May 3, 2022

Đồng rúp của Nga. Ủy Ban Châu Âu hôm 02/05/2022 từ chối thanh toán bằng đồng rúp các hợp đồng mua khí đốt Nga để tỏ tình liên đới với Ba Lan và Bulgaria. Ảnh: Reuters/ Ilya Naymushin

Liên Hiệp Châu Âu từ chối thanh toán khí đốt cho Nga bằng đồng rúp

Sau phiên họp khẩn của các bộ trưởng Năng Lượng của 27 nước thành viên, hôm qua, 02/05/2022, Ủy Ban Châu Âu và nước Pháp, với tư cách chủ tịch luân phiên Liên Hiệp Châu Âu, đã từ chối thanh toán các hợp đồng mua khí đốt cho Nga bằng đồng rúp. Một hình thức thể hiện tình liên đới với Ba Lan và Bulgaria (sau khi Nga ngưng cung cấp khí đốt cho hai nước nầy vì đã từ chối thanh toán bằng đồng rúp theo điều kiện của Putin.)

Công an ngang nhiên xem thường pháp luật. Ảnh: AFP

Vì sao công an phường lạm dụng ‘quyền lực cá nhân bất chấp pháp luật’?

Chỉ trong tháng 4/2022, hàng chục công an phường tại TP.HCM và Bình Dương đã bị truy tố, điều chuyển công tác do lạm dụng quyền lực cá nhân bất chấp pháp luật. Cụ thể là 13 công an tại phường Phú Thọ Hoà, Quận Tân Phú đã nhận tiền của nhóm người vi phạm trong việc mua bán, tàng trữ sử dụng chất ma tuý và một trung uý tại Công an phường Tân An, tỉnh Bình Dương tự lập chốt “bắt” người vi phạm giao thông “chi tiền” cho mình.

Ngoại trưởng Anh cảnh báo các nước không lên án Nga xăm lược. Ảnh: Youtube Việt Tân

Ngoại trưởng Anh Quốc cảnh báo các nước không lên án Nga xâm lược Ukraine

Trong bài phát biểu chừng nửa tiếng hôm 27/4 tại London, bà Ngoại Trưởng Anh Quốc Lisa Truss vài lần nhắc tới Indonesia và khối ASEAN nhưng không một lần nhắc tới Việt Nam, điều nầy cho thấy rõ họ không coi Việt Nam là đối tác hàng đầu về an ninh thế giới cũng như khu vực. Ngoài Indonesia, bà Truss nói Anh coi trọng hợp tác với Nhật Bản, Úc và cả Ấn Độ khi nhắc tới an ninh ở Châu Á Thái Bình Dương.

Bộ trưởng Ngoại Giao Anh tuyên bố đây là lúc cần “dũng cảm chứ không phải thận trọng.” Sự dũng cảm của Ukraine đã làm phương Tây phải thay đổi cách nhìn và mức độ ủng hộ nước nầy. Việt Nam đương nhiên nằm trong nhóm nước thận trọng chứ không phải dũng cảm.

Nga tấn công xâm lược Ukraine, ngày 24/2/2022. Ảnh: The Times

Chiến tranh Ukraine: Bước ngoặt lịch sử về phi toàn cầu hóa, phân mảnh thế giới

Cho dù kết quả ra sao, cuộc chiến tranh Ukraine do Tổng Thống Nga Vladimir Putin phát động có nguy cơ gây ra sự phân mảnh thế giới cả về địa chính trị, kinh tế và kỹ thuật số, và đây là điều đáng lo ngại. Trên đây là nhận định của cây bút thời luận Pierre Haski của tuần báo Pháp L’Obs trong bài viết “Những hậu quả đáng lo ngại của sóng xung kích chiến lược trong cuộc chiến ở Ukraine,” đăng ngày 28/03/2022.