Tan hỏa mù

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ít lâu nay, trong giới bình luận thời sự trong và ngoài nước đã có không ít người lạc quan cho rằng trong lãnh đạo đảng CS có một sự phân hóa, bên cạnh xu hướng thân Tàu, dựa vào Tàu, đã có một bộ phận muốn cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ và phương Tây.

Khi ủy viên Bộ Chính trị Phạm Quang Nghị được cử sang Hoa Kỳ trong khi Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh sẵn sàng khăn gói theo lời mời của Ngoại trưởng Hoa Kỳ vẫn chưa được lệnh xuất phát, có dư luận cho rằng nhóm thân Mỹ trong Bộ Chính trị đã chiếm ưu thế, mở ra triển vọng mới cho vị thế quốc tế của Việt Nam, thoát khỏi sự khống chế của người khổng lồ phương Bắc. Xu hướng lạc quan này xét ra là có lý, thuận theo suy luận lô-gíc của các sự kiện.

JPEG - 41 kb

Vụ Bắc Kinh ngang nhiên đưa giàn khoan HD-981 vào vùng biển Đông nước ta là một hành động ngạo mạn gây nên sự căm phẫn mạnh mẽ của toàn dân cũng như sự lên án của công luận quốc tế. Bộ Chính trị không thể làm ngơ trước thái độ giận dữ ấy. Thêm nữa, Bộ Chính trị cảm thấy rõ sức ép quốc tế từ Liên Hiệp Quốc, từ Quốc hội Hoa Kỳ, từ Liên Âu … yêu cầu nghiêm cách VN phải tôn trọng nhân quyền, trả tự do cho tù chính trị, tôn giáo, cho phép lập công đoàn tự do, để củng cố thế đứng của VN trong Hội đồng Nhân quyền của LHQ, gia nhập vào khối TPP nhiều lợi lộc.

Cho nên lãnh đạo đảng CS buộc phải tìm cách xoa dịu nỗi căm phẫn của nhân dân đối với hành động hung hăng ngạo mạn của Bắc Kinh, đồng thời họ cũng cố làm động tác chìa bàn tay thân hữu với Hoa Kỳ và phương Tây để hòng trục lợi, những món lợi không nhỏ.

Thế là các tù nhân Cù Huy Hà Vũ, Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Tiến Trung và một số sỹ quan và viên chức Việt Nam Cộng hòa ở tù lâu năm được trả tự do.

Từ sau tháng 9/1990, với cuộc mật đàm và Thỏa thuận ngầm ở Thành Đô, Bộ Chính trị bị ngấm đòn do roi vọt của Đặng Tiểu Bình, hoảng sợ khi hàng lọat nước CS Đông âu tan vỡ, người anh Cả CS Liên Xô trên bờ vực, liền lao vào bẫy của Bắc Kinh để kiếm chỗ dựa trước khả năng bùng nổ của ngọn triều dân chủ của nhân dân mình như ở Rumani, Bungari.… Họ sẵn sàng chuyển kẻ thù thành người Anh lớn, cùng chung học thuyết, cùng chung chế độ xã hội, chung lý tưởng CS, sống chết có nhau. Họ cho đó là cao kiến, là thượng sách, cứu đảng đặt cao hơn cứu dân.

Đây là cuộc câu kết mang bản chất phản bội nhân dân 2 nước, phản bội tình hữu nghị chân chính giữa 2 dân tộc Việt – Trung, chống lại nhân dân toàn thế giới khi toàn thể lòai người tiến bộ đã kết luận chủ nghĩa CS hiện thực là tội ác gây nên cái chết của hơn 100 triệu nhân mạng, trong đó có hơn 40 triệu dân Trung Quốc và hơn 4 triệu dân VN. Thỏa thuận Thành Đô là văn kiện tuy có thể không có thỏa thuận nào phía VN đồng ý trong 30 năm trở thành khu tự trị của TQ, nhưng chắc chắn nó là văn kiện nhục nhã bất bình đẳng, mở đường cho phía TQ lấn hàng trăm cây số vuông trên bộ, hàng vạn cây số vuông trên biển, chiếm hàng lọat đảo của VN, còn thâm nhập khai thác hàng vạn héc ta rừng biên giới, thâm nhập sâu cả vùng chiến lược Tây Nguyên để khai thác bô-xít, chiếm các gói thầu lớn nhất trong sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước, còn mở đường cho hàng mấy chục vạn người TQ xâm nhập sinh cơ lập nghiệp với những bản làng Trung Hoa trên đất nước ta. Thiệt hại, mất mát đó là vô giá, không thể tính hết.

Mất mát về chủ quyền, về lãnh thổ, về biển đảo, về tài nguyên, về môi trường, về dân sinh, về kinh tế, tài chính, về quốc thể, không sao tính hết.

Có thể khẳng định chưa có một mảy may dấu hiệu nào là lãnh đạo VN tỉnh ngộ, nhận ra sai lầm kinh khủng của Thỏa thuận Thành Đô, công khai nhận sai lầm với toàn dân, toàn quân đội, phủ định những hớ hênh đã cam kết, trả hẳn lại cho phía TQ “4 tốt” và “16 chữ vàng” do chính phía TQ cố tình chà đạp, để khẳng định quyền thay đổi đường lối đối ngọai, quyền ‘ xoay trục’ của mình.

Vậy những chuyện tạo nên ảo vọng, hồi hộp, phán đoán lạc quan vừa qua là gì? Là động tác chiến thuật, là thuộc chiến tranh tâm lý, là thủ đọan thâm hiểm, là tạo nên màn khói giả tạo, thiện chí giả tạo. Bởi vì cả 16 người trong Bộ Chính trị hiện vẫn là một đồng một cốt, tuy có thể có những mâu thuẫn kèn cựa cá nhân, nhưng đều thuộc về phái thân Tàu, coi Tàu là chỗ dựa toàn diện, chỗ dựa chiến lược lâu dài. Họ yêu đảng CS để vụ lợi riêng, bảo vệ đảng để kiếm chác tận trong tim óc, chỉ yêu nước ở đầu lưỡi, chỉ phục vụ nhân dân ở 2 môi.

Họ phân công đóng kịch, tung hỏa mù, làm như có một thiểu số trong Bộ Chính trị có quan điểm dân chủ, làm cho dư luận lầm tưởng rằng có phe này phái nọ đối lập nhau, phe thân Tàu, phái thân Mỹ. Do đó có kẻ sang Bắc Kinh nói toàn lời hữu hảo, bị Tàu coi là đứa con hư hãy trở về gia đình vẫn cứ ‘hảo, hảo’, mới đây còn lập đường dây điện thọai nóng giữa 2 Bộ Quốc phòng, rồi cử 13 viên tướng sang chầu Thiên triều. Đồng thời lại cử người sang Washington nở nụ cười tươi, tặng quà độc đáo, dọa kiện TQ ra trước tòa án quốc tế, hứa kết bạn với Philippines, rồi huênh hoang tuyên bố «dân chủ và nhà nước pháp quyền là 2 thành quả song sinh của nền chính trị hiện đại» – nhưng không hề khởi động theo những lời hứa ấy.

Do đó mà cầm chắc rằng việc gia nhập TPP sẽ còn vời vợi, việc mua vũ khí sát thương của Hoa Kỳ còn khá xa xăm, và hạnh kiểm Nhân quyền của Bộ Chính trị Hà Nội sẽ tiếp tục bị điểm xấu dài dài.

Nguồn: http://www.voatiengviet.com/content/tan-hoa-mu/2494110.html

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.