Tưởng Niệm Quốc Hận 30-4 tại Hoa Thịnh Đốn

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong một chuỗi tưởng niệm 40 năm (1975-2015) Ngày Quốc Hận 30/4 trên toàn thế giới, tại Hoa Thịnh Đốn có gần 500 đồng bào đã tề tựu trong công viên Sheridan Circle, trước mặt Tòa đại sứ CSVN, để tưởng niệm ngày Quốc Hận 30-4 vào chiều ngày 29/4.

Từ 6 giờ chiều, các phái đoàn từ nhiều địa phương trên Hoa Kỳ và Canada đã có mặt tại hiện trường như Philadelphia, Maryland, Virginia, New York, Toronto, Mississauga… với rừng cờ vàng ba sọc đỏ và cờ Hoa Kỳ tung bay bên cạnh nhửng biểu ngữ đòi tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam đã tràn ngập cả trên công viên, tất cả như cho cả thế giới biết rằng chính nhà cầm quyền CSVN đã chủ trương đàn áp người dân qua mọi hình thức từ khi họ lên nắm chính quyền.

Đến 7 giờ 30 phút chương trình bắt đầu với phần văn nghệ đấu tranh do các ca nhạc sỹ từ Trung Tâm Asia, dẫn đầu bởi nhạc sỹ Trúc Hồ cùng các MC như Nam Lộc, Diệu Quyên,Thùy Dương. Các ca sỹ có lòng với đất nước như Đan Nguyên, Lâm Thúy Vân, Mai Thanh Sơn, Huỳng Phi tiễn, Cát Linh, Ngọc Đan Vy, Đoàn Phi, Đặng Thế Luân, Hoàng Thục Linh, Quốc Khanh… đã trình diễn những bản nhạc đấu tranh để khơi dậy lòng yêu nước như: Xin Hãy Làm Ánh Đuốc, Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ, Vẫn Còn Đây Các Con Của Mẹ…

Đúng 8 giờ chương trình bắt đầu qua phần nghi thức khai mạc với lễ chào cờ Hoa Kỳ, Việt Nam và một phút mặc niệm để tưởng nhớ đến đồng bào và các chiến sỹ đã hy sinh trong cuộc chiến để bảo vệ miền Nam Việt Nam, những người đã bị bức tử trong các trại tù và tử nạn trên đượng vượt thoát tìm tự do trên biển cả hay rừng sâu.

Sau đó đại diện Ban Tổ Chức, ông Đòan Hữu Định, Chủ tịch CCộng Đồng Người Việt tại vùng Marylands, DC và Virginia đã ngỏ lời cám ơn đến tất cả đồng bào và các văn nghệ sỹ từ Trung tâm Asia đã có mặt đêm nay. Trước khi bước qua cuộc rước nến, Bác sỹ Đặng Vũ Chấn, đại diện Đảng Việt Tân lên trình bày về ý nghĩ của cuộc rước nến; những ngọn nến lung linh biểu tượng của lòng tưởng nhớ đến các anh linh chiến sỹ VNCH đã hy sinh để bảo vệ lý tưởng tự do.

Cô Angelina Huỳnh, đại diện cho giới trẻ Việt Nam tại hải ngoại cũng đã phát biểu cảm tưởng nói lên sự hỗ trợ của tầng lớp trẻ hải ngoại đối với các phong trào tranh đấu cho dân chủ trong nước và cô đã nhấn mạnh “40 năm là đã quá đủ” khi đề cập đến sự thống trị của đảng CS trên quê hương Việt Nam.

Cuộc rước nến bắt đầu với các vị đại diện cộng đồng, các ca nhạc sỹ Trung tâm Asia và tất cả đồng bào trên tay cầm nến đi chung quanh khu công viên Sheridan. Với khí thế lên cao, chương trình ca nhạc đấu tranh phần 2 càng làm cho màn đêm như bừng sáng với anh nến, với rừng cờ phất phới bay và với hùng khí Tiên Rồng như trở lại với toàn thể người dân Việt đang hiện diện tại nơi này. Lời ca tiếng nhạc như khơi dậy lòng yêu nước đánh dấu 40 năm lầm than trên quê hương Việt Nam.

Màn đêm buông xuống, chương trình được kết thúc với các bản hùng ca bi tráng mà các anh chị em nghệ sỹ đã cùng đồng bào cất vang. Trước khi ra về, mọi người lại hẹn gặp nhau ngày hôm sau, thứ Năm, đúng ngày 30-4 Quốc Hận, sẽ có cuộc biểu tình trước Toà Đại Sứ CSVN và Đêm Văn nghệ Đấu Tranh tại khu thương xá Eden.

Trường Can tường trình từ Washington DC.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…