Cảnh sát biển Việt Nam mỗi khi thấy tàu Trung quốc: bỏ chạy!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nhiệm vụ của tàu kiểm ngư, cảnh sát biển Việt Nam mỗi khi thấy tàu Trung quốc là… bỏ chạy

Kể từ khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD 981 sâu trong vùng lãnh hải nước ta vào đầu tháng 5 năm 2014, xâm phạm trắng trợn chủ quyền biển đảo nước ta đến nay, Nhà nước VN mỗi ngày đã điều động mấy chục loại tàu ra vùng giàn khoan của TQ đang neo đậu trái phép để ….. “hoạt động chấp pháp ”, nhằm thực hiện việc xác định chủ quyền lãnh hải nước ta.

Bên cạnh đó, nhà nước động viên hàng trăm tàu thuyền đánh cá của ngư dân các tỉnh ven biển đi ra bám biển, nói là đi bảo vệ chủ quyền biển đảo nước ta.

Vậy các tàu của VN đã và đang “hoạt động chấp pháp” như thế nào để bảo vệ chủ quyền biển đảo nước ta?

Theo tin tức hàng ngày mà nhà nước loan tin , thì các tàu Hải giám và tàu Cảnh sát biển của Việt Nam đã “anh dũng” tiếp cận giàn khoan của Trung Quốc với khoảng cách hàng chục hải lý. Và cứ mỗi khi thấy tàu của Việt Nam xuất hiện, thì các loại tàu của Trung Quốc với số lường đông gấp nhiều lần, với công suất lớn hơn tàu Việt Nam, được trang bị các phương tiện hiện đại, kể cả các loại vũ khí được phủ bạt, khi cần thì kéo bạt ra, chĩa nòng pháo vào tàu nước ta, và triển khai đội hình, dàn hang ngang với tư thế chặn đầu, khóa đuôi, sẵn sang đâm trực diện vào tàu Việt Nam. Bên cạnh đó là các vòi rồng công suất cực mạnh phun nước vào tàu ta. Ở cự ly gần thì chúng ném đá, chai lọ sang tàu ta…vv.

Cũng theo truyền thông nhà nước đưa tin, thì các tàu Việt Nam đã “ dũng cảm, mưu trí, linh hoạt”……bỏ chạy thoát thân để bảo vệ tàu và tính mạng con người!!!

Ôi cha mẹ ôi! Nhân dân ta cứ tưởng là các chiến sỹ trên các con tàu đó, đã “dũng cảm, mưu trí, linh hoạt” và có những hành vi và hoạt động sáng tạo thế nào để buộc các tàu hoạt động phi pháp của Trung Quốc phải rút lui, y như những người chủ nhà đã có những hành động quyết liệt để buộc những tên ăn trộm sau khi đột nhập vào nhà phải ….bỏ chạy. Nhưng thật là khôi hài . Ở đây không phải là những tên ăn cướp khi thấy chủ nhà thì bỏ chạy. Mà chính chủ nhà, khi thấy quân ăn cướp vừa đông vừa mạnh hơn mình thì …..bỏ chạy. Và một khi đã bỏ chạy như thế, thì có phải đó là các hành động “dũng cảm, mưu trí và linh hoạt” không?

Vẫn biết rằng nếu so sánh tương quan lực lượng của hai bên trên biển, mà cụ thể là tại nơi Trung Quốc đang hạ đặt giàn khoan trái phép trên biển Hoàng Sa, thì thế và lực của ta yếu hơn. Các loại tàu của Trung Quốc vừa đông hơn, công suất lớn hơn, và đặc biệt là chúng có dã tâm xâm lược độc ác hơn, thủ đoạn gian manh hơn.

Hành động thông thường của người chủ nhà khi có kẻ gian đột nhập, là phản ứng quyết liệt, kiên quyết bảo vệ tính mạng và tài sản. Nếu thấy “đối phương” mạnh hơn, chủ nhà liệu không địch nổi, thì phải tìm mọi cách báo động để liên kết, nhờ sự hợp lực trợ giúp của xóm giềng. Và cuối cùng là phải trình báo nhà chức trách để nhờ pháp luật bảo vệ.

Nhưng ở nước ta hiện nay, qua sự kiện giàn khoan nói trên, người ta thấy các nhà lãnh đạo ĐCSVN đang làm … “ảo thuật”. Lúc đầu thì ông Thủ tướng mạnh miệng tuyên bố chỗ này chỗ khác, nào là “không đổi độc lập chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng để lấy tình hữu nghị viển vông hão huyền”, nào là sẽ kiện TQ ra các tòa án quốc tế. vv.

Nhưng chỉ sau khi ông Thủ tướng phát ngôn được mấy ngày, thì đến lượt người ta nghe ông “Thượng thư Bộ Binh”, người mà hiện nắm trong tay hàng nửa triệu quân lính, và hàng ngàn tướng tá các loại, có chức năng và nhiệm vụ bảo vệ sự độc lập và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, lại coi mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện nay vẫn luôn tốt đẹp. Mặc dù “đôi khi” cũng có xảy ra xích mích, nhưng đó là chuyện nhỏ trong gia đình, hai bên sẽ tự …..dàn xếp. Hiểu nôm na cách nói của ông “Đại tướng đầu tôm”, thì dù Việt Nam có mất Hoàng Sa, Trường Sa về tay Trung Quốc đi nữa, nhưng đó là “chuyện nhỏ”. Cái chính là Việt Nam vẫn luôn luôn được Trung Quốc đối xử như một “đứa em ngoan”.

Đã thế, phía trung Quốc đã hai lần gửi thư lên Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc, trắng trợn vu khống Việt Nam gây rối và làm gián đoạn hoạt động của giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc. Thư của Trung Quốc nói rằng các hành động của Việt Nam là bất hợp pháp trên vùng biển chủ quyền của họ.

Cái “bảo bối” mà phía Trung Quốc đưa ra để khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc, chính là bức công hàm năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng.

Nhiều người gọi đây là bức “cong hàm”, làm cho nhà nước Việt Nam “mở miệng mắc quai”.

Còn ông Tổng “lú” thì sao? Có người gọi ông là “Vệ kinh vương”, cho đến nay vẫn …im re! Có lẽ ông luôn tự răn mình với câu châm ngôn “im lặng là vàng” chăng? Trong lúc đất nước đang trong cảnh “ dầu sôi lửa bỏng” như vậy, trong lúc tình hình biển Đông đang “sôi sùng sục” từng ngày, thì ông Lú vẫn “bình chân như vại”. Trong suốt bảy ngày họp hội nghị Trung ương 9 vừa qua, người ta thấy chỉ duy nhất một lần ông Lú nhắc đến danh từ “biển Đông” như sau: “Trước những diễn biến phức tạp khó lường trên thế giới, trong khu vực, nhất là tình hình Biển Đông hiện nay, cần có sự quan tâm đặc biệt đối với việc thực hiện nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng, an ninh và đối ngoại”. Tóm lại nội dung chính của Hội nghị Trung ương 9 lần này, đã được ông Lú thể hiện trong diễn văn bế mạc này là tìm mọi biện pháp để bảo vệ “sổ hưu”.

Do đó thiên hạ chẳng ai hiểu được mấy ổng nay đang sắp diễn cái trò gì?

Ông Lú xin sang “thiên triều” yết kiến thì nó không chấp nhận. Năn nỉ bọn kẻ cướp “ngồi xuống để thương lượng bàn bạc” thì nó không nghe. Mà báo động láng giềng chòm xóm hợp lực giúp đỡ để đuổi kẻ cướp ra khỏi nhà thì không làm. Hoặc kiện Trung Quốc ra các tòa án quốc tế như Philippines thì không dám. Nhiều ý kiến cho rằng, Việt Nam bây giờ rất lẻ loi và cô độc. Và việc giữ im lặng của các nhà lãnh đạo ĐCSVN chẳng khác gì là hành động TỰ SÁT.

Vậy thì câu hỏi đặt ra là, hàng ngày nhà nước huy động mấy chục tàu các loại ra biển Hoàng Sa làm cái trò “chuột vờn mèo” nhằm mục đích gì? Phải chăng đó là những động tác giả nhằm đánh lừa dư luận và che mắt nhân dân, rằng họ cũng đã có nhiều nỗ lực bảo vệ biển đảo rồi đấy. Còn thực chất là họ đang thực hiện những thỏa thuận ngầm với nhau. Nhiều ý kiến cho rằng, huy động lực lượng tàu bè như vậy ra biển là rất vất vả tốn kém, và với mục đích hễ thấy tàu Trung Quốc là bỏ chạy, thì cho họ ở nhà cho khỏe.

Còn thuyền chài đánh cá nhỏ bé và mong manh của bà con ngư dân thì thật tội nghiệp. Mỗi khi ra biển là y như ra trận vậy. Tàu thuyền của họ có thể bị đâm chìm, ngư cụ bị tịch thu, người bị đánh đập, hải sản bị cướp bóc bất cứ lúc nào, vì họ chẳng biết tàu Trung Quốc xuất hiện lúc nào mà tránh. Mà ở giữa biển khơi trống trải như vậy thì biết trốn tránh vào đâu. Không ra biển thì vợ con chết đói. Mà ra biển thì có đi mà không hẹn ngày về.

Nguồn: DienDanCTM

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.