Ngày cuối cùng trên cương vị tổng thống Đài Loan

Nữ Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn. Ảnh: FB lao Ta
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Bà Thái Anh Văn sinh ngày 31 tháng 8 năm 1956, tại huyện Bình Đông, Đài Loan. Bà tốt nghiệp luật khoa tại Đại học quốc lập Đài Loan năm 1978, lấy bằng thạc sỹ Đại học Cornell năm 1980 và bằng tiến sỹ Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị Luân Đôn năm 1984.

Bà đã giữ nhiều chức vụ chuyên môn ở nhiều trường đại học cho đến năm 1993, trước khi chính thức bước vào con đường hoạt động chính trị.

Bà Thái không xây dựng gia đình, sống giản dị, chân thành và đề cao các giá trị tinh thần. Hàng ngày bà vẫn trực tiếp làm những việc nhà, việc cá nhân như một công dân bình thường. Nghe nói, ngoài thời gian làm việc ở Phủ tổng thống, bà ở trong một căn chung cư chưa đầy 100 mét vuông?

Người dân Đài Loan, nhất là giới trẻ, giới trí thức cấp tiến rất ngưỡng mộ bà. Trong 8 năm dưới thời bà làm tổng thống, Đài Loan có nhiều cải cách quan trọng, trong đó nhiều chính sách rất có lợi cho người Việt làm việc và sinh sống tại Đài Loan.

Mặc dù căng thẳng với Trung Quốc lên rất cao do lập trường cứng rắn của bà Thái, nhưng người dân Đài Loan luôn nhiệt thành ủng hộ bà. Theo nhà thơ, Giáo sư Tưởng Vi Văn, cách nay hơn 70 năm về trước, 80 % người dân Đài Loan coi Trung Quốc đại lục là đất mẹ. Ngày nay 80% người dân ở quốc gia này cho biết họ là công dân Đài Loan và Trung Quốc đại lục là một nước láng giềng ở phía tây. (Và tất nhiên rất hung hăng).

Hiện Đài Loan là nền kinh tế lớn thứ 12 thế giới, với GDP danh nghĩa đầu người là 33.000 USD/ năm, gấp gần 8 lần Việt Nam và gần 3 lần Trung Quốc.

Xin gửi lời chúc tốt đẹp nhất của cá nhân tôi tới bà Tổng thống Thái Anh Văn. Chúc bà mạnh khỏe và có những năm tháng nghỉ ngơi tuyệt vời nhất.

Nhân dịp này xin giới thiệu bài viết trên Facebook cuối cùng của bà Thái Anh Văn trên cương vị tổng thống Đài Loan, qua bản dịch của Thạc sỹ Lù Việt Hùng, Đại học Thành Công, Đài Nam, Đài Loan.

***
Hôm nay là ngày cuối cùng tôi làm việc tại Phủ Tổng thống

Thái Anh Văn

Gần đây tôi có rất nhiều lịch trình, đều là lần cuối cùng, và tôi cũng đã gặp gỡ rất nhiều bạn bè, họ tranh thủ cơ hội để chụp ảnh cùng tôi. Sau khi chụp ảnh, họ thường nói một câu ‘Cảm ơn Tổng thống,’ nhưng thực ra, người nên nói “cảm ơn” nhất, chính là tôi.

Cảm ơn nhân dân Đài Loan, tám năm trước đã cho tôi cơ hội và chính họ đã gửi gắm những mong muốn và kỳ vọng thay đổi Đài Loan cho tôi. Tôi đã đặt trọn niềm tin vào công cuộc cải cách khi bước vào Phủ Tổng thống. Tôi vẫn nhớ, trong buổi lễ nhậm chức tám năm trước, tôi đã nói rằng tôi sẽ khiến cho mọi người thấy được sự thay đổi của đất nước này.

Vì vậy, chúng tôi đã thành lập Ủy ban công lý lịch sử các tộc người nguyên trú (Indigenous Historical Justice and Transitional Justice Committee), thành lập Ủy ban xúc tiến công lý chuyển đổi* (Transitional Justice Commission), nỗ lực thực thi công lý lịch sử và công lý chuyển đổi của Đài Loan, thể hiện giá trị dân chủ của Đài Loan.

Chúng tôi cũng thúc đẩy nâng cấp nền công nghiệp, ổn định nền kinh tế, góp phần xây dựng đất nước Đài Loan, nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia, giúp Đài Loan đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và sự thịnh vượng toàn cầu, đồng thời đặt nền móng vững chắc cho các thế hệ sau của chúng ta.

Ngoài ra, chúng tôi còn thực thi quyền bình đẳng hôn nhân, cải cách hệ thống lương hưu, cải cách quốc phòng, tự chủ quốc phòng, chuyển đổi năng lượng, mặc dù trong quá trình thực hiện còn có vô vàn thử thách và khó khăn, nhưng với niềm tin và khát khao để đất nước trở nên tốt đẹp hơn, cuối cùng chúng ta đã thấy một Đài Loan tiến bộ và đổi thay.

Cảm ơn mọi người, đã cùng tôi tạo ra nhiều lần đầu tiên cho Đài Loan, để tự do dân chủ, công bằng chính nghĩa, tôn trọng bao dung, được sinh sôi nảy nở trên mảnh đất này, viết nên trang sử mới cho Đài Loan, cũng như thúc đẩy sự phát triển toàn diện của quốc gia.

Tôi từng nói rằng nhiệm kỳ của tôi sẽ kết thúc vào ngày 20 tháng 5, nhưng đất nước của chúng ta luôn tiếp tục tiến về phía trước. Nếu được hỏi muốn để lại câu nói nào cho Đài Loan, tôi sẽ nói, tôi hy vọng Đài Loan là một Đài Loan đoàn kết.

Chúng ta phải có niềm tin vào bản thân, nếu chúng ta hợp tác sâu rộng, miễn là việc tốt cho đất nước, thì chắc chắn có thể làm được.

Tám năm qua đã là như vậy, tôi tin rằng, những ngày sắp tới cũng sẽ như vậy.

Một lần nữa, cảm ơn mọi người dân Đài Loan, trong tương lai, dù ở trên cương vị nào đi chăng nữa, tôi vẫn sẽ tiếp tục đồng hành cùng các bạn, cùng Đài Loan tiến bước về phía trước.

*Chú thích của người dịch: “Công lý chuyển đổi” là những việc mà các quốc gia tự do dân chủ thực hiện để khắc phục những hành vi vi phạm pháp luật và bất công do chế độ chuyên chế độc tài trước đây đã thực hiện.

Nguồn: FB Lao Ta

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bộ Tư lệnh Cảnh vệ tổ chức lễ khai mạc Hội thao truyền thống lần thứ 34, chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Lực lượng Cảnh vệ Công an nhân dân (16-2-1953/ 16-2-2023) hôm 6/1/2023, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Ảnh: Internet

Công an không nể mặt quân đội rồi!

Bộ Công an đã trình Quốc hội về dự thảo Luật Cảnh vệ, theo đó thì bộ trưởng Bộ Công an sẽ có quyền áp dụng biện pháp cảnh vệ. Lưu ý rằng khi trình dự thảo này thì ông Tô Lâm vẫn còn là bộ trưởng Bộ Công an.

Như vậy bộ trưởng Bộ Công an sẽ được xếp ngang hàng tứ trụ lãnh đạo cao nhất trong hệ thống chính trị của đảng cộng sản, gồm tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng và chủ tịch quốc hội. Có lẽ điều này đã khiến Bộ Quốc phòng cảm thấy bị “lép vế.” Cho nên ngay sau đó, ngày 24/5, Trung tướng Nguyễn Quốc Duyệt, Tư lệnh Bộ tư lệnh Thủ đô đã yêu cầu phải bổ sung quyền áp dụng biện pháp cảnh vệ cho bộ trưởng Quốc phòng bên cạnh bộ trưởng Công an để đảm bảo đồng bộ.

Ông Tô Lâm trở thành chủ tịch nước thứ ba của Việt Nam trong vòng hai năm. Ảnh: AP

Lên chủ tịch nước, thế lực của ông Tô Lâm lớn đến đâu?

Ông Lâm lên làm chủ tịch nước trong một nhiệm kỳ nhiều biến động nhất trong lịch sử đảng Cộng sản Việt Nam khi lần lượt Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Thường trực Ban bí thư Trương Thị Mai đều mất chức do kết quả của công cuộc ‘đốt lò’ của ông Trọng mà ông Tô Lâm là trợ thủ tích cực.

Sau khi các nhân vật này, vốn có thứ bậc cao hơn ông Tô Lâm trong Bộ Chính trị, ra đi, ông Lâm trở thành một trong số rất ít ỏi những người đủ điều kiện để lên làm tổng bí thư theo quy định của đảng.

Nhà hoạt động nhân quyền cho người Thượng Y Quynh Bdap. Ảnh: VOA

Các nhóm nhân quyền kêu gọi Thái Lan chớ dẫn độ Y Quynh Bdap về Việt Nam

Hôm 13/6, các nhóm nhân quyền kêu gọi Thái Lan không dẫn độ một nhà hoạt động Việt Nam bị giam giữ ở Bangkok, nói rằng ông này có thể gặp nguy hiểm nếu bị trả về Việt Nam, AP đưa tin.

Ông Y Quynh Bdap, người được cấp quy chế tị nạn của Liên Hiệp Quốc ở Thái Lan, bị cảnh sát địa phương bắt giam hôm 11/6, một ngày sau khi ông gặp các quan chức đại sứ quán Canada khi ông xin tị nạn ở đó, theo Tổ chức Quyền Hòa bình, nơi đã liên lạc với ông trước đó.

Tàu Cảnh sát biển Trung Quốc (phải) bắn vòi rồng vào một tàu được Hải quân Philippines thuê để thực hiện nhiệm vụ tiếp tế thường lệ cho quân đội đóng tại bãi cạn Scarborough và Bãi Cỏ Mây hôm 5/3/2024 ở Biển Đông. Ảnh: Ezra Acayan/ Getty Images

Biển Đông và Đệ Tam Thế Chiến

Từ ngày 15/6, lực lượng Cảnh Sát Biển (Hải Cảnh) Trung Quốc sẽ bắt đầu khám tàu và bắt người trên các vùng biển theo một quy định mới có tên “Thủ tục thực thi luật hành chánh của các cơ quan tuần duyên” do chính phủ nước này ban hành hôm 15/5. Hành động mới của Trung Quốc chắc chắn làm leo thang xung đột trên Biển Đông, thậm chí khơi mào đụng độ quân sự trực tiếp với Hoa Kỳ và mở màn cuộc chiến tranh Đệ Tam Thế Chiến.