Đề nghị cùng kiện Trung Quốc: Philippines ’làm khó’ thêm cho giới lãnh đạo CSVN

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

“Làm khó” thêm bởi vì suốt bao năm nay, giới lãnh đạo CSVN vẫn vô cùng lúng túng phải đối phó, xoay xở che đậy với nhân dân và dư luận quốc tế một bản chất là rất sợ phải làm việc này. Có mấy lý do họ sợ:

1. Các bậc tiền bối thế hệ thứ nhất của họ đã có những sai lầm, thỏa thuận trao đổi ngầm với Trung Quốc về chủ quyền mà cho tới nay vẫn chưa bị đưa ra ánh sáng được bao nhiêu. Giờ nếu đem ra kiện quốc tế, dễ bị thua cả về pháp lý lẫn chính trị.

2. Các đàn anh tiền nhiệm gần đây và chính họ đã có những thỏa thuận ngầm tiếp theo với Trung Quốc, để mua lấy sự trợ giúp, chỗ dựa trong cơn khủng hoảng, lo sợ sụp đổ. Giờ đem ra kiện có nghĩa đã vi phạm những thỏa thuận ngầm đó.

3. Bản chấn quá hèn và yếu, lại đầy vết tích đen đúa trong nội tình, trong khi Trung Quốc đã nắm được và sử dụng như những vũ khí khống chế lợi hại, đã và đang dùng để chọc phá gây mâu thuẫn nội bộ. Kẻ nào trong số họ bộ lộ thái độ muốn “làm tới” với Trung Quốc ắt sẽ bị tấn công bằng những vũ khí này, ngay từ bên trong, nhưng lại được ngụy trang bằng nhiều lý do khác nhau. Trên thực tế, có vẻ như vũ khí này đã và đang được dùng rồi, giờ chỉ là tăng hay giảm thôi.

Philippines đề nghị Việt Nam và Malaysia cùng khiếu nại Trung Quốc

28-02-2014

Vào 27.2.2014, Philippines đã kêu gọi Việt Nam, Malaysia và các bên liên quan tới tranh chấp tham gia khiếu nại pháp lý đối với yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông. Trong một bước đi táo bạo vào tháng 1.2013, Philippines đã quyết định đưa vấn đề tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Động thái này diễn ra sau khi Trung Quốc kiểm soát bãi ngầm Scarborough của Philippines từ tháng 4.2012.

Tuy nhiên, Trung Quốc đã phớt lờ mọi cáo buộc pháp lý của Philippines. Theo yêu cầu của tòa án, Philippines sẽ phải trình bày các lập luận pháp lý và chứng cứ của mình vào ngày 30.3 sắp tới.

Theo ông Francis Jardeleza, Trưởng đoàn, Tổng luật sư Philippines, Việt Nam, Malaysia và 2 quốc gia khác có thể tham gia vụ kiện hoặc tự mình đứng ra khiếu nại.

Ông Jardeleza nói đây là cơ hội duy nhất để các nước nhỏ có thể bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ trước các cường quốc là sử dụng luật pháp quốc tế. “Chúng ta ở đây là để chứng minh, trên quan điểm luật pháp quốc tế, mọi hành động và tuyên bố của Trung Quốc đều vô hiệu”.

Việt Nam, Trung Quốc, Brunei, Malaysia và Philippines có các vùng biển tuyên bố chủ quyền chồng lấn lên nhau trên khu vực biển Đông. Điều này thường gây ra các cuộc đối đầu nguy hiểm, gây căng thẳng và phức tạp thêm tình hình khu vực.

Theo giáo sư luật Raul Pangalangan, Philippines muốn Trung Quốc giải thích các giới hạn và cơ sở của việc tuyên bố chủ quyền trên một vùng biển chiếm tới 80% diện tích biển Đông.

Tuy nhiên Trung Quốc dường như không thích giải quyết tranh chấp theo hướng đa phương. Cho đến nay, Bắc Kinh vẫn chuộng hình thức đàm phán song phương, nơi sức mạnh và ảnh hưởng sẽ giúp nước này chiếm thế thượng phong.

Đối với Mỹ, Trung Quốc cũng cảnh báo Washington không nên can thiệp vào vấn đề tranh chấp ở biển Đông.

Trong đơn khiếu nại của mình, Philippines liệt kê một loạt các hành động “hung hăng” của Trung Quốc, bao gồm cả việc nổ súng xua đuổi tàu ngư dân Philippines khỏi bãi cạn Scarborough ngày 27.1.

Ngay sau khi Manila lên tiếng phản đối và chỉ trích, Đại sứ Trung Quốc tại Manila tuyên bố Trung Quốc có “chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo và vùng biển lân cận trên biển Đông”.

Bảo Duy (Theo The Gazette)

Nguồn: Blog Chép Sử Việt

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…