Không thể có hòa giải khi cái ác còn ngự trị

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đầu năm 2017, người đứng đầu hội Nhà Văn của đảng cộng sản Việt Nam đánh tiếng mời gọi các nhà văn người Việt ở nước ngoài về nước mở hội hòa giải, hòa hợp dân tộc vào ngày giỗ Vua Hùng, ngày giỗ thiêng liêng của nước, mồng mười tháng ba lịch ta. Lời mời đó chủ yếu hướng tới những nhà văn đứng ở bên kia trận tuyến trong cuộc chiến tranh Nam – Bắc đẫm máu vừa qua. Lời mời vu vơ rơi tõm vào im lặng.

Không nản chí, người đứng đầu hội Nhà Văn của đảng liền tính lại cách làm cụ thể, thiết thực hơn và chỉ hai tháng sau liền triển khai một chiêu mới: Chi tiền đưa một dư luận viên văn chương sang tận Mỹ tìm gặp bằng được nhà văn tay bút, tay súng trên mặt trận chống cộng. Gặp để mở đường làm quen. Như một cuộc hòa giải cá nhân. Như lễ chạm ngõ trong hôn nhân. Tạo cớ cho người đứng đầu hội Nhà Văn của đảng viết thư mời đích danh nhà văn đó về nước tham dự “Cuộc gặp mặt của Hội Nhà văn Việt Nam với các nhà văn Việt Nam đang sống và làm việc tại nước ngoài. . . . Với ý nghĩa cao cả, góp phần làm giàu các giá trị truyền thống của dân tộc, xứng đáng để chúng ta vượt qua mọi xa cách và trở ngại, cùng ngồi lại với nhau trong tình đồng nghiệp.”

Cuộc gặp “làm giàu các giá trị truyền thống của dân tộc” chỉ là cách nói văn vẻ, hoa mĩ và sáo rỗng, cách nói né tránh, lừa mị, giấu ý đồ thực vốn là thuộc tính của những người cộng sản. Cuộc gặp của các nhà văn cộng sản và các nhà văn không chấp nhận cộng sản thực chất chỉ để tìm thêm một hướng thoát cho nhà nước cộng sản bị tham nhũng và dốt nát phá nát nền kinh tế, đang trống rỗng túi tiền, đang cạn kiệt nguồn thu và đang thân cô thế cô. Nhà nước của nhóm vua tập thể, của những lãnh chúa cộng sản đã trở thành nhà nước Chúa Chổm, nợ ngập đầu, nợ khắp thế giới. Làm ăn không hiệu quả, đồng vốn vay như ném vào thùng không đáy. Các chủ nợ đều cạch mặt, không ai cho vay nữa. Chỉ còn biết nghiêng ngó nhòm vào túi dân, trông chờ nguồn lực trong dân. Bỗng nhận ra nguồn lực to lớn trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài mà cộng đồng người Việt ở Mỹ là lớn nhất nhưng cũng là cộng đồng chống đối nhà nước cộng sản Việt Nam quyết liệt nhất. Muốn đến với nguồn lực to lớn của cộng đông người Việt xa nước thì phải giấu bộ mặt nhà nước cộng sản, phải mượn bộ mặt văn hóa, phải tìm sự bao dung, độ lượng, sự dung hòa, nhân văn của văn hóa. Và hội nhà văn của đảng được lệnh tìm đến các nhà văn người Việt sống ở Mỹ.

Nhưng dù là cuộc gặp của các nhà văn của hai phía cũng là cuộc gặp của kẻ ở phía cái ác và người chống lại cái ác, nạn nhân của cái ác. Nếu gặp để làm lành, gặp để hòa giải và phục thiện thì dù là cuộc gặp của cái ác với nạn nhân của cái ác cũng đáng gặp và cần gặp.

Nhưng có phải gặp để làm lành, để hòa giải, để cái ác phục thiện?

Đảng cộng sản cầm quyền đã gây quá nhiều tội ác với người dân của mình. Gây tội ác với những tế bào làm nên cơ thể đảng. Gây tội ác với những người dân nuôi dưỡng, che chở đảng từ khi còn trứng nước, những người dân làm nên sức mạnh của đảng, những người dân đã không tiếc của cải, công lao, trí tuệ và cả máu đưa đảng vượt qua mọi khó khăn, nguy nan, giúp đảng giữ được chính quyền, làm chủ giang sơn đất nước.

Những tội ác đảng cộng sản gây ra cho tất cả các tầng lớp nhân dân, từ những công thần cộng sản đến người nông dân, từ trí thức, văn nghệ sĩ đến nhà tư sản dân tộc. Những tội ác Cải cách ruộng đất, Xét lại, Nhân Văn Giai Phẩm, tiêu diệt, xóa sổ đội ngũ những nhà tư sản dân tộc và cướp đoạt, hủy hoại nền công nghiệp tư bản non trẻ và đầy tiềm năng là những món nợ lịch sử của đảng cộng sản cầm quyền với dân tộc Việt Nam. Nhưng đảng cộng sản cầm quyền vẫn đang vô cảm, thờ ơ lảng tránh món nợ lịch sử đó, như không hề có món nợ máu đó.

Chưa hòa giải được với người dân trong nước. Không đủ lòng dũng cảm nhìn nhận tội ác đã gây ra cho người dân, cho đất nước trong quá khứ. Không những không đủ lòng chân thành để tạ tội, để hòa giải với nhân dân về những tội ác đã gây ra mà nhà nước cộng sản Việt Nam vẫn đang gây hấn, vẫn đang gây thêm tội ác mới với người dân trong nước.

Coi lương tri và khí phách nhân dân là thế lực thù địch, nhà nước cộng sản Việt Nam vẫn đang dành quá nhiều tiền thuế mồ hôi nước mắt của dân, dồn vốn liếng còm cõi của nước để dựng lên và chăm bẵm một bộ máy công cụ khổng lồ, tối tân và dùng sức mạnh bạo lực khổng lồ đó chống lại nhân dân, tước đoạt tự do, dân chủ của người dân, tước đoạt những giá trị làm người của người dân.

Nhà nước cộng sản Việt Nam vẫn đang tồn tại bằng cái ác, ứng xử với dân bằng cái ác. Một người mẹ đơn thân nuôi hai con nhỏ chỉ làm những việc hợp pháp của lương tri con người và trách nhiệm công dân như: Thét lên tiếng thét lên án Đại Hán cướp biển đảo Việt Nam. Thét lên tiếng thét đòi tống cổ Formosa giết chết biển Việt Nam. Tiếng thét của lòng dân đòi quyền sống cho con người và đòi sự sống cho đất nước Việt Nam. Làm hồ sơ thống kê hàng trăm cái chết oan khiên, chết tức tưởi của người dân lương thiện dưới bàn tay công an, công cụ bạo lực của đảng. Một việc làm bình thường, hợp pháp và cần thiết để cảnh tỉnh những cái ác đang âm thầm diễn ra hàng ngày, đang dồn dập diễn ra khắp nơi trên đất nước Việt Nam đau thương. Những việc làm chính đáng và hợp pháp của người mẹ đơn côi đó đã bị nhà nước cộng sản vu cho là tội và tuyên bản án 10 năm tù. Đó là cái ác man rợ của một nhà nước tồn tại bằng tiền thuế của dân nhưng đang lạnh lùng, mê muội và quyết liệt chống lại nhân dân, chống lại lẽ phải, chống lại đạo lí.

Cái ác man rợ đó đã liên tục diễn ra và đang tiếp diễn nối dài theo năm tháng với những bản án phi pháp, bất lương đối với Trần Huỳnh Duy Thức, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Cương, Bùi Thị Minh Hằng, Trần Thị Thúy Nga, Nguyễn Văn Oai . . . Những bản án man rợ nhằm giết chết lương tri và khí phách con người Việt Nam, biến người dân Việt Nam thành bầy cừu cam phận nô lệ, cam chịu sự chăn dắt của bạo lực cộng sản.

Với những nhà văn ở trong nước, những người đã mang cả năm tháng tuổi trẻ chiến đấu hi sinh trong đội ngũ những người cộng sản, làm lên chiến thắng cho những người cộng sản, nay tỏ thái độ không chấp nhận cộng sản bằng việc li khai khỏi hội Nhà Văn của đảng cộng sản, lập Văn Đoàn Độc Lập để giành lại quyền độc lập tư duy và sáng tạo, để thực sự làm thiên chức nhà văn là thức tỉnh lương tri, đánh thức tính người, hướng con người tới cái đẹp và vun đắp đạo đức xã hội chứ không chịu cam phận làm công cụ cho quyền lực chính trị nữa. Lập tức bạo lực của nhà nước cộng sản, cái ác cộng sản liền xuất hiện, tước đoạt tự do, tước đoạt quyền con người của họ. Những lần Văn Đoàn Độc Lập làm lễ kỉ niệm ngày khai sinh và trao giải thưởng Văn Việt, nhiều thành viên Văn Đoàn Độc Lập bị an ninh nhà nước cộng sản bủa vây bịt bùng, không cho nhà văn ra khỏi nhà, không thể tham dự một sinh hoạt quan trọng của Văn Đoàn Độc Lập. Cuộc họp mặt của Văn Đoàn Độc Lập cũng bị an ninh nhà nước cộng sản phá bằng cách ép chủ phòng họp hủy hợp đồng, không cho Văn Đoàn Độc Lập thuê phòng họp.

Có được quyền lực và giữ được quyền lực bằng lừa dối và bạo lực. Cai trị bằng lừa dối và bạo lực. Ứng xử với dân bằng cái ác. Đảng cộng sản cầm quyền đã gây tội ác chồng chất với người dân. Không dám nhìn nhận những tội ác tày trời đó để hòa giải với nhân dân và vẫn đang dấn sâu vào những tội ác mới chống lại nhân dân. Đảng cộng sản cầm quyền chưa hòa giải được với người dân trong nước đang đóng thuế nuôi nấng đảng làm sao đảng cộng sản có thể hòa giải được với người dân phải bỏ nước ra đi chạy trốn cái ác cộng sản!

Nguồn: FB Phạm Đình Trọng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.