50 năm sau cuộc thảm sát Mậu Thân

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 31 tháng 1, 2018 vừa qua, lãnh đạo đảng CSVN đã tổ chức “Lễ cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm Tổng tiến công xuân Mậu Thân” tại thành phố Sài Gòn, với chủ đề “Bản hùng ca Xuân Mậu Thân 1968”. Buổi lễ có sự tham dự của toàn bộ thành phần lãnh đạo cao cấp CSVN tại chức cũng như đã về hưu.

Ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành Hồ đã nói rằng: “Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 mãi mãi là biểu tượng sáng ngời của lòng yêu nước, của ý chí quyết tâm sắt đá, tinh thần quyết chiến, quyết thắng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta…”

Sự thật cho thấy là cuộc tiến công của 50 năm trước đây không hề là cuộc nổi dậy của người dân và cũng không phải là biểu tượng của lòng yêu nước, mà chỉ là thủ đoạn chính trị của ông Lê Duẩn – người nắm quyền lực cao nhất ở miền Bắc khi đó, trong lúc ông Hồ Chí Minh đang bệnh nặng và chờ chết (Hồ Chí Minh mất tháng 9 năm 1969).

Nói cách khác, cuộc tiến công và nổi dậy vào mùa Xuân Mậu Thân 1968 mà ông Lê Duẩn chủ trương chỉ là thủ đoạn, dùng sự mở rộng cuộc chiến ở miền Nam nhằm thanh trừng những phe nhóm không phục tùng quyền lực của phe Lê Duẩn – Lê Đức Thọ sau khi xảy ra vụ án “Xét lại Chống đảng” bùng nổ năm 1967.

Cuộc tiến công Xuân Mậu Thân 1968 trên thực tế đã hoàn toàn thất bại về cả mặt quân sự lẫn chính trị.

Về quân sự, sau cuộc tiến công, gần như toàn bộ đoàn quân Bắc Việt đã bị đại bại với ít nhất 58.000 người tử vong; số còn lại bị thương, bị bắt và mất tích… Bộ Tư lệnh Hoa Kỳ Hỗ trợ Quân sự Việt Nam (MACV) ước tính hơn 180 ngàn quân số – cả chính quy từ Bắc lẫn tập kết trong Nam – đã bị thiệt mạng qua cuộc tổng tiến công kéo dài từ 30 tháng 1 tới 23 tháng 9, 1968.

Về chính trị, CSVN dự trù kích động người dân miền Nam nổi dậy để lật đổ chế độ VNCH; nhưng trái lại, quân du kích và lực lượng quân đội miền Bắc tiến đến đâu, người dân bỏ chạy tới đó. Cái mà lãnh đạo miền Bắc tác động được là đã kích lên làn sóng phản chiến tại Hoa Kỳ và nhiều nơi trên thế giới, đưa đến áp lực ngưng hỗ trợ quân sự cho VNCH, nhất là sau khi Mỹ bắt tay với Trung Cộng vào năm 1972.

Mặc dù cuộc tiến công vào năm 1968 hoàn toàn thất bại, nhưng Hà Nội là kẻ chiến thắng cuộc chiến vào năm 1975, nên ngày nay họ có thể huyênh hoang cho rằng “cuộc tiến công được lãnh đạo tài tình, đường lối đúng đắn của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.” Nhưng có một sự thật cho đến nay họ vẫn tiếp tục im lặng, vẫn không hề ăn năn, hối tiếc về cuộc thảm sát hằng ngàn người dân vô tội tại Huế, tiếp tục rêu rao những thành quả thí quân “đẫm máu” đối với những người lính Cộng sản đã bị chế độ lừa mị xua vào Nam để giết hại đồng bào dưới mỹ từ “giải phóng”, mà thực chất là để thi hành chính sách xâm lược miền Nam hầu “Cộng sản hóa” Đông Dương.

Trong cuộc tiến công Mậu Thân 1968, lãnh đạo CSVN ngày hôm nay dù có tô vẽ những chiến công đầy tưởng tượng của 50 năm về trước, nhưng vẫn không thể xóa nhòa vết nhơ lịch sử về cuộc thảm sát đẫm máu đối với hàng ngàn thường dân vô tội tại cố đô Huế với những nấm mồ tập thể. Những vành khăn tang trắng xóa cả cố đô Huế sau khi Cộng quân rút lui đã trở thành một bi kịch dân tộc, và cho đến nay, những nạn nhân vẫn chưa một ngày được truy điệu theo nghi lễ cấp quốc gia.

Hoàng Phủ Ngọc Tường. Ảnh: Facebook

Mới đây, một trong những tên “đồ tể” trong cuộc thảm sát chính bà con thân thuộc của mình tại Huế là Hoàng Phủ Ngọc Tường đã viết lời trăn trối ở tuổi 81 về cái gọi là “nỗi thống thiết tận đáy lòng… về những tang tóc thê thảm mà nhiều gia đình người Huế đã phải gánh chịu, do hành động giết oan của quân nổi dậy trên mặt trận Huế năm Mậu Thân. Đó là một sai lầm không thể nào biện bác được.” (hết trích)

Rõ ràng là chính Hoàng Phủ Ngọc Tường trong lời sám hối cuối đời cũng đã không dám nhận tội giết hại đồng bào vô tội mà lại đổ vấy cho “quân nổi dậy” một cách vô liêm sỉ. Quân nổi dậy nào mà đã tàn sát một lúc hơn 3000 nạn nhân tại 23 địa điểm với những ngôi mộ tập thể nếu không có sự chỉ đạo trực tiếp từ lãnh đạo CSVN vào lúc đó, và với sự tiếp tay của Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân, Lê Văn Hảo vân, vân…

Câu hỏi đặt ra là tại sao lãnh đạo CSVN lại tốn tiền bạc để tổ chức một buổi lễ cấp quốc gia kỷ niệm về một biến cố thất bại của 50 năm về trước, trong khi tiếp tục dửng dưng trước những khổ đau của các nạn nhân do biến cố này gây ra?

Thứ nhất, lãnh đạo CSVN hiện nay không có một chút uy tín nào ở trong dân lẫn trong nội bộ đảng. Dưới mắt người dân đây là bọn sâu mọt đang đục khoét tài nguyên quốc gia làm giàu riêng cho từng cá nhân. Việc ông Nguyễn Phú Trọng tung ra chiến dịch “đốt lò” để truy tố và kết án nặng một số cán bộ cao cấp trong ngành dầu khí, ngân hàng… được rêu rao là “diệt trừ tham nhũng”, nhưng ai cũng thấy rõ đây chỉ là chiêu bài xoa dịu dư luận hơn là thực chất. Tham nhũng vừa là hệ quả tất yếu của độc tài, vừa là mầm sống của chế độ, nên đảng CSVN sẽ tan biến ngay sau khi toàn bộ các ổ tham nhũng bị tận diệt. Chính vì mất niềm tin ở trong dân nên lãnh đạo phải tìm cách “ăn mày lịch sử” về trận chiến Mậu Thân để qua đó khỏa lấp sự yếu kém và mất niềm tin hiện nay.

Thứ hai, tuy cuộc tiến công Mậu Thân 1968 thất bại, nhưng giới lãnh đạo đảng CSVN thời nay đã cố dùng nó như một thứ phấn son nhạt nhòa thời gian, tô vẽ bộ mặt “chính nghĩa” để hòng đánh lừa những thế hệ sinh sau năm 1975, qua đó củng cố sự độc quyền thống trị của đảng. Họ biết là dựng lên những màn kịch kỷ niệm của một thời quá khứ, ít ai quan tâm, nhưng giúp cho bộ máy tuyên giáo có dịp tuyên truyền láo khoét về một thời gọi là đánh Mỹ xâm lược.

Thứ ba, điều quan trọng nhất khi lãnh đạo đảng CSVN cố nâng cuộc tiến công thất bại lên thành lễ kỷ niệm mang đẳng cấp quốc gia, là họ cố tình dựng lên chiến công giả tạo để xóa bỏ những tội ác đã gây ra cho người dân, nhất là đối với hơn 3000 thường dân vô tội bị sát hại ở Huế. Mà cụ thể nhất là dùng Hoàng Phủ Ngọc Tường tung ra lời trăn trối đổ vấy tội ác đó cho “đám quân nổi dậy” để phủi tay.

Một tiết mục sân khấu trong buổi “Lễ cấp quốc gia 50 năm Tổng tiến công Xuân Mậu Thân” hôm 31-1-2018. Ảnh: Ngọc Dương/TinTM

Nói tóm lại, lãnh đạo CSVN nên im lặng sám hối về những hậu quả đã gây ra đau thương cho người dân sau những thất bại của trận tấn công Mậu Thân 1968. Năm mươi năm cũng là thời điểm thuận lợi nhất để cho đảng CSVN tạ tội trước quốc dân về cuộc thảm sát và chính thức làm lễ truy điệu cấp quốc gia cho các nạn nhân tại Huế, hơn là dàn lãnh đạo rủ nhau vào Sài Gòn xưng tụng về một bi kịch đã qua của dân tộc.

Tiếc thay đất nước vẫn còn những tên bạo chúa say mê quyền lực và tiếp tục đánh đổi hạnh phúc dân tộc bằng những tham vọng không tưởng về thiên đường xã hội chủ nghĩa. Vì thế, trong niềm tưởng nhớ những nạn nhân Mậu Thân 1968, chúng ta hãy cùng nhau nguyện sẽ tích cực hơn nữa để sớm mang lại tự do dân chủ, thay thế chế độ cường quyền và độc ác hiện nay tại Việt Nam.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.