Tăng thuế đối với nông sản nhập từ Mỹ, Bắc Kinh đánh vào cử tri của Trump

Một nông dân ở Pecatonica, tiểu bang Illinois, Mỹ. Ảnh: Reuters
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 10/03/2025, mức thuế mới, tăng thêm 15%, nhắm vào các mặt hàng nông sản nhập khẩu từ Mỹ chính thức có hiệu lực tại Trung Quốc. Đây là đòn trả đũa của Bắc Kinh trước việc Washington ban hành loạt biện pháp thuế quan mới nhắm vào hàng hóa Trung Quốc.

Thông tín viên Clea Broadhurst tại Bắc Kinh giải thích:

“Bắc Kinh nhắm vào giới nông gia Mỹ, một thành phần cử tri chủ chốt của Donald Trump. Mức thuế quan mới được áp dụng đối với các mặt hàng đậu nành, bắp, thịt gà,… cũng như than đá, khí hóa lỏng và xe tải hạng nhẹ. Mục tiêu là đánh vào nền kinh tế của những vùng đã bỏ phiếu cho Trump và gia tăng áp lực chính trị lên Washington.

  • Nền nông nghiệp Mỹ đặc biệt dễ bị tác động. Trung Quốc là một thị trường quan trọng và với mức thuế đánh thêm từ 10-15%, nông sản Mỹ sẽ cạnh tranh kém hơn. Hậu quả có thể là khối lượng hàng xuất khẩu sẽ sụt giảm, kéo theo  những khó khăn tài chính cho nông dân Mỹ. Trong giai đoạn 2022-2024, kim ngạch xuất khẩu đã sụt giảm từ 42 xuống còn 29 tỷ đô la, làm suy yếu nhiều nông gia.

Khi tung ra những đòn nói trên, Bắc Kinh tính toán rất kỹ, vì họ đánh vào những lĩnh vực mà có thể tìm được các nguồn cung thay thế, Trung Quốc hạn chế được tác động ngay trên chính thị trường của mình, đồng thời củng cố được vị thế để đối phó Mỹ.

Với những trừng phạt này, cuộc chiến thương mại có thể leo thang, và điều này có nguy cơ kềm hãm tăng trưởng thế giới, gây xáo trộn các chuỗi cung ứng và gây tốn kém thêm cho người tiêu dùng. Quả bóng hiện ở trên sân của Washington.”

Minh Anh

Nguồn: RFI

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lê Đức Anh và lệnh ‘không được nổ súng’

“Không được nổ súng,” là mệnh lệnh từ thượng cấp và là nguyên nhân dẫn đến cái chết chóng vánh của 64 chiến sĩ Hải quân Việt Nam trong trận Hải chiến Trường Sa năm 1988. Gạc Ma, 14/3/1988, là ngày giỗ chung của 64 gia đình liệt sĩ nhưng còn là ngày mà lịch sử Việt Nam sẽ phải làm rõ ai là thủ phạm chính trong cuộc tàn sát này.

Gạc Ma 1988: Ai đã ra lệnh không nổ súng? Ảnh chụp màn hình youtube RFA

Gạc Ma 1988: Ai đã ra lệnh không nổ súng?

Tuy nhiên những bộ đội công binh và chiến sĩ Hải quân Việt Nam khi đó nhận được lệnh không được nổ súng chống trả phía Trung Quốc. Vậy ai trực tiếp đã ra lệnh cho binh sĩ Việt Nam không được nổ súng chống trả quân Trung Quốc trong cuộc chiến dù không cân sức đó?

18 tháng 3 - người dân không quên! Ảnh: FB Phuc Dinh Kim

Gạc Ma 14 tháng Ba: Dân Việt không thể quên*

Phần lớn xương cốt của các anh đã nằm lại vĩnh viễn trong lòng Biển Đông.

Nhớ đến các anh, những người anh hùng trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền của Việt Nam, chúng tôi thề bằng bất cứ giá nào cũng không đánh đổi chủ quyền lấy tình hữu nghị viển vông đối với Trung Quốc!