Ngày Trái Đất

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 22/4 hàng năm đã được nhân loại chọn là “Ngày Trái Đất”. Năm nay sẽ có hơn 175 quốc gia cùng cử hành ngày này, nhằm nâng cao ý thức về môi trường trên quả đất, đồng thời nhắc nhở con người tránh gây ô nhiễm cho trái đất.

Vào thập niên 60, thời gian mà xe hơi 8 máy tại Hoa Kỳ uống xăng như voi uống nước, các hãng xưởng kỹ nghệ phun khói mờ mịt bất kể hệ quả. Lúc đó sự ô nhiễm được chấp nhận như là giá phải trả của sự phồn vinh…

JPEG - 17.8 kb

Trước tình trạng môi sinh xuống cấp ở mọi nơi, vào ngày 22 tháng 4 năm 1970, ông Gaylord Nelson, nguyên thượng nghị sĩ đảng Dân chủ tiểu bang Wisconsin, đã phát động một ngày xuống đường để phản đối việc gây ô nhiễm môi sinh, tạo sự quan tâm của dư luận, và đem vấn đề môi sinh vào nghị sự quốc gia của Hoa Kỳ.

Hôm đó, hơn 20 triệu người Mỹ xuống đường, ra công viên, vào giảng đường để kêu gọi bảo vệ môi trường. Ban tổ chức ngày Trái Đất đã điều động những cuộc xuống đường khổng lồ trên khắp nước Mỹ, từ bờ biển miền Đông qua đến bên bờ biển Thái Bình Dương. Hàng ngày trường đại học tổ chức biểu tình để phản đối tình trạng môi trường xuống cấp. Các tổ chức dân sự tranh đấu chống lại tình trạng xăng dầu đổ ra sông biển, chống các nhà máy gây ra ô nhiễm không khí và thải chất độc hại trên sông suối hay mặt đất, phản đối việc tàn phá rừng gây ra nguy cơ tuyệt chủng cho một số chim nuông dã thú.

JPEG - 32.1 kb

Khởi đi từ ngày vừa kể, Ngày Trái Đất ở Hoa Kỳ đã trở nên phổ biến, và được cử hành hàng năm tại hàng ngàn trường đại học và cao đẳng. Từ năm 1990 đến nay, nhiều nước trên thế giới đã tham gia tổ chức ngày này, với nhiều hoạt động truyền thống thiết thực như trồng cây, dọn sạch rác thải và vận động cho một môi trường lành mạnh.

Ngày Trái đất tại Hoa Kỳ người dân đã phát huy nhiều sáng kiến, như phát động một chiến dịch thu hút 1 triệu người tham gia, nhằm kêu gọi quốc hội Mỹ thông qua Luật ngăn chặn trái đất ấm lên như không sử dụng xe hơi trong Ngày Trái Đất. Thống đốc Arnold Schwarzenegger của Tiểu Bang California cùng dân chúng đã từng tham gia dọn rác ở bãi biển San Pedro. Sinh viên khoa nông nghiệp hay môi trường Trường đại học Western Washington thường ươm rất nhiều cây giống để biếu không, và hướng dẫn cách trồng theo phương pháp hữu cơ, không dùng đến phân bón, nhất là không tốn nhiều nước tưới.

JPEG - 30.4 kb

Hoạt động tưng bừng nhất để hưởng ứng Ngày Trái đất là cuộc đua “Từ núi tới biển”. Người tham dự đông vô kể, hoàn toàn không dùng nhiên liệu nào ngoài cơ bắp để di chuyển: cuộc đua bắt đầu từ trên núi trượt băng xuống, rồi lên xe đạp chạy tiếp tới thành phố, sau đó chạy bộ ra bờ biển, chèo thuyền độc mộc ra hòn đảo, khu bảo tồn của một bộ lạc dân bản địa. Cuộc đua thường kéo dài cả ngày. Cùng lúc đó, nông dân đem sản phẩm cây nhà lá vườn ra hội chợ bán cho du khách gần xa, và người ta phát hiện ra rằng Ngày Trái đất còn là ngày đi bộ để giữ cho thân hình thon thả vô cùng hiệu quả. Một hoạt động rất có ý nghĩa trong ngày này là không dùng túi nylon. Các cửa hàng và siêu thị bán đồ thực phẩm ở Mỹ sẽ đồng loạt áp dụng chủ trương này vào ngày 22/4. Các cửa hàng máy móc điện tử lớn thông báo nhận lại những vật dụng hư cũ họ đã bán ra. Thậm chí có nơi người ta cắm những tấm bảng hô hào: “Yêu nước chân chính là bớt xả rác – hãy dùng lại cái gì còn dùng được”.

JPEG - 21.6 kb

Tại Bulgari, Ban tổ chức các hoạt động trong Ngày Trái Đất đã sẵn sàng cho một cuộc đua xe đạp để kêu gọi người dân tăng cường sử dụng những loại phưong tiện di chuyển góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường.

Còn tại Philippines, một nhóm những người yêu môi trường đã có sáng kiến cử hành Ngày Trái Đất bằng cách tái sử dụng các biển quảng cáo thành những vật dụng có ích, chẳng hạn như những chiếc túi hay các tấm bạt che mưa nắng. Bing Girl Clemente thuộc “Mạng lưới Ngày Trái Đất” tại Philippines cho biết: “Từ một ý tưởng nhỏ có thể nảy sinh nhiều ý tưởng khác, và khi đánh giá một cách tổng thể thì đây là một hoạt động mang lại nhiều lợi ích, vừa là xử lý rác thải, giúp bảo vệ môi trường, lại vừa tạo công ăn việc làm”.

JPEG - 26.1 kb

Ngoài ra còn có hàng ngàn vận động viên xe đạp tham gia cuộc đua Tour of the Fireflies lần thứ 10 trên một con đường ở thủ đô Manila (Philippines) ngày 20-4 để ủng hộ bầu không khí sạch và môi trường không ô nhiễm nhân Ngày Trái đất .

Tại Đài Loan đêm trước Ngày Trái đất, chính quyền thành phố Đài Bắc cho hiển thị dòng chữ “Cool Below 2 Degrees” trên mặt tòa nhà Đài Bắc cao 101 tầng, để cảnh báo tình trạng ấm lên của quả điạ cầu.

Các nhà hoạt động môi trường Mỹ, Philippines và Canada gửi thông điệp “Cứu lấy Trái đất, hãy ăn chay” trong ngày trái đất.

Nhưng hiện nay cả thế giới phải đối phó với tình trạng trái đất nóng lên vì hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu qua việc thải khí Carbondioxide (CO2). Vì thế ngoài những hoạt động trồng cây, dọn rác thải.v.v. Thế giới đang đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ trong những hành động mạnh mẽ hơn nữa để ngăn chặn tình trạng này

JPEG - 25.7 kb

Vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu cũng đang là một đề tài được đặc biệt quan tâm tại các Diễn đàn năng lượng quốc tế – hội nghị của các nước xuất khẩu và nhập khẩu dầu. Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) đã kêu gọi chính phủ các nước thúc đẩy việc hạn chế khí thải CO2 gây hiệu ứng nhà kính. Tổng Giám IEA, ông Nobuo Tanaka nhấn mạnh, mức độ nghiêm túc của từng nước trong việc đối phó với vấn đề biến đổi khí hậu thể hiện trong việc đẩy mạnh hoạt động thu giữ khí thải Carbon. Ông cho biết: “…các dự án thu giữ khí thải carbon chính là thước đo sự nghiêm túc của chúng ta trong việc ngăn chặn tình trạng biến đổi khí hậu”.

Tuy nhiên, hiện chưa có một nhà máy thu giữ CO2 nào như vậy được xây dựng trên thế giới. Công nghệ thu giữ khí thải Carbon từ các nhà máy sử dụng nhiên liệu hoá thạch, đặc biệt là than, vẫn còn đang trên đà thử nghiệm, như tại CHLB Đức, chính phủ đang thí nghiệm cách thức bơm khí CO2 vào sâu trong lòng đất.

Kể từ khi ra đời năm 1970 theo sáng kiến của một nghị sỹ Mỹ, Ngày Trái Đất đang được hưởng ứng ngày càng rộng rãi. Riêng tại Mỹ, nơi mà lượng khí thải CO2 nhiều nhất thế giới, người dân tiêu dùng hoang phí nhất thế giới, và cũng là nơi khởi nguồn của ý tưởng Ngày Trái Đất, một cuộc thăm dò dư luận gần đây cho thấy, 80% người Mỹ sẵn sàng thay đổi cách sống để bảo vệ môi trường.

Ngày Trái Đất đầu tiên này dẫn đến sự thành lập cơ quan Bảo Vệ Môi Sinh (EPA – Environmental Protection Agency) của Hoa Kỳ cũng như giúp thông qua đạo luật Bảo vệ Thú vật bị Đe dọa Tuyệt Chủng, Nước Sạch, Không khí Trong lành.

JPEG - 21.1 kb

Đây là kết quả sau tiến trình kinh nghiệm đau thương của nhiều quốc gia phát triển bất cần môi sinh trong suốt thế kỷ 20. Và đây cũng là tiến trình của thế giới văn minh, vì loài người đã nhận ra được điều này và làm mọi cách để bảo vệ hành tinh duy nhất trong thái dương hệ mà con người sống được.

Tuy nhiên, hiện nay điều làm cho người ta lo lắng là Trung quốc đang đi vào vết xe cũ của Hoa Kỳ cách đây nửa thế kỷ, tức là chấp nhận thiệt hại về môi trường để cố phát triển.

Liệu người Việt Nam chúng ta có học được bài học này không?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.