Hai danh sách tỉnh, thành phố mới được lan truyền trên mạng

Bản đồ và danh sách 33 tỉnh, thành phố sau khi sáp nhập được lan truyền trên mạng xã hội. (Phuong Ngo via Facebook)
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sự khác biệt nằm ở con số 32 và 33 tỉnh sau khi sáp nhập.

Mạng xã hội đang lan truyền hai phiên bản khác nhau của kế hoạch sáp nhập tỉnh, thành phố trên quy mô cả nước.

Mỗi phiên bản đưa ra con số tỉnh, thành phố còn lại sau sáp nhập khác nhau. Một phiên bản cho ra con số 32, phiên bản còn lại là 33.

Ngoài ra, mỗi phiên bản cũng đưa ra phương án sáp nhập các tỉnh phía nam riêng biệt. Đơn cử, theo phiên bản 32 đơn vị hành chính thì TP. HCM sẽ sáp nhập với Bình Dương và Bà Rịa-Vũng Tàu, trong khi phiên bản 33 đơn vị hành chính cho thấy TP. HCM chỉ sáp nhập với Bình Dương.

Những tỉnh duyên hải miền nam trung bộ, và Đồng bằng Sông Cửu Long cũng được sắp xếp lại theo hướng khác nhau giữa hai phiên bản.

Các tỉnh phía bắc, bắc trung bộ, miền trung và Tây Nguyên đều có phương án sáp nhập giống nhau ở cả hai danh sách.

Danh sách 32 tỉnh sau sáp nhập đang được chia sẻ trên mạng xã hội. (Hoang Dung via Facebook)
Danh sách 32 tỉnh sau sáp nhập đang được chia sẻ trên mạng xã hội. (Hoang Dung via Facebook)

RFA không có điều kiện để xác minh tính xác thực của bất cứ danh sách nào.

Cho tới thời điểm này các cơ quan nhà nước vẫn chưa lên tiếng xác minh hay bác bỏ những phương án sáp nhập tỉnh đang được lan truyền.

Trước đó, như RFA đã đưa tin, trong cuộc họp của đảng bộ Chính phủ hôm 5 tháng 3, phương án sắp xếp các đơn vị hành chính thành 32 tỉnh, thành phố đã được hé lộ, thông qua một tấm bản đồ được Thủ tướng Phạm Minh Chính cầm trên tay.

Bí thư đảng ủy Chính phủ Thủ tướng Phạm Minh Chính với bản đồ 32 đơn vị hành chính cấp tỉnh thành. Ảnh: Xây dựng Chính sách (VGP/ Nhật Bắc)
Bí thư đảng ủy Chính phủ Thủ tướng Phạm Minh Chính với bản đồ 32 đơn vị hành chính cấp tỉnh thành. Ảnh: Xây dựng Chính sách (VGP/ Nhật Bắc)

Căn cứ sáp nhập tỉnh đã được Bộ Chính trị đảng Cộng sản đưa ra trước đó, qua Kết luận 127 ngày 28 tháng 2 năm 2025.

Theo đó, quy mô dân số, diện tích, và số đơn vị cấp huyện trực thuộc là ba tiêu chí chính được dùng để xét sáp nhập.

Truyền thông nhà nước cũng đã đưa ra danh sách những tỉnh đạt tiêu chí hoàn toàn, đạt tiêu chí một phần, hoặc không đạt tiêu chí nào.

Theo kế hoạch, đảng ủy Chính phủ, cơ quan chịu trách nhiệm về đề án sắp xếp lại đơn vị hành chính, sẽ trình lên Ban chấp hành Trung ương đề án hoàn thiện vào ngày 7 tháng 4.

Trường Sơn

Nguồn: RFA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lê Đức Anh và lệnh ‘không được nổ súng’

“Không được nổ súng,” là mệnh lệnh từ thượng cấp và là nguyên nhân dẫn đến cái chết chóng vánh của 64 chiến sĩ Hải quân Việt Nam trong trận Hải chiến Trường Sa năm 1988. Gạc Ma, 14/3/1988, là ngày giỗ chung của 64 gia đình liệt sĩ nhưng còn là ngày mà lịch sử Việt Nam sẽ phải làm rõ ai là thủ phạm chính trong cuộc tàn sát này.

Gạc Ma 1988: Ai đã ra lệnh không nổ súng? Ảnh chụp màn hình youtube RFA

Gạc Ma 1988: Ai đã ra lệnh không nổ súng?

Tuy nhiên những bộ đội công binh và chiến sĩ Hải quân Việt Nam khi đó nhận được lệnh không được nổ súng chống trả phía Trung Quốc. Vậy ai trực tiếp đã ra lệnh cho binh sĩ Việt Nam không được nổ súng chống trả quân Trung Quốc trong cuộc chiến dù không cân sức đó?

18 tháng 3 - người dân không quên! Ảnh: FB Phuc Dinh Kim

Gạc Ma 14 tháng Ba: Dân Việt không thể quên*

Phần lớn xương cốt của các anh đã nằm lại vĩnh viễn trong lòng Biển Đông.

Nhớ đến các anh, những người anh hùng trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền của Việt Nam, chúng tôi thề bằng bất cứ giá nào cũng không đánh đổi chủ quyền lấy tình hữu nghị viển vông đối với Trung Quốc!