Reuters: Việt Nam yêu cầu doanh nghiệp, trong đó có Foxconn, giảm sử dụng điện

Công ty Foxconn ở Đài Bắc, Taiwan, 31/10/2022. Ảnh: Reuters
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Các quan chức Việt Nam vừa kêu gọi nhà cung cấp Foxconn của Apple tự nguyện giảm 30% mức tiêu thụ điện tại các nhà máy lắp ráp của họ ở miền Bắc, khu vực từng xảy ra tình trạng mất điện hồi năm ngoái, Reuters dẫn hai nguồn tin nắm rõ vấn đề cho biết hôm 21/5.

Yêu cầu phải có giải pháp tiết kiệm điện nói trên, mà hai nguồn tin trong ngành khác cho biết cũng đã được đề đạt tới nhiều hãng xưởng, là để đề phòng và nhằm tránh lặp lại tình trạng như mùa hè năm ngoái khi thiếu điện dẫn đến thiệt hại sản lượng hơn 1 tỷ USD.

Một nguồn tin cho biết yêu cầu đối với Foxconn là “khuyến khích,” chứ không phải bắt buộc và không có bất kỳ tác động nào đến hoạt động sản xuất của hãng.

Việt Nam đang tăng cường chào mời các công ty đa quốc gia đến đầu tư khi một số trong số họ đang giảm bớt rủi ro từ việc tập trung sản xuất ở Trung Quốc trước giờ trong bối cảnh căng thẳng thương mại gia tăng với Mỹ. Tháng trước, Apple hứa sẽ tiếp tục đầu tư thêm tại Việt Nam, nơi mà trong năm qua Apple nâng số lượng nhà cung cấp từ 25 lên 35.

Quốc gia Đông Nam Á này dựa vào đầu tư nước ngoài để tăng trưởng kinh tế và đang cố gắng thu hút các ngành thâm dụng năng lượng, như sản xuất chất bán dẫn.

Tuy nhiên, đợt nắng nóng vào tháng 5 và tháng 6 năm ngoái đã gây ra tình trạng thiếu điện, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh ở miền Bắc, gây thiệt hại 1,4 tỷ USD, tương đương 0,3% tổng sản phẩm quốc nội, theo ước tính sơ bộ của Ngân hàng Thế giới (WB).

Hồi tháng 3, Thủ tướng Phạm Minh Chính cam kết với các nhà đầu tư nước ngoài rằng tình trạng thiếu điện sẽ không tái diễn.

Một nguồn tin cho biết Chính phủ đã yêu cầu các nhà máy nhiệt điện than trì hoãn bảo trì để đáp ứng nhu cầu điện cao hơn trong những tháng nóng nhất.

Nguồn tin này không nêu rõ cơ quan nào đã gửi yêu cầu này, nó được gửi tới Foxconn khi nào hay cần tự nguyện cắt giảm sử dụng điện trong bao lâu. Một người cho biết yêu cầu này không nêu thời điểm kết thúc.

Tất cả các nguồn tin đều yêu cầu không nêu tên vì sự việc chưa được công khai. Apple chưa trả lời yêu cầu bình luận của Reuters.

Phối hợp

Foxconn, tên chính thức là Hon Hai Precision Industry, là nhà sản xuất thiết bị điện tử theo hợp đồng lớn nhất thế giới. Công ty này có một số nhà máy ở miền Bắc Việt Nam, bao gồm cả tỉnh Bắc Giang, nơi chính quyền địa phương cho biết Foxconn lắp ráp MacBook và iPad cho Apple.

Công ty Điện lực tỉnh Bắc Giang hồi tháng 3 cho biết họ đã yêu cầu các khu công nghiệp và chính quyền “phối hợp thực hiện tiết kiệm điện,” thông báo trên trang web của cơ quan điều tiết điện lực ERAV cho biết.

Ông Đỗ Bình Dương, Phó Giám đốc Công ty Điện lực tỉnh Bắc Giang, cho biết riêng rẽ rằng “việc điều chỉnh phụ tải điện, điều chỉnh kế hoạch sản xuất và thực hiện tiết kiệm điện của doanh nghiệp sẽ có tác động lớn đến hệ thống điện.”

Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) mà Công ty Điện lực tỉnh Bắc Giang là một thành viên, không trả lời yêu cầu bình luận của Reuters.

Các biện pháp tiết kiệm năng lượng dường như khác nhau trên toàn quốc. Một quan chức tại một khu công nghiệp ở một tỉnh phía Bắc khác cho biết các hãng xưởng được yêu cầu giảm mức tiêu thụ điện vào một số ngày trong tháng này.

Điều kiện thời tiết hiện nay ít khắc nghiệt hơn so với năm 2023 nhưng chính quyền đã tăng cường nhập khẩu than và khuyến khích tiết kiệm năng lượng để tránh tình trạng thiếu điện.

Vào tháng 3, các phòng thương mại nước ngoài kêu gọi chính phủ đảm bảo nguồn cung điện, trong đó KoCham của Hàn Quốc cho biết các công ty bán dẫn đã trì hoãn các quyết định đầu tư vì rủi ro thiếu điện.

Nguồn: VOA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bộ Tư lệnh Cảnh vệ tổ chức lễ khai mạc Hội thao truyền thống lần thứ 34, chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Lực lượng Cảnh vệ Công an nhân dân (16-2-1953/ 16-2-2023) hôm 6/1/2023, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Ảnh: Internet

Công an không nể mặt quân đội rồi!

Bộ Công an đã trình Quốc hội về dự thảo Luật Cảnh vệ, theo đó thì bộ trưởng Bộ Công an sẽ có quyền áp dụng biện pháp cảnh vệ. Lưu ý rằng khi trình dự thảo này thì ông Tô Lâm vẫn còn là bộ trưởng Bộ Công an.

Như vậy bộ trưởng Bộ Công an sẽ được xếp ngang hàng tứ trụ lãnh đạo cao nhất trong hệ thống chính trị của đảng cộng sản, gồm tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng và chủ tịch quốc hội. Có lẽ điều này đã khiến Bộ Quốc phòng cảm thấy bị “lép vế.” Cho nên ngay sau đó, ngày 24/5, Trung tướng Nguyễn Quốc Duyệt, Tư lệnh Bộ tư lệnh Thủ đô đã yêu cầu phải bổ sung quyền áp dụng biện pháp cảnh vệ cho bộ trưởng Quốc phòng bên cạnh bộ trưởng Công an để đảm bảo đồng bộ.

Ông Tô Lâm trở thành chủ tịch nước thứ ba của Việt Nam trong vòng hai năm. Ảnh: AP

Lên chủ tịch nước, thế lực của ông Tô Lâm lớn đến đâu?

Ông Lâm lên làm chủ tịch nước trong một nhiệm kỳ nhiều biến động nhất trong lịch sử đảng Cộng sản Việt Nam khi lần lượt Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Thường trực Ban bí thư Trương Thị Mai đều mất chức do kết quả của công cuộc ‘đốt lò’ của ông Trọng mà ông Tô Lâm là trợ thủ tích cực.

Sau khi các nhân vật này, vốn có thứ bậc cao hơn ông Tô Lâm trong Bộ Chính trị, ra đi, ông Lâm trở thành một trong số rất ít ỏi những người đủ điều kiện để lên làm tổng bí thư theo quy định của đảng.

Nhà hoạt động nhân quyền cho người Thượng Y Quynh Bdap. Ảnh: VOA

Các nhóm nhân quyền kêu gọi Thái Lan chớ dẫn độ Y Quynh Bdap về Việt Nam

Hôm 13/6, các nhóm nhân quyền kêu gọi Thái Lan không dẫn độ một nhà hoạt động Việt Nam bị giam giữ ở Bangkok, nói rằng ông này có thể gặp nguy hiểm nếu bị trả về Việt Nam, AP đưa tin.

Ông Y Quynh Bdap, người được cấp quy chế tị nạn của Liên Hiệp Quốc ở Thái Lan, bị cảnh sát địa phương bắt giam hôm 11/6, một ngày sau khi ông gặp các quan chức đại sứ quán Canada khi ông xin tị nạn ở đó, theo Tổ chức Quyền Hòa bình, nơi đã liên lạc với ông trước đó.

Tàu Cảnh sát biển Trung Quốc (phải) bắn vòi rồng vào một tàu được Hải quân Philippines thuê để thực hiện nhiệm vụ tiếp tế thường lệ cho quân đội đóng tại bãi cạn Scarborough và Bãi Cỏ Mây hôm 5/3/2024 ở Biển Đông. Ảnh: Ezra Acayan/ Getty Images

Biển Đông và Đệ Tam Thế Chiến

Từ ngày 15/6, lực lượng Cảnh Sát Biển (Hải Cảnh) Trung Quốc sẽ bắt đầu khám tàu và bắt người trên các vùng biển theo một quy định mới có tên “Thủ tục thực thi luật hành chánh của các cơ quan tuần duyên” do chính phủ nước này ban hành hôm 15/5. Hành động mới của Trung Quốc chắc chắn làm leo thang xung đột trên Biển Đông, thậm chí khơi mào đụng độ quân sự trực tiếp với Hoa Kỳ và mở màn cuộc chiến tranh Đệ Tam Thế Chiến.