Từ chuyện điểm thi lịch sử kém

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

(Tôi thi Đại học 2 lần. Trong cả 2 lần, điểm môn lịch sử chỉ được 5 với 6, và cũng đều giúp tôi có ghế ngồi trên giảng đường. Quan trọng hơn, điểm số đó cũng khiến thằng tôi không phải hổ thẹn rằng: “Mình là đứa kém hiểu biết lịch sử”).

Những năm gần đây, điểm thi môn lịch sử của đa số thí sinh đều như những nhát dao đâm sâu vào niềm (chẳng mấy) tự hào của ngành Giáo dục. Thế là không ít những cuộc hội thảo diễn ra nhằm mổ xẻ nguyên nhân dẫn tới sự hổ thẹn đó.

Nào là chương trình học nặng nề, nào là giáo viên không say mê, nào là học sinh không có mấy nhu cầu về môn này trong việc xây dựng sự nghiệp tương lai của mình bằng các môn khoa học tự nhiên,… Mạnh dạn hơn một chút, có người nhìn nhận rằng sử Việt Nam chỉ nói nhiều tới thắng lợi chứ chẳng mấy khi đề cập đến thất bại. Điều này dễ khiến học trò có tâm lý “Chẳng cần học cũng biết”,… Tóm lại là toàn những lý do góp phần đẩy quả bóng trách nhiệm ra xa hơn chân các vận động viên chính thức trong trận cầu với dân tộc.

Còn một lý do nữa mà chưa ai dám nhắc tới khi đi tìm nguyên nhân của hiện tượng điểm môn lịch sử thoi thóp thấp hơn hẳn các môn khác. Không ai dám nhắc tới vì đó là điều nhạy cảm, phạm vào quá khứ “vinh quang” hay vì tính bảo thủ cố chấp? Điều đau lòng và khó nói đó chính là:

Nếu học sử là học tập để kế thừa tinh hoa hào khí dân tộc. Để trân trọng những bài học cha ông để lại hầu tránh sa vào những vết xe đổ của thế hệ đi trước, để nâng niu và biết sâu sắc giá trị của chính bản thân mình khi được sinh ra, lớn lên trong lòng tổ quốc, thì… có thể nói toạc ra rằng: Điểm sử thấp, học sử kém, tình yêu với lịch sử nông cạn đồng nghĩa với tình yêu đất nước cũng nông cạn và thấp lè tè như ngọn cỏ!

Với thực tế phim ảnh và truyền hình hiện nay, học sinh, sinh viên Việt biết về tên tuổi, sự nghiệp của Đinh Bộ Lĩnh, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Phan Chu Trinh,… ÍT HƠN là các em biết về Tần Thuỷ Hoàng, Thành Cát Tư Hãn, Chu Nguyên Chương, Càn Long,… Tôi không có ý trách móc các em yêu nước Tàu hơn yêu tổ quốc mình. Nhưng tôi có thể khẳng định rằng thế hệ các em đang là nạn nhân của chính sách giáo dục mờ nhạt tình yêu đất nước.

Theo kinh điển thì đảng CSVN ra đời từ trong lòng nhân dân, được sự đùm bọc, hỗ trợ của nhân dân, và đứng lên giành chính quyền chỉ để “trao về tay nhân dân”. Đến nay, 36 năm sau ngày thống nhất, tôi không biết đảng đã trao về tay nhân dân những gì, nhưng tôi có thể đảm bảo 1000% là đảng vẫn quản lý trọn vẹn và chặt chẽ “lòng yêu nước” của toàn dân. Trong sự trọn vẹn và chặt chẽ ấy, đảng định nghĩa lòng yêu nước sao cũng được.

  • Khi thì “yêu nước là yêu CNXH” rồi khi thì “yêu nước là phát triển tối đa theo mô hình (tư bản rừng rú) Trung Quốc” bất kể các hậu quả.
  • Đã có thời “yêu nước là cắn hạt gạo làm đôi, đi xẻ Trường Sơn” giải phóng một miền Nam đang độc lập, trù phú hàng đầu Đông Nam Á và hơn cả Hàn Quốc, nhưng nay khi Trung Quốc chiếm đất, biển, đảo của tổ quốc thì “yêu nước lại là đừng biểu tình, đừng làm căng thẳng tình hình, chỉ nên tiếp tục làm kinh tế”.
  • Tại sao phất cờ ủng hộ đội banh Việt thắng Thái Lan là “yêu nước” còn cầm các tấm bảng viết tên các chiến sĩ Việt Nam đã hy sinh bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa là “phản động”? Mà còn phản động tới mức bị đuổi học?

Cứ xoay như thế thì đến bố tôi cũng chẳng hiểu nổi “lòng yêu nước” là gì chứ nói chi đến thế hệ các em học sinh hôm nay. Nhưng đảng và nhà nước không chỉ xem đấy là vấn đề của phạm trù tư tưởng, lý luận mà thôi đâu nhé, cả một lực lượng công an đông đảo, đủ loại, đủ cấp đang triệt để triển khai lòng yêu nước kiểu mới đấy trên đường phố.

Ở phía Nam, trường Đại học ra chỉ thị cấm sinh viên biểu tình, tại phía Bắc, cũng là sinh viên bị đá văng ra khỏi giảng đường vì lỡ tiếp cận tư tưởng yêu nước trái với quan điểm của Đảng CS, báo chí “lề phải” cũng hăng hái tham gia ủng hộ bằng cách… im re, hoặc phản ứng hết sức nhẹ nhàng trước những cú đạp của công an vào mặt người biểu tình.

Gần một chục cuộc tuần hành các ngày chủ nhật gần đây đã diễn ra trước Đại sứ quán “chính quyền anh em” tại Hà Nội và Lãnh sự quán của họ tại TP.HCM. Dân Việt thuộc đủ thành phần trí thức, sinh viên, người lao động,… cùng bày tỏ lòng yêu nước theo định nghĩa của tổ tiên và của riêng mình. Bất chấp sự hung bạo của công an, người dân không muốn và không thể chấp nhận sự kiện lòng yêu nước cũng là một thứ ân huệ bị quản lý.

Không thể chấp nhận ở đầu thế kỷ 21, mà nhà nước Việt Nam vẫn cho phép dân tộc được yêu nước đến đâu thì biết đến đó; muốn vùi dập tới cỡ nào là sẵn sàng sử dụng đủ thứ công cụ tương thích để ra tay — từ dây chắn, cảnh sát phân luồng, công an chìm trấn áp,… tới xe bus thường trực sẵn sàng đưa những “người yêu nước phản động” đi giam giữ…. Tất cả đều tuỳ thuộc vào các câu thì thầm của những cô cậu “nước lạ”, đang đứng xen kẽ với các công an Việt Nam. Liệu mức sỉ nhục dân Việt có thể nào cao hơn nữa không!

Khi tình yêu đất nước cũng bị “bao cấp” ngặt nghèo như thế, thì việc sử dụng chữ “nồng nàn” phải chăng là xa xỉ?

Khi những người đang nắm quyền lực tối cao cứ nhất quyết kẻ đang chiếm biển, chiếm đảo Việt Nam là “người anh và người đồng chí” thì những tìm hiểu về kẻ thù truyền kiếp của dân tộc phải chăng là việc làm dại dột?

Thưa các bạn, đấy mới là lý do …

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.