Trung ương 9: Bước ngoặt hay ngõ cụt?

Bộ trưởng Công an Tô Lâm tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, 10/8/2022. Trung ương đảng Cộng Sản VN ngày 18/5/2024 vừa giới thiệu nhân vật này để bầu vào vị trí chủ tịch nước. Ảnh VOA screenshot báo điện tử Chính phủ
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trung ương đảng ra một số quyết định về nhân sự để kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa 15 ‘bấm nút.’ Sau đợt ma-ra-tông này, cuộc sống mái giữa các phe phái ở Ba Đình liệu có giảm bớt?

‘Xáo bài’ hay ‘Điệu hổ ly sơn’?

Trước khi hội nghị, Bộ Chính trị đã báo cáo Ban Chấp hành trung ương (BCHTW) về quyết định phân công Đại tướng Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị tham gia Ban Bí thư và giữ chức vụ thường trực Ban Bí thư (BBT); cử Lê Minh Hưng, Bí thư Trung ương, Chánh Văn phòng Trung ương (VPTW) giữ thêm chức vụ Trưởng Ban Tổ chức.

Đảng cũng bầu bổ sung Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng ban Tuyên giáo TW; Lê Minh Hưng, Trưởng Ban Tổ chức, Chánh VPTW; Bùi Thị Minh Hoài, Trưởng Ban Dân vận và Đỗ Văn Chiến, Chủ tịch Mặt trận vào Bộ Chính trị (1).

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ‘xáo lại các quân bài.’ Lương Cường, Nguyễn Trọng Nghĩa, Lê Minh Hưng vào Ban Bí thư, Bộ Chính trị, chứ không phải bổ sung một tướng Công an, cho thấy tương quan giữa quân đội và công an cân bằng hơn trước đây. Cùng với Đại tướng Phan Văn Giang, ông tổng bí thư vẫn duy trì được ê kíp thân tín (Bộ tứ Giang – Cường – Nghĩa – Hưng). Tô Lâm nhận ghế chủ tịch nước (Phúc, Quang, Thưởng đều ngã ngựa từ chiếc ghế này) là do cần phải có điều kiện để được hưởng ‘suất đặc biệt’ (giúp lách tuổi) mà ngồi lại sau đại hội 14.

Rời Bộ Công an lúc này còn có thể do thế của Tô Lâm giờ đây không còn như đầu năm ngoái. ‘Hổ về đồng bằng’ liệu nanh vuốt sẽ ‘bị bào mòn’ tiếp? Điều này tùy vào việc ai sẽ được chọn thay ông và người này ngồi ghế ấy bao lâu? Người ấy từ Bộ Công an lên hay từ ngoài bộ vào? Nhân vật ấy có thể ‘phá vây,’ mà cũng có thể ‘bao vây’ Tô Lâm. Tô đại tướng chưa nhậm chức chủ tịch nước mà cả tuần nay đã có hàng loạt tin tức bất lợi lan truyền trên mạng xã hội, với nội dung dường như có ‘bàn tay vô hình’ tập hợp các vụ này nhắm vào ông!

Cuộc ‘đảo lại các quân cờ’ nói trên của tổng bí thư có nguy cơ ‘trăm dâu đổ đầu tằm.’ Bởi vì, cho đến nay, dư luận vẫn không tin rằng tất cả các vụ sau đây đều lỗi một mình Tô đại tướng: Vụ tập kích thôn Hoành, Đồng Tâm (Hà Nội) lúc 3 giờ sáng ngày 9/1/2020; vụ ký 3 công văn ‘Mật’ nâng khống giá trị của hợp đồng chuyển nhượng liên quan đến AVG; và vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Đức.

Tất cả, sao không để chủ tịch tân cử nhậm chức xong hẵng nhắc lại mọi chuyện cho đỡ bất tiện. Sắp tới lại là lúc ‘quan trên trông xuống người ta trông vào,’ dù giễu nhại ấy xuất phát từ thời ‘bít-tết dát vàng’ ở London. Dẫu sao cũng khó đổ mọi chuyện lên đầu tân chủ tịch?

‘Độc tài mềm’ hay dân chủ hóa?

Có lẽ chưa lúc nào cả nội trị lẫn ngoại giao của Việt Nam khó khăn như những ngày này. Kinh tế và xã hội bết bát, việc Mỹ xóa nhãn ‘kinh tế phi thị trường’ vẫn bấp bênh. Trung Quốc ‘sát ván’ với Philippines là cũng nhằm để ‘dằn mặt’ Việt Nam. Đu giây giữa trật tự Mỹ (Đối tác chiến lược toàn diện/ CSP) và trật tự Trung Hoa (Cộng đồng chung vận mệnh/ CCD) là thách thức lớn về đối ngoại hiện nay. Cha con Hun Sen đang gợi lại những khó khăn trong quá khứ, tuy thời đại FOIP và AUKUS, Việt Nam không đơn độc như trước. ĐCSVN và ĐCSTQ tự xưng là anh em, nhưng thỏa thuận về các cuộc họp hai năm một lần trong chuyến công du của “Huệ Vương” là để người em báo cáo những vấn đề nội chính của mình cho người anh giám sát. Thoả thuận liên quan đến chuyện ‘hai bên tiếp tục tăng cường phối hợp trên các diễn đàn quốc tế,’ có nghĩa là, việc bỏ phiếu của Hà Nội tại Liên Hiệp Quốc và các diễn đàn toàn cầu, từ này răm rắp theo ‘chỉ lệnh’ Bắc Kinh. Ngày 9/4/2024, trong cuộc hội kiến giữa ông Huệ với Vương Hộ Ninh, Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ, ông Ninh nhắc ông Huệ về việc phải xây dựng và bảo vệ các công trình hữu nghị Trung – Việt truyền thống, kết nối hạ tầng giao thông, xây dựng cửa khẩu thông minh, hợp tác trong lĩnh vực năng lượng mới, khoáng sản then chốt… (2).

Dưới những áp lực kể trên, nay là dịp người dân trong nước ‘thấu thị’ bản chất của thể chế không phải do họ tự lựa chọn. Trong thời gian ngắn kỷ lục, hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc hội, một nữ lưu có danh tiếng là ‘trong sạch nhất’ Bộ Chính trị – bà Trương Thị Mai, người cùng lúc giữ hai ghế quan trọng là Trưởng Ban Tổ chức và Thường trực BBT – bị ép cáo quan về quê. Người dân ‘thấu thị,’ tuy không biết ất giáp chuyện gì đằng sau ‘những bức tường tre’ kín mít ở Ba Đình. Ngay cả hội nghị lần thứ 9 này cũng là ‘bí mật quốc gia.’ Gần cả ngàn tờ báo dân phải bỏ tiền ra nuôi, cũng nhất nhất chỉ được đăng lại ‘lời vàng ý ngọc’ của người phát ngôn Bộ Công an, mỗi khi liên quan đến các đại án của ‘các đại quan trong triều.’ Trong một không gian nghẹt thở như thế, Hội luận thứ Năm hàng tuần của VOA vẫn nghị bàn về bước ngoặt dân chủ hóa của Việt Nam trong tương lai thì phải nói, những người tham gia chương trình thật đáng khích lệ về tinh thần ‘lạc quan lịch sử.’ (3) Lịch sử luôn có khúc quanh bất ngờ, khó có thể dự đoán chắc chắn điều gì sẽ xảy ra. Thế ‘cùng tắc biến’ liệu có kịp ‘thông’ hay sẽ ‘vỡ trận’ vẫn là những khả năng tiềm ẩn?

Việt Nam mất khoảng 2,5 tỷ USD viện trợ nước ngoài trong ba năm qua và có thể mất thêm 1 tỷ USD nữa do tình trạng tê liệt bộ máy hành chính (10). TW9 chưa mở ra bước ngoặt nào! Sự thâu tóm quyền lực giữa các phe phái không loại trừ nguy cơ dẫn đến cát cứ. Ý chí tại vị của tổng bí thư sau đại hội 14 không suy suyển, dù tuổi cao, sức yếu. Những ‘trụ’ trẻ khoẻ hơn có tiếp tục rơi rụng? Liệu có thể loại hết ‘các đồng chí bị lộ’ còn ‘các đồng chí chưa bị lộ’ có xứng đáng ngồi ở ghế quan tòa để phán xử? Các quy định về tổ chức, cơ cấu độ tuổi, vùng miền, về lý lịch xuất thân, học vấn… tất yếu sẽ xung đột khiến cho quá trình bình chọn của đảng đi vào thế bế tắc. Cuộc sống mái giữa các phe phái ở Ba Đình vẫn chưa thể giảm bớt. Mà rối loạn càng tăng, đấu đá càng kéo dài dễ dẫn đến vỡ trận, mất kiểm soát về mọi mặt, dễ bị thế lực ngoại bang thao túng. Sự dàn xếp mang tính thoả hiệp với quá nhiều xung đột khiến các giải pháp kém chất lượng và dẫn đến hệ thống dễ sụp đổ. Tại Hội luận của VOA ngày 17/5 có ý kiến nêu lên khả năng chế độ độc tài có thể chuyển sang ‘độc tài mềm,’ bớt sắt máu và công an trị. Từ đó, với ý thức và ý chí mạnh mẽ của người dân, một tiến trình ‘dân chủ hóa’ có thể bắt rễ trong tương lai. Đây là niềm hy vọng hay chỉ là ảo tưởng? Chỉ có lịch sử phiêu du mới có thể trả lời!(4)

Hoàng Trường

Tham khảo:

(1) https://baotintuc.vn/thoi-su/ngay-lam-viec-thu-nhat-hoi-nghi-trung-uong-9-khoa-xiii-20240516171028447.htm

(2) https://www.rangdongonline.com/2024/05/15/vuong-dinh-hue-ky-ket-voi-tq/

(3) https://www.voatiengviet.com/a/7615276.html?withmediaplayer=1

(4) https://www.voatiengviet.com/a/7616107.html

Nguồn: VOA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.