Thư Ngỏ đầu năm của Đảng Việt Tân

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thư Đầu Năm Kỷ Sửu 2009
Kính Gửi Đồng Bào Việt Nam

Kính thưa đồng bào,

Trước thềm Xuân Kỷ Sửu, thay mặt Trung Ương Đảng và toàn thể đảng viên Việt Tân ở trong và ngoài nước, tôi xin kính gửi đến toàn thể đồng bào lời cầu chúc an lành và đầy may mắn.

Vào cuối năm Mậu Tý vừa qua, ngày 20 tháng 1 năm 2009, tân Tổng thống Barack Obama của Hoa Kỳ đã tuyên thệ nhậm chức tại Hoa Thịnh Đốn trước sự chứng kiến của non 2 triệu người hiện diện. Đây là một biến cố lịch sử của nước Hoa Kỳ khi một người da đen nhận lãnh trọng trách lãnh đạo quốc gia. Không riêng gì người da đen mà hầu hết mọi người dân Hoa Kỳ bất kể mầu da đều vô cùng hãnh diện về quốc gia của họ.

Mới chỉ hơn 40 năm trước, tại xứ này người da đen đã bị ngược đãi, đối xử bất công và khinh miệt thậm tệ. Họ đã không được hưởng những quyền bình đẳng như những công dân khác và hầu như sống mà không có tương lai ngay trên xứ sở của họ. Thế nhưng ngày nay, tại Hoa Kỳ, người da đen cũng như nhiều sắc dân khác đều đang được sống tự do, được đối xử bình đẳng, được tôn trọng và được hưởng mọi cơ hội và quyền lợi như tất cả mọi công dân khác.

Sở dĩ họ có được ngày nay là kết quả của một cuộc tranh đấu bền bỉ, với niềm tin sắt đá vào lẽ phải, và kết quả là lương tâm của cả một xã hội đã được đánh thức dậy khiến cả một đất nước đã phải chuyển mình và lột xác. Đến ngày hôm nay, một người da đen đã trở thành vị lãnh đạo quốc gia, một giấc mơ tưởng như không bao giờ xẩy ra. Mọi người dân Hoa Kỳ có quyền hãnh diện về đất nước của họ khi cả một xã hội đã ý thức được những giá trị căn bản về sự bình đẳng và nhân bản, và đã có can đảm vượt qua chính họ để đạt đến một mức toàn thiện hơn. Đây cũng là một biểu hiện sáng chói của nền dân chủ khi người dân có toàn quyền chọn, và họ đã chọn theo đúng ý muốn của họ.

Đó là người Hoa Kỳ và đất nước của họ. Họ đã có một giấc mơ, đã tranh đấu cho giấc mơ đó và đã đạt được. Còn dân tộc Việt Nam và đất nước của chúng ta ra sao? Chúng ta cũng có những giấc mơ chất chứa trong lòng, những khao khát ấp ủ từ bao năm qua, và những ước vọng chung cho cả dân tộc.

Tất cả chúng ta ai cũng muốn sống trong một xã hội công bằng, mọi người được đối xử bình đẳng như nhau. Không còn cảnh người có chức, có quyền tha hồ ức hiếp dân lành, dùng luật pháp như là phương tiện để chèn ép người dân như hiện nay. Không còn cảnh mạnh được yếu thua trong xã hội, ai có tiền, ai quen biết lớn thì mặc sức làm gì cũng được. Xã hội Việt Nam phải là một xã hội văn minh, có trật tự và công bằng.

Chúng ta ai cũng muốn được sống trong một khung cảnh lành mạnh, hằng ngày không phải nhìn thấy những cảnh xấu xa đầy rẫy chung quanh. Những tệ trạng hiển nhiên như tham nhũng, hối lộ, hoặc bất tuân luật lệ mà chúng ta phải chứng kiến hiện nay trong cuộc sống phải được chấm dứt. Chúng ta không thể để cho những tệ trạng này tồn tại quá lâu đến một lúc nào đó trở thành một tập quán, khiến mọi người trở nên dửng dưng và chấp nhận như là bình thường.

Chúng ta muốn sống trong một đất nước nhân bản, san sẻ giữa người với người và cùng đau đớn trước sự bất hạnh của người khác. Chúng ta cần phải chấm dứt sự nghèo khổ cùng cực khiến hàng trăm ngàn cô gái Việt đã và đang phải đem thân sang nước khác, bán cả cuộc đời cho những người đàn ông ngoại quốc. Chúng ta phải lập tức chấm dứt tình trạng hàng chục ngàn trẻ thơ Việt Nam đang bị đưa sang các nước láng giềng bán mình và bán cả tương lai. Phải lập tức chấm dứt sự đau đớn này để cứu lấy những cô gái, những trẻ thơ yếu đuối. Phải lập tức giải quyết tình trạng hãy còn quá nhiều người, quá nhiều gia đình sống trong tuyệt vọng, nghèo đói và tương lai không có lối thoát.

Đất nước Việt Nam, từng tấc đất, từng nhánh sông, từng hòn đảo là cả một gia tài của cha ông để lại. Biết bao mồ hôi và nước mắt đã đổ xuống, biết bao xương máu đã tưới thấm vào mạch đất để truyền lại cho chúng ta đến ngày hôm nay. Chúng ta muốn sống trong một đất nước vững mạnh có thể tự bảo vệ lấy mình, bảo vệ lấy chủ quyền và tài nguyên của dân tộc. Ngày hôm nay, đất nước ta đang bị Trung Quốc xâm lấn một cách ngang nhiên. Họ đã lấy của ta Hoàng Sa, Trường Sa, thác Bản Giốc, ải Nam Quan và còn bao nhiêu nữa mà nhân dân chưa được biết. Chúng ta phải lập tức ngưng ngay sự mất mát to lớn này. Chúng ta phải đòi hỏi những người lãnh đạo chịu trách nhiệm trước dân tộc và phải rửa mối nhục này.

Sau cùng, làm người chúng ta may mắn có được khả năng suy nghĩ, phán xét và chọn lựa. Chúng ta muốn sống trong một đất nước thực sự tự do, mọi người được hưởng những quyền căn bản như được chọn lựa, được đọc, được nghe, và được nói lên những gì mình suy nghĩ mà không sợ bị cấm đoán, không sợ bị nhà nước làm khó dễ hay bị công an theo dõi. Không thể hiểu nổi trong thế kỷ 21 này mà vẫn còn có những trang trên mạng điện tử, có những tài liệu bị nhà nước cản không cho người dân xem và bảo đó là “phản động”. Ai cho nhà nước quyền quyết định hộ cho 85 triệu người dân Việt cái gì nên đọc, cái gì không nên đọc? Một thí dụ nhỏ để thấy chúng ta cần và phải được sống trong tự do, những quyền rất căn bản của một con người bình thường phải được tôn trọng. Quan trọng nhất là quyền tự do chọn lựa người thực sự đại diện và phục vụ mình trong chính quyền, chứ không phải do đảng cộng sản chọn hộ cho người dân. Chúng ta phải chấm dứt tình trạng độc tài như hiện nay, giành lại quyền quyết định cho toàn dân và xây dựng một xã hội thực sự có tự do và dân chủ.

Kính thưa đồng bào,

Khát vọng của chúng ta, của dân tộc Việt Nam, rất đơn giản: làm sao được sống trong một xã hội bình đẳng, có công lý, lành mạnh, trong sạch, nhân bản, có tự do và dân chủ. Ngày hôm nay khát vọng của chúng ta vẫn còn đó. Đây là lúc toàn dân Việt Nam phải sát cánh bên nhau để cùng tranh đấu cho những ước mơ và khát vọng của dân tộc. Trong bối cảnh này, đảng Việt Tân chủ trương sử dụng những biện pháp đấu tranh ôn hòa, công khai và bất bạo động; nhưng lập trường thì quyết liệt để xây dựng một xã hội công bằng hơn, trong sạch hơn và tự do dân chủ hơn.

Đảng Việt Tân sẽ tiếp tục cố gắng đóng góp phần của mình vào công cuộc chung, mọi đảng viên Việt Tân ở trong và ngoài nước đã và đang tiếp tục cùng đồng bào tranh đấu để cải thiện xã hội và đất nước. Đảng Việt Tân mong mỏi được sự hỗ trợ và hợp tác của đồng bào. Để tìm hiểu nhiều hơn về những chủ trương hay hoạt động của đảng Việt Tân, đồng bào có thể đón nghe đài phát thanh Chân Trời Mới, đọc những tài liệu trên mạng điện tử, hoặc tìm cách liên lạc trực tiếp với chúng tôi.

Đảng Việt Tân xin kêu gọi đồng bào toàn quốc, đồng bào hải ngoại hãy tham gia vào những hoạt động nhằm mục đích xây dựng một xã hội Việt Nam công bằng và lành mạnh, một đất nước Việt Nam vững mạnh và dân chủ. Sẽ có một ngày không xa nữa toàn dân ta sẽ cùng nhau hãnh diện vì cả xã hội Việt Nam đã chuyển mình, cả dân tộc được sống trong tự do và hạnh phúc. Với quyết tâm đó, bước sang năm Kỷ Sửu, chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện cho dân tộc Việt Nam có nhiều nghị lực để can đảm vượt qua mọi thách đố và giữ vững niềm tin vào một tương lai tươi sáng hơn cho đất nước.

Trân trọng kính chào đồng bào.

Đỗ Hoàng Điềm
Chủ tịch Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.