Nhân ngày 21/6 – vài lời về Trương Duy Nhất

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tôi chưa được gặp và làm quen với anh trên thực tế, nhưng lại được biết anh qua “một góc nhìn khác”.

Sắc sảo, thẳng thắn, trí tuệ, tài năng, Trương Duy Nhất đã chọn cho mình con đường chông gai, bỏ báo “quốc doanh” để được chân chính, được tự do viết những điều trung thực, trải những trăn trở, ưu suy từ tận đáy lòng.

Trên quan điểm: “Không chống phá, không phản động, không đảng phái, chẳng phe nhóm nào. Tôi chỉ là riêng tôi, một góc nhìn khác với những góp bàn cá nhân trong mong ước, khát vọng đổi thay tích cực”, Trương Duy Nhất đã dấn thân, thắp lên đốm lửa vì một đất nước kỷ cương, trong sạch, vững mạnh, vì một tương lai đẹp đẽ hơn, sáng sủa hơn cho tất cả mọi người.

Chọn cách thể hiện chính kiến ôn hòa, loạt bài “chấm điểm Thủ tướng”, “chấm điểm Bộ tứ Nguyên thủ”, “chất lượng Chính phủ”, “bỏ phiếu cùng Quốc hội”… là tâm huyết, trách nhiệm của người cầm bút lên tiếng vì lợi ích cộng đồng và xã hội. Cần mẫn, miệt mài trong “một góc nhìn khác”, Trương Duy Nhất đã mong mỏi, đã nuôi hy vọng về một xã hội được quản trị tốt hơn, hiệu quả hơn bằng những góp ý, phê phánchứa đầy tinh thần, ý thức xây dựng. Đọc anh, những người có lương tri đều lập tức bị cuốn hút, ngưỡng mộ và khâm phục. Tiếc rằng, tiếng hót trong vắt của con chim quý đã khiến không ít những người “hèn với giặc, ác với dân” sợ hãi, hoảng hốt.

Yêu đất nước này, nhọc nhằn trên những “luống chữ”, góp sức phản biện xã hội, Trương Duy Nhất kiên trì gieo những – hạt – mầm- tử – tế, những hạt mầm của cái thiện, của lẽ phải. Chúng tôi biết rằng, ngày mai, những hạt mầm ấy sẽ nở hoa.

Dù bị cách ly với thế giới bên ngoài, nhưng trong những ngày “nước sôi, lửa bỏng” của đất nước, Trương Duy Nhất vẫn không thôi đau đáu về vận mệnh quốc gia, dân tộc. Những nhắn nhủ của anh từ chốn giam cầm lay động đến thăm thẳm nhiều triệu con tim người Việt. Anh thực sự đã “góp một ngọn sóng cùng muôn vàn ngọn sóng sục sôi, căm giận của công dân nước Việt” nuôi giữ, vun đắp, thắp sáng, cháy lên tinh thần Bạch Đằng, Đống Đa, Chi Lăng.

Ngày 26-6-2014, tại Đà Nẵng, sẽ diễn ra phiên tòa phúc thẩmTrương Duy Nhất – nhưng ở đó, với chúng tôi, anh không là bị cáo, không là người có tội. Như anh từng nói: “Có những loại tù khiến người ta nhục nhã, nhưng có loại tù càng làm cho người ta thêm vinh quang”, ngày 26-6-2014, anh mạnh mẽ, không lẻ loi bước tiếp chặng đường hào sảng!

Không bẻ cong ngòi bút, không sống hèn, không quỳ gối – anh là nhà báo mến yêu của lòng dân. Cùng với anh, những blogger AnhBaSam Nguyễn Hữu Vinh, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải… đã và đang phấn đấu vì Việt Nam theo cách của mình. Cầu cho anh, cho các anh “chân cứng đá mềm”!

Nguồn: Blog Quê Choa

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…