Mời góp ý kiến, rồi bịt mồm mọi người, bịt tai mình, thế là kính trọng, dân chủ ư?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Bộ chính trị đảng CS Việt Nam vừa trịnh trọng ra lời kêu gọi toàn dân góp ý vào 3 văn kiện dự thảo sẽ trình Đại hội XI. Ba văn kiện này được công bố từ ngày 15-9-2010, gồm Dự thảo Cương lĩnh thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Bản báo cáo chính trị và Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2010 – 2020. Cuộc góp ý sẽ thực hiện từ 15-9 đến 31-10-2010.

Đi cùng lời kêu gọi là Bản hướng dẫn ngày 10-9-2010 của Ban tuyên giáo trung ương đảng, hướng dẫn ngành thông tin báo chí về việc đưa tin toàn dân góp ý kiến, có đoạn nguyên văn như sau:

– «Không đăng và phát trên các phương tiện thông tin đại chúng những ý kiến phản bác chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, về học thuyết Mác–Lênin, về tư tưởng Hồ Chí Minh, về vai trò lãnh đạo của Đảng, những vấn đề cần giữ bí mật về quốc phòng, an ninh đối ngoại, những ý kiến đả kích cá nhân hoặc tổ chức đảng, cơ quan nhà nước».

Thật là lịch sự! Thật là tử tế!

Thế nghĩa là một mặt Bộ chính trị ra lời trịnh trọng mời góp ý kiến, nhưng lại cho cơ quan tuyên huấn dưới quyền mình rào đón, ngăn chặn trước, giao hẹn cho toàn dân không được tỏ ý phản đối, bác bỏ, phê phán những gì thuộc về chủ trương, đường lối, quan điểm của đảng, về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, về tư tưởng Hồ Chí Minh, về vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản…

Vì sao vậy? Gần đây, ngày càng có những ý kiến của các nhân sỹ lão thành, các đảng viên có 50 năm, 40, 30 năm tuổi đảng, nhiều tướng lĩnh, sỹ quan cao cấp, cả cựu ủy viên Bộ chính trị, cựu ủy viên Ban bí thư trung ương, cựu ủy viên Ban chấp hành trung ương đảng, đưa ra hàng loạt ý kiến, trúng phắp vào những điều cấm kỵ trên đây.

Đó là yêu cầu từ bỏ khái niệm chủ nghĩa Mác–Lênin, từ bỏ khái niệm chủ nghĩa xã hội (kiểu Mác–Lênin), từ bỏ ý tưởng nền dân chủ – độc đảng, yêu cầu thay chủ nghĩa Mác–Lênin bằng chủ nghĩa dân tộc, thay danh xưng Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam bằng danh xưng Nước Việt Nam, hay Nước Dân chủ Cộng hòa Việt Nam; đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Lao động Việt Nam, hay Đảng Dân chủ Nhân dân, hay Đảng Dân tộc, hay Đảng Xã hội – Dân chủ Việt Nam… với những lý lẽ và lập luận chặt chẽ, xác đáng.

Hàng loạt chủ trưởng lớn cũng được góp ý rất chân thành, như từ bỏ định hướng xã hội chủ nghĩa vì khái niệm này còn rất mơ hồ, không cụ thể, không nên coi sở hữu quốc doanh là chủ đạo vì các tập đoàn kinh tế quốc doanh phần lớn làm ăn thua lỗ, còn phá sản, do được quá o bế, nuông chiều, tha hồ vay mượn ngân hàng nhà nước, trong khi kinh tế cá thể vừa và nhỏ của tư nhân bị phân biệt đối xử, rẻ rúng, chèn ép; như yêu cầu trao trả hẳn quyền sở hữu ruộng đất cho các hộ nông dân thực sự làm ruộng; hoặc như yêu cầu từ bỏ chế độ độc quyền cai trị của một đảng duy nhất, vì chế độ độc đảng không có kiểm soát, không có cân bằng, không có lựa chọn, thay thế, một mình một chiếu không thể có nền pháp trị nghiêm minh, không thể có dân chủ thật sự, không thể chống tham nhũng cửa quyền có hiệu quả.

Lại còn những chủ trương đã rõ ràng là sai lầm tệ hại như chủ trương «mời» ông bạn «vàng» của họ vào Tây Nguyên khai thác bauxite, vào đánh cá chung trong Vịnh Bắc Bộ, vào trồng rừng dọc biên giới; rồi chủ trương xây dựng khu kinh tế lọc dầu Dung Quật, lại còn chủ trương huênh hoang phát triển Vinashin thành ngành đóng tầu viễn dương mũi nhọn danh tiếng nhất châu Á (!)…; rồi chủ trương che dấu cả trung ương đảng và Đại hội X Bản báo cáo liên ngành tuyệt mật về Vụ án siêu nghiêm trọng Tổng Cục II, mà yêu cầu trong đảng phải đưa ra rõ ràng công khai trong dịp này, ngay trong Đại hội XI, họ sẽ ăn nói sao đây? Lờ đi mãi được à? Bịt mồm hàng triệu đảng viên được à?

Có thể nói những góp ý quan trọng nhất, then chốt nhất, có tác dụng từ bỏ sai lầm, đưa đất nước vào con đường đúng đắn, nhằm phát triển đất nước vững bền, xây dựng xã hội tiến bộ, bình đẳng, văn minh… là đều liên quan đến chủ trương, đường lối, quan điểm của đảng.

Không phải ngẫu nhiên mà có đảng viên hơn 30 năm tuổi đảng yêu cầu từ bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin tệ hại, nếu không sẽ đốt thẻ đảng viên trước đông đảo thanh niên nhằm cảnh tỉnh những thế lực bảo thủ lạc hậu tàn phá đất nước.

Đã có nhiều trí thức, chuyên gia, nhà báo, cư dân bloggers, văn nghệ sỹ lên tiếng yêu cầu sửa Hiến pháp, đề xướng và thực thi đầy đủ quyền làm người, các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập hội, tự do bầu cử, xây dựng xã hội công dân thật năng động rộng khắp, lấy dân chủ pháp trị đa đảng làm nền tảng, đã được thực nghiệm mấy thế kỷ nay và ngày càng hoàn thiện trên quy mô toàn thế giới.

Đã có những trí thức tâm huyết thét lớn rằng: xây dựng nền dân chủ đa đảng trong hòa bình và luật pháp là mệnh lệnh của thời đại!

Cũng có lời hô hào đầy nghị lực và tâm huyết, mang tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh: xây dựng chế độ dân chủ đa đảng trong hòa bình và pháp luật nhằm khơi dậy tiềm năng vô tận về mọi mặt của toàn dân, hay là chết!

Từ nay đến cuối tháng 10-2010 sẽ xuất hiện thêm nhiều góp ý, kiến nghị phong phú, có giá trị.

Không thể coi thường công luận, khinh thường công dân để một mặt Bộ chính trị mời toàn dân phát biểu, lại để cho ngành tuyên huấn ra hướng dẫn đe nẹt, bịt mồm trước mọi tiếng nói ngay thật, có chiều sâu trí tuệ và tâm huyết.

Lãnh đạo đất nước không thể thiếu kính trọng, thiếu dân chủ với toàn dân như thế được.

Để xem trên báo chí, trên đài phát thanh, trên vô tuyến truyền hình, trên diễn đàn quốc hội, hàng triệu ý kiến góp ý với Đại hội XI sẽ được phản ánh «trung thực, khách quan, đầy đủ» ra sao, hay vẫn là thói xấu xa dại dột chỉ phô ra những lời khen, tâng bốc, dấu kỹ mọi ý kiến trái chiều.

Vậy thì các tấm lòng tha thiết với vận nước sẽ tha hồ có dịp tìm đọc những ý kiến hay ho, những kiến nghị có giá trị cao, có lập luận chặt chẽ, những sáng kiến cứu nước bổ ích trên các mạng lề trái, trên các blog tự do mà cường quyền vẫn một mực sợ ánh sáng của sự thật không thể nào cản phá nổi.

Đảng cộng sản thường đề cao tự phê bình, coi tiếp thu phê bình, sửa chữa sai lầm như rửa mặt. Trong dịp Đại hội XI, chẳng lẽ lãnh đạo đảng lại không chịu rửa mặt, còn tỏ ra thiếu kính trọng, thiếu dân chủ với toàn dân, mời dân góp ý, rồi bịt tai mình lại, bịt mồm toàn dân không cho dân quyền nói thật. Qua Đại hội, qua việc mời toàn dân góp ý kiến kỳ này, có vẻ như họ vẫn tự trưng ra bộ mặt còn khó coi hơn trước nữa.

Bùi Tín

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.