30/4: Tôi mong họ sống mãi, không bao giờ chết!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 30 tháng 4 (1975-2019) cách đây đúng 44 năm, đã đi vào lịch sử với nhiều tên gọi, bởi những người đã trực diện khi biến cố này đổ ập đến.

Người Miền Nam, Việt Nam Cộng Hoà, gọi 30/4 là Ngày Quốc Hận. Nỗi uất hận của người dân cả nước đã bị bức tử, bị thua, bị chết oan uổng mà đáng lý không thể xảy ra.

Lúc đó 30/4 cũng được gọi là ngày Quốc Kháng. Không chấp nhận lệnh đầu hàng, tiếp tục chiến đấu, quyết tâm giành lại những gì tốt lành đã bị cướp mất cho dân tộc và đất nước.

Hẳn nhiên, đối với những người lãnh đạo cộng sản thì 30/4 là ngày chiến thắng, và một phần nào đó, một phần thôi, người dân Miền Bắc cũng cùng tâm trạng vui mừng. Có lẽ họ mừng đơn giản chỉ vì chiến tranh chấm dứt, chồng con bớt chết, và đồng bào sẽ bớt chết và họ bớt khổ.

Sau này, khi nói về ngày 30/4 lúc không còn là Thủ tướng chính phủ, ông Võ Văn Kiệt có dùng đến một nhóm từ: “Có triệu người vui và triệu người buồn!” Câu nói không có gì sai nhưng thật là vô nghĩa để nói về một biến cố đã kéo cả dân tộc vào trong cuộc chiến tranh phi nghĩa. Nếu nói theo giọng Nam bộ thì có thể gọi là “trớt qướt”.

Thật vậy, triệu người vui có hay không thì không biết (cứ nghĩ đến hình ảnh bà Dương Thu Hương ngồi gục đầu bên đường khóc nức nở vì nhận ra là mình bị lừa khi nhìn thấy sự phồn thịnh của Miền Nam thì phải tự hỏi là có bao nhiêu người dân Miền Bắc cũng cùng tâm trạng đó), nhưng chắc chắn là có hàng mấy chục triệu người buồn! Người vui thì ngày một ít đi, người buồn thì lên hàng trăm triệu!

Chiến thắng vinh quang, mừng vui hạnh phúc ở chỗ nào khi vài triệu người hoảng hốt nhẩy lên tàu vượt biên, bản thân, gia đình, vợ con,… hàng triệu người bỏ mình trên biển, trong rừng sâu, và những trại tù mang tên “cải tạo”. Và 44 năm sau họ vẫn không ngừng chạy, để mong thoát khỏi cái “chiến thắng vinh quang” đó?

Bánh vẽ của thiên đường xã hội chủ nghiã mà người cộng sản đem ra làm mồi nhử người dân ở đâu khi mỗi ngày đất nước càng tụt hậu và bại hoại về mọi phương diện và xuống tận đáy vực sau 44 năm họ cầm quyền?

Thống nhất ở đâu khi sự chia rẽ cùng cực biểu hiện ở khắp mọi nơi, ở trong mọi lãnh vực, trong mọi giai tầng xã hội, trong dân chúng, trong chính quyền và nhất là ngày càng trầm trọng hơn ngay trong nội bộ Đảng.

Cái giá phải trả cho hai chữ “thống nhất” đất nước vào ngày 30/4 thật là khủng khiếp.

Ác mộng của người dân Việt bây giờ là “thống nhất, giai đoạn cuối” mà Đảng CSVN, từ thời ông Hồ Chí Minh đến nay, đã rắp tâm thực hiện, đó là “thống nhất nước Việt vào nước Tàu” đang diễn ra trước mắt.

Bởi vì còn gì đáng sợ hơn là “mất nước”!

Đó mới thật sự là “mất nước”!

Và sẽ là “mất nước” đối với tất cả mọi người Việt Nam, kể cả những kẻ bán nước, chứ không chỉ đối với một số người Miền Nam Việt Nam vào năm 1975.

Quả thật chúng ta còn rất ít thời giờ để ác mộng không trở thành sự thật.

Nhiều người oán hận và mong những người lãnh đạo CSVN chết sớm!

Tôi thì không, tôi mong họ sống mãi, không bao giờ chết.

Sống mãi, để một ngày “hậu cộng sản” đã gần kề họ có cơ hội ngồi bó gối đâu đó gặm nhấm lại những gì họ đã làm với đất nước và dân tộc!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (gọi tắt là SCB) của đại gia Trương Mỹ Lan được chính phủ Việt Nam bơm tiền cứu. Ảnh: Nhac Nguyen/ AFP via Getty Images

Giải cứu SCB: Lợi bất cập hại!

Hình dung một cách đơn giản thì ngân hàng SCB huy động tiền của người dân, cung cấp cho bà Trương Mỹ Lan, bà này hối lộ cho các quan chức, rồi bây giờ bà Lan bị án tử hình còn NHNN bơm tiền ra để cứu ngân hàng SCB.

Khoản tiền giải cứu khổng lồ này [24 tỷ đô-la] không tự dưng mà có mà lấy từ ngân sách, nghĩa là từ tiền người dân và doanh nghiệp đóng thuế, từ bán tài nguyên quốc gia. Xét cho cùng, đất nước thiệt đơn thiệt kép, chỉ các quan chức giấu mặt được hưởng lợi.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.