4 xu hướng vận động dân chủ hóa Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tiến sĩ Benedict J. Tria Kerkvliet, giáo sư nghiên cứu về các vấn đề chính trị tại Á Châu, hiện đang sống và giảng dạy tại đại học Hawaii vừa công bố một tiểu luận ngắn “Vietnam’s democratisation movement” (các xu hướng dân chủ hóa Việt Nam) trên trang nhà East Asia Forum hôm 1/5/2015.

Là một người am tường các diễn biến chính trị tại Việt Nam, Tiến sĩ Benedict cho rằng từ năm 1990 đến nay, những cuộc tranh đấu dưới hình thức cá nhân, nhóm, tổ chức tại Việt Nam đa số tập trung vào 4 xu hướng:

1/ Chế độ CSVN sẽ phải tự cứu chính họ bằng cách chấp nhận bối cảnh sinh hoạt dân chủ khi mà tình trạng tham nhũng tồi tệ và những yếu kém khác ngày một đe đọa sự tồn vong của họ. Xu hướng này dựa trên quan điểm cho là CSVN xác định chủ quyền thuộc về dân và Hiến pháp đã thừa nhận quyền con người và quyền bầu cử.

2/ Phải đấu tranh chấm dứt sự cai trị của chế độ CSVN một cách toàn diện để thiết lập một thể chế chính trị đa đảng thì Việt Nam mới có thể phát triển toàn diện. Xu hướng này dựa trên quan điểm cho là CSVN không có khả năng cải tạo và cần phải được thay thế hoàn toàn.

3/ Không cần phải loại bỏ đảng CSVN mà phải tranh luận với các cơ quan nhà nước để dẹp bỏ những chính sách có hại cho người dân và thúc đẩy những chính sách và cán bộ làm lợi cho quốc gia. Xu hướng này dựa trên quan điểm cho là khi cùng với đảng CSVN nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân thì đến lúc nào đó tiến trình dân chủ hóa sẽ diễn ra một cách êm thấm.

4/ Khuyến khích người dân phát triển các đoàn thể xã hội dân sự và qua các diễn đàn này liên kết đấu tranh một cách hợp pháp để phê phán những chính sách sai trái và các cán bộ tham ô, đồng thời thúc đẩy những sự cải cách xã hội. Xu hướng này dựa trên quan điểm cho rằng tiến trình dân chủ đến từ sự ý thức và hiểu biết của từng công dân dám lên tiếng phản biện, lắng nghe người khác và biết thỏa hiệp qua các hoạt động của xã hội dân sự.

Theo tác giả thì những người tham gia vào 4 xu hướng nói trên hiện bị bộ máy an ninh của chế độ CSVN sách nhiễu, thẩm vấn, tạm giữ dưới nhiều hình thức. Dù vậy, theo tác giả thì các xu hướng nói trên vẫn đang phát triển nhưng chưa biết xu hướng nào sẽ là động lực chính của phong trào dân chủ hóa tương lai.

Nếu chúng ta nhìn cuộc đấu tranh hiện nay trên nền tảng “Toàn Dân – Toàn Diện” thì các xu hướng mà Tiến sĩ Benedict J. Tria Kerkvliet đề cập bên trên chỉ là cách phản kháng của từng cá nhân, do vị thế trong xã hội và nhận định của họ.

Những xu hướng đó được coi như là một nỗ lực “nong rộng vòng xích” nhằm bào mòn quyền lực của chế độ CSVN và tăng dần sức mạnh của người dân.

Đến khi sức mạnh của người dân phát triển đa dạng xuyên qua sự lan tỏa của các đoàn thể xã hội dân sự, thì cục diện chính trị tại Việt Nam sẽ không thể nào khác hơn tình hình Tunisia hay Ai Cập vào năm 2011.

Trong tiểu luận, Tiến sĩ Benedict không đề cập đến hai yếu tố mới nhưng vô cùng quan trọng chi phối rất lớn vào 4 xu hướng được đưa ra. Đó là sự phát triển quá nhanh của mạng Facebook tại Việt Nam và vụ giàn khoan HD 981 đã và đang làm thay đổi cục diện chính trị Việt Nam, khi đảng CSVN không còn coi Trung Cộng là chỗ dựa an toàn.

Số người gia nhập vào mạng Facebook tính đến cuối tháng 4/2015 lên đến hơn 30 triệu người, trong đó lứa tuổi từ 15 đến 25 tuổi chiếm 85% đang là tiềm lực thúc đẩy những thay đổi tại Việt Nam.

Trong khi đó, sự loay hoay của lãnh đạo Hà Nội gần đây trong các cuộc thăm viếng Nhật Bản, Ấn Độ, Úc Châu, Hoa Kỳ, Phi Luật Tân cùng lúc cam kết duy trì mối quan hệ “16 Vàng, 4 Tốt” với Trung Cộng đã cho thấy có sự nhen nhúm xung khắc trong thượng tầng lãnh đạo về hai khuynh hướng: thoát Trung và bám Trung.

Trên bề nổi, CSVN đang cố tạo hình ảnh đu dây giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ; nhưng tình thế Trung Quốc đang buộc Tập Cận Bình phải bành trướng nhanh ra Biển Đông để giải quyết những xung đột nội bộ từ sau khi xảy ra vụ Bạc Hy Lai, khiến cho lãnh đạo Hà Nội ở vào tình thế vô cùng khó khăn.

Chính những khó khăn này sẽ có lúc đẩy lãnh đạo CSVN rơi vào những chọn lựa sai lầm khiến cho các xu hướng mà Tiến sĩ Benedict phân tích bộc phát thành cơn sóng thần quét sạch mọi tàn tích của chế độ độc tài Cộng sản trong một tương lai không xa.

Lý Thái Hùng
3/5/2015

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Khẩu súng phòng không trưng bày tại một viện bảo tàng quân sự ở Bình Dương, 16/11/2021. Ảnh: Duc Huy Nguyen/ Dreamstime.com

Chiến lược Quốc phòng Việt Nam nhìn từ khía cạnh một quốc gia lục địa hướng biển

Lập luận rằng Việt Nam nên chuyển hướng bố phòng sang phía tây lục địa với cái giá phải trả là phía đông biển cả là một điều sai lầm vì Việt Nam coi trọng cả hai địa vực. Không gian biển sẽ định hình tương lai của Việt Nam, cùng với sự hậu thuẫn kiên định từ vùng đất liền lục địa của mình.

Phân tích thực tế về thế bố trí phòng thủ và chiến lược quân sự của Việt Nam nên dựa trên sự hiểu biết thực tế về nhận thức mối đe dọa và giả định về môi trường quốc tế của Việt Nam, chứ không phải dựa trên quan điểm lục địa cực đoan dựa trên nhận thức lịch sử lỗi thời.

Sức mạnh của số đông!

Khốn khổ cái thời…

Cái thời buổi gì mà con người phải khép nép tự trói khốn khổ thế này?

Vận động ư? Chẳng lẽ người Dân không có quyền vận động cho ai đó mà họ thấy là người tử tế có ích cho Dân, cho Nước sao?

Yêu nước chỉ có sức mạnh khi thành làn sóng. Mà làn sóng chỉ có thể có được khi những người yêu nước hăng hái, công khai cổ vũ cho những người yêu nước mà thôi.

Bộ trưởng Công an Tô Lâm tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, 10/8/2022. Trung ương đảng Cộng Sản VN ngày 18/5/2024 vừa giới thiệu nhân vật này để bầu vào vị trí chủ tịch nước. Ảnh VOA screenshot báo điện tử Chính phủ

Trung ương 9: Bước ngoặt hay ngõ cụt?

Trung ương đảng CSVN ra một số quyết định về nhân sự để kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa 15 ‘bấm nút.’ Sau đợt ma-ra-tông này, cuộc sống mái giữa các phe phái ở Ba Đình liệu có giảm bớt?

Ảnh minh họa: Đinh Tấn Lực

Lại một cú hốt lớn?

Ở Việt Nam nhà nào chẳng tích cóp không nhiều thì ít có vàng trong nhà. Hỏi nguồn gốc xuất xứ của số vàng này từ đâu quả là đánh đố. Có gia đình vàng được để lại từ mấy đời trước, trao đổi qua tay với nhau lấy đâu giấy tờ, hoá đơn, hợp đồng…

Số lượng vàng không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ rất lớn trong dân, sẽ dẫn đến các cơ sở sản xuất kinh doanh vàng cũng bị hệ lụy về việc không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ với cơ quan quản lý nhà nước.
Bây giờ căn cứ vào luật do nhà nước đề ra để xử phạt, rồi tịch thu có phải là một cuộc chiếm đoạt?