Khi Bộ 4T muốn tăng cường quan hệ với báo chí

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đối với nhà nước cộng sản, báo chí phải là báo chí cách mạng để phân biệt với loại báo chí mà đảng miệt thị sát ván là báo chí tiểu tư sản, nọc độc văn hóa đồi trụy của chủ nghĩa tư bản.

Vì thế hàng năm đảng dành riêng ngày 21 Tháng Sáu để vinh danh sự đóng góp của nền báo chí con đẻ này vào sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa. Năm nay, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn làm một điều khá lạ, đó là tự đến thăm nom và chúc tụng 4 cơ quan báo đài bề thế nhất của đảng là Đài truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và dĩ nhiên không thể nào thiếu báo Nhân Dân, con vẹt của đảng.

Tuy thừa hưởng một nền báo chí gọi là cách mạng, nhưng trong cơn lốc kinh tế thị trường, Bộ trưởng Bộ 4T không mấy hài lòng cái gọi là tư chất của báo chí cách mạng.

JPEG - 118.1 kb
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn đến thăm Báo Nhân Dân nhân kỷ niệm 92 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21-06-2017. Ảnh: Infonet

Hơn 800 tờ báo do ông ta cai quản lâu nay một số không nhỏ đã lần lượt xa rời đường lối o ép của tuyên giáo, chạy theo đồng tiền để nuôi thân bằng mọi giá. Sự tự ý tháo củi xổ lồng này buộc bộ 4T nhiều lần phải ra tay trừng trị làm gương, cho dù không ngăn chận được những hiện tượng mà bộ cho là “tiêu cực”. Chẳng hạn tịch thu thẻ hành nghề, thậm chí bỏ tù những nhà báo dám khai thác và đưa ra ánh sáng bộ mặt tham nhũng của cán bộ đảng viên. Do đó cuộc viếng thăm của ông Bộ trưởng lần này cũng là một dịp để nhấn mạnh sự chỉ huy của đảng ẩn chứa dưới tiêu đề của bài báo “Tăng cường quan hệ giữa Bộ 4T với báo chí.”

Là một ông chủ lớn, một Tổng biên tập duy nhất và nắm toàn quyền sinh sát, Bộ 4T còn muốn gì nơi báo chí cách mạng thời nay? Ý nghĩa của bài báo không có gì khác hơn là chỉ giáo những Tổng biên tập nho nhỏ của các tờ báo đảng trên cả nước phải tăng cường giám sát các anh nhà báo đang chạy linh tinh trong một xã hội ngày càng hỗn loạn. Phải chăng vì chạy bậy kiếm ăn mà năm ngoái cũng vào dịp này, một nhà báo là đại tá công an đã ví von “làm nhà báo phải như con chó ấy…”. Dĩ nhiên đây là ông Nguyễn Như Phong muốn chỉ thẳng thân phận các nhà báo Việt Nam trong đó có ông ta.

Sự kêu gọi tăng cường giám sát của Bộ trưởng Trương Minh Tuấn thể hiện 3 mối nguy mà đảng CSVN đã nhìn thấy.

Thứ nhất, ngày nay đảng đang mất dần khả năng kiểm soát lũ nhà báo xưa nay vốn ngoan ngoãn trong tay mình. Có thể nói báo chí cách mạng ngày nay đã “tự diễn biến” theo chiều hướng càng ngày càng tách rời khỏi sự chỉ đạo của đảng. Với chiếc vỏ bọc của các cơ quan trong ngoài đảng, một số tờ báo đã xã hội hóa, sống bằng hình thức kinh doanh của báo chí tư nhân trá hình. Thoát ra khỏi cơ chế bao cấp, tức có thể thoát được cây gậy chỉ huy của tuyên giáo và công an hàng chục năm nay vốn đã nắm sinh mạng người viết báo trong bất cứ trường hợp nào. Tuy tự do báo chí còn thật xa vời nhưng những trăn trở trong vòng vây của độc tài tư tưởng đang hình thành không gì ngăn cản nổi. Do đó Bộ 4T đòi tăng cường quan hệ với báo chí chính là để nắm lại sợi dây cương cho chặt, giữ cho con ngựa chạy đúng theo con đường một chiều đảng đã vạch ra.

Thứ hai, trong thâm tâm các nhà báo, ngày nay họ coi Bộ 4T như loại hủi cần tránh càng xa càng tốt. Vì bản chất báo chí là hướng tới tự do ngôn luận, không thể nào là thứ báo chí an phận trong chiếc lồng son đầy những ràng buộc độc đoán. Ông Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cũng thừa biết như vậy nên thỉnh thoảng phải ra roi răn đe, để báo chí phải biết ơn sự chỉ đạo quý báu hàng ngày của bộ. Điều hết sức khôi hài là mặc dù nhà báo không ưa thích gì những chỉ đạo đó, nhưng các tổng biên tập con cũng giả vờ làm cho “Bộ chủ quản” hài lòng bằng cách khúm núm khẳng định, trong sự phát triển của cơ quan mình “luôn luôn có sự giúp đỡ quan trọng của Bộ Thông Tin&Truyền Thông”.

Thứ ba, trong tình trạng báo chí một chiều như hiện nay, cộng với sự phát triển đa dạng của mạng xã hội, các báo đang thực sự mất dần độc giả, dù sinh hoạt trong một cơ chế độc quyền không có sự cạnh tranh. Chỉ riêng báo Nhân Dân vẫn giữ vững thế đứng của mình là tờ báo in ra không cần bán, không cần người đọc, độc giả báo giấy hầu hết đã chuyển qua đọc các trang mạng online hay facebook. Đó là nơi lượng thông tin dồi dào về số lượng và phẩm chất, những tin tức mà chế độ che giấu hay ngăn chận. Ngày nay có thể nói người dân trong nước tin vào báo lề dân hơn báo lề đảng, khiến báo chí cách mạng vốn chỉ theo đuôi nhà nước lâm vào cảnh bị dè bỉu tẩy chay. Dù ông Tuấn có cố gắng kêu gọi “phát huy truyền thống” nhưng não trạng cứ loay hoay trong bức màn ta – bạn – thù của báo chí thời súng đạn, cuối cùng cũng không biết cái truyền thống ấy là gì, nằm đâu, do đó cũng không biết “phát huy” như thế nào.

Tóm lại, Bộ trưởng Bộ 4T đã phải xuống nước đến tận các cơ quan báo chí đầu đàn để bắt tay mở rộng quan hệ thay vì kêu lên chỉ thị này nọ như trong quá khứ. Điều này cho thấy là đảng CSVN đang mất dần khả năng kiểm soát báo chí và khống chế thông tin như đã từng làm.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.