30 năm thảm sát Thiên An Môn

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 2 tháng 6, 2019 tại Diễn đàn Đối thoại Shangri-La ở Singapore, khi trả lời một câu hỏi về sự kiện Sáu tháng Tư năm 1989, Bộ Trưởng Quốc Phòng Trung Cộng Nguỵ Phượng Hoà đã tuyên bố: “Các cuộc biểu tình Thiên An Môn là sự hỗn loạn chính trị mà chính quyền trung ương cần phải dập tắt, và đó là chính sách đúng đắn.”

Lời tuyên bố tàn nhẫn của viên chức đứng đầu quân đội Trung Cộng gợi lại những hình ảnh chưa phai mờ của cuộc thảm sát Thiên An Môn diễn ra trong đêm mồng 3 tháng 6 đến sáng ngày 4 tháng 6 năm 1989. Hàng ngàn người đã thiệt mạng dưới vết xích xe tăng và mũi súng quân đội.

Khởi đi từ những tranh chấp trong nội bộ đảng Cộng Sản Trung Quốc sau cái chết của cựu Tổng Bí Thư Hồ Diệu Bang, từ ngày 15 tháng Tư, 1989 đông đảo thanh niên sinh viên, công nhân và người dân Bắc Kinh đã xuống đường ôn hoà ủng hộ khuynh hướng cải cách, đòi dân chủ, mở rộng tự do ngôn luận.

Có lúc hàng trăm ngàn người đã tràn ngập quảng trường Thiên An Môn. Nhưng họ bị kết án là biểu tình “phản cách mạng”. Nhà cầm quyền Bắc Kinh đã ra lệnh thiết quân luật để cô lập hoá và hạn chế biểu tình, sau đó đưa quân đội đến đàn áp bằng bạo lực. Cho đến nay con số người chết được ước đoán khoảng 3.000 người nhưng chính quyền Bắc Kinh thì nói chỉ 300 người.

Ngay sau ngày 4 tháng Sáu, các nước trên thế giới lập tức lên án Bắc Kinh vi phạm nhân quyền, ra nghị quyết cấm vận vũ khí và những cuộc biểu tình chống đàn áp Thiên An Môn diễn ra khắp nơi. Thế nhưng 30 năm sau, gần như mọi sự chìm vào quên lãng ngay cả ở những quốc gia từng lên án một cách nặng nề hành động đẫm máu của Bắc Kinh như Hoa Kỳ.

Ngoại trừ những người trực tiếp tham dự biến cố 1989 và những lãnh tụ sinh viên, công nhân trốn thoát sống đời tỵ nạn ở nước ngoài, không mấy ai còn quan tâm đến 3 chữ Thiên An Môn. Hồng Kông và Đài Loan có lẽ là hai nơi hiếm hoi trên thế giới còn tổ chức lễ tưởng niệm hàng năm. Sự thờ ơ đáng ngạc nhiên của các quốc gia Tây phương giờ đây khiến những người yêu chuộng dân chủ không khỏi cảm thấy nghi ngờ liệu biểu tượng thần tự do mà sinh viên Bắc Kinh dựng lên ở quảng trường Thiên An Môn 30 năm trước có còn ý nghĩa gì không.

Cuộc cải cách “mèo trắng như mèo đen” của Đặng Tiểu Bình và sự thành công nhất thời của nó đã khiến người ta quên đi họ Đặng chính là người đã ra lệnh đưa các đại đơn vị quân đội về Bắc Kinh thực hiện cuộc trấn áp năm 1989. Giờ đây người ta có thể tự hỏi từ năm đó đến nay tình hình chính trị và xã hội Trung Quốc có thực sự ổn định như mong muốn của nhà cầm quyền khi ra tay dập tắt phong trào đòi dân chủ?

Mặc dù chỉ xuất hiện những hình thức phản kháng nhỏ khắp nơi nhưng những năm gần đây đã diễn ra hàng loạt vụ bắt bớ các luật sư nhân quyền, điều đó không chứng minh xã hội Trung Cộng đang ổn định. Những gia đình có thân nhân bị thiệt mạng trong ngày vùng dậy năm 1989 cho đến ngày nay vẫn tiếp tục lên tiếng đòi sự minh bạch và công bằng cho con em em họ dù Bắc Kinh luôn luôn làm ngơ. Và giờ đây với lời tuyên bố trắng trợn của Bộ Trưởng Nguỵ Phượng Hoà tại Singapore, Bắc Kinh đã tạt một gáo nước lạnh vào nội vụ để mong dập tắt vĩnh viễn ngọn lửa của phong trào đòi dân chủ.

Hàng năm khi sắp đến ngày 4 tháng Sáu, chính quyền Trung Cộng lại lấy sự ngăn chặn, kiểm duyệt tin tức nói về Thiên An Môn như một biện pháp kiểm soát tư tưởng người dân. Nhất là trong năm 2019, ngay từ tháng Tư, Bắc Kinh ráo riết kiểm soát, thắt chặt thông tin trên Internet. Wikipedia bị ngăn chận hoàn toàn trên lãnh thổ Trung Cộng và đây chỉ là một trường hợp nằm trong hàng ngàn trang web không còn truy cập được ở quốc gia này.

Ai cũng biết mục tiêu duy nhất của Bắc Kinh ngày nay là xoá bỏ hoàn toàn ký ức và hình ảnh về cuộc đàn áp đẫm máu Thiên An Môn 30 năm trước đây. Do tham vọng quá lớn hiện nay của Tập Cận Bình, xã hội Trung Quốc đang biến chuyển từng ngày không những về kinh tế, nội trị mà cả chính trị đối ngoại. Nguyện vọng tự do, dân chủ của người dân Trung Quốc nhất là giới trí thức, thanh niên vẫn được nuôi dưỡng để đáp ứng thời kỳ thay đổi một đế chế lạm dụng bạo lực tuyệt đối, làm công cụ thống trị người dân trong nước và bành trướng bên ngoài.

30 năm chỉ là một quảng thời gian nhỏ trong đời người. Nó không dễ gì làm những người yêu dân chủ trên thế giới quên được những ngày đen tối trên quảng trường Thiên An Môn.

Phạm Nhật Bình

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.