy anh có điện về không?

Ông Dương Lúa: Không! Chạy thì mình lo xếp đồ mình cất hết rồi. Mình sợ người ta lấy đồ…

Việt Hà: Từ ngày anh đánh cá trên biển đến giờ, có bao giờ anh nhìn thấy tàu kiểm ngư Việt Nam, tàu hải quân Việt Nam hoặc là bất kỳ gì khác đi kiểm tra, bảo vệ cho ngư dân Việt Nam chưa ạ?

Ông Dương Lúa: Chưa!

Với thực tế như nhiều người đã biết, cần phải có thêm bao nhiêu cuộc tuần tra chung thì Hải quân Trung Quốc mới “tạo mọi điều kiện tốt nhất để Hải quân Việt Nam thực thi nhiệm vụ” của họ thường xuyên trên biển Đông, như đại uý Hoàng Văn Minh kể với tờ Quân đội nhân dân?

Và có phải “tình cảm lưu luyến” từ những cuộc “giao lưu học hỏi kinh nghiệm” như đợt tuần tra chung mà tờ Quân đội nhân dân mô tả, nên Hải quân Việt Nam chưa thể “giữ vững sự bình yên trên tuyến biển đảo hai nước”?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.