Văn Bút Quốc Tế đòi trả tự do vô điều kiện cho Ls. Lê Quốc Quân

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Văn Bút Quốc Tế đòi trả tự do tức khắc và vô điều kiện
cho luật sư Nhân Quyền và tác giả nhựt ký điện tử Lê Quốc Quân

Trong một Thông cáo/Kháng thư phổ biến ngày 10 tháng 10 năm 2013 trên Mạng Lưới Hành Động Khẩn Cấp, Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị Cầm Tù lên tiếng phản đối bản án 30 tháng tù giam và số tiền lớn mà tòa sơ thẩm Hà Nội đã tuyên phạt luật sư Nhân Quyền và tác giả nhựt ký điện tử nổi tiếng Lê Quốc Quân. Nhà cầm quyền Việt Nam cộng sản đã áp đặt bản án tù và số tiền phạt vừa kể bằng cách dàn dựng lên cái gọi là phạm tội ‘’trốn thuế’’. Phiên tòa khóa kín hơn là mở ra cho dân chúng, cho thân nhân cùng những người làm chứng và giới truyền thông độc lập; thiếu công minh, không đúng theo các tiêu chuẩn quốc tế về công lý. Ông Lê Quốc Quân không nhận tội và đã kháng án.

Văn Bút Quốc Tế nhắc lại trường hợp nhà báo Điếu Cày Nguyễn Văn Hải từng bị bắt và thọ hình 30 tháng tù giam hồi tháng 9 năm 2008 cũng vì phạm cái tội ‘’trốn thuế’’. Rồi sau đó, ngay khi hết hạn tù giam hồi tháng 10 năm 2010, nhà báo yêu nước dũng cảm Điếu Cày bị công an lén lút đem nhốt ở một trại giam khác. Đến ngày 24 tháng 9 năm 2012, ông bị kết án 12 năm tù giam và 5 năm tù quản chế về cái tội ‘’tuyên truyền chống nhà nước’’. Thủ đoạn lừa dối mới, bất nhân và bất lương, để bức hại những người bất đồng chính kiến chỉ có tiếng nói và ngòi bút, một lần nữa bị phơi trần trước công luận quốc tế. Ông Lê Quốc Quân không nhận tội và đã kháng án.

Thông cáo/Kháng thư của Hiệp Hội Nhà Văn Thế Giới kêu gọi các văn thi hữu Văn Bút Quốc Tế tận dụng tất cả những phương tiện kỷ thuật truyền thông đại chúng để bênh vực tù nhân Lê Quốc Quân. Đồng thời gởi Kháng thư đến nhà cầm quyền vi phạm Luật Pháp và Công Ước Quốc Tế để :

– Phản đối bản án 30 tháng tù giam và số tiền lớn mà tòa cộng sản họp kín ngày 2 tháng 10 năm 2013 đã tuyên phạt luật sư Nhân Quyền và tác giả nhựt ký điện tử Lê Quốc Quân về cái gọi là tội ‘’trốn thuế’’;

– Xác quyết điều mà chúng ta tin rằng những cáo buộc của tòa cộng sản có động cơ chính trị ở đằng sau; và chế độ Hà Nội đã dùng xảo thuật chính trị đó nhằm ngăn chận ông Lê Quốc Quân tiếp tục những hoạt động chính đáng về Nhân Quyền và hành sử quyền của ông được tự do phát biểu và thể hiện quan điểm;

– Thúc giục nhà cầm quyền Việt Nam cộng sản trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho ông Lê Quốc Quân;

– Yêu cầu bảo đảm rằng trong lúc còn bị giam nhốt, ông Lê Quốc Quân được quyền tiếp nhận những sự chăm sóc thuốc men đầy đủ.

Văn Bút Quốc Tế còn tố cáo rằng ít nhứt có 40 nhà văn, nhà báo và tác giả nhựt ký điện tử Việt Nam đang thọ hình từ 2 đến 16 năm tù giam chỉ vì những hoạt động ôn hòa và những bài viết của họ chỉ trích chế độ độc tài và nhũng lạm. Từ năm 2009 đến nay, con số nhà cầm bút bị giam cầm độc đoán đã tăng hơn gấp ba.

Dưới đây là Thông cáo/Kháng thư (bản Anh ngữ) của Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị Cầm tù. Chúng tôi sẽ cho phổ biến bản Việt ngữ trong Bản tin sau.

Genève ngày 11 tháng 10 năm 2013

Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
Ligue Vietnamienne des Droits de l’Homme en Suisse
Vietnamese League for Human Rights in Switzerland

Nguồn tin: nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt, Phó chủ tịch Trung Tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại (đặc trách Ủy Ban Bênh Vực Nhà Văn bị Cầm Tù), hội viên Trung Tâm Nhà Văn Việt Nam Lưu Vong, Hội Nhà Văn Liên Hiệp Quốc Genève và Hội Nhà Văn và Nhà Phiên Dịch Vùng Á Châu – Thái Bình Dương.

Tài liệu: Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ.
Ghi chú thêm: Thông cáo/Kháng thư của Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị Cầm tù còn được phổ biến trên hệ thống IFEX Action Alert Network (International Freedom of Expression Exchange/Trao Đổi Quốc Tế Quyền Tự Do Phát Biểu).

PEN International – Writers in Prison Committee
RAPID ACTION NETWORK

________________________________________

10 October 2013
RAN 32/13

VIET NAM: Prominent blogger and human rights lawyer sentenced to 30 months in prison

________________________________________

PEN International protests the 30-month sentence and heavy fine handed down to blogger and human rights lawyer Le Quoc Quan for alleged tax evasion on 2 October 2013. PEN believes the charges to be politically motivated and that he has been penalized for his human rights work. It is therefore calling for his immediate and unconditional release.

TAKE ACTION: Share on FaceBook, Twitter and other social media

Please send appeals:

Protesting the 30-month sentence and heavy fine handed down to blogger and human rights lawyer Le Quoc Quan for alleged tax evasion on 2 October 2013;

Stating that you believe the charges to be politically motivated and intended to prevent him continuing his legitimate human rights activities and from exercising his right to freedom of expression;

Calling for his immediate and unconditional release;
Seeking assurances that, while he remains imprisoned, Le Quoc Quan receives adequate medical treatment.

Background

On 2 October 2013, Le Quoc Quan, a 41-year-old prominent blogger, human rights lawyer who has called for greater democracy in Viet Nam, was sentenced to 30 months in prison and a fine of 1.2 billion dongs (approx. US$ 59,000) on charges of tax evasion under Article 161 of the Criminal Code. The charges related to the alleged evasion of tax equivalent to approximately US$30,000 in relation to a consultancy company which he owned, but are widerly believed to be politically motivated. Le Quoc Quan denies the charges, arguing that he is targeted for his human rights activism. While the trial was declared open to the public by the authorities, it remained under strict control and is believed to have fallen short of international fair trial standards. Few international observers were granted access to an adjacent room to watch the trial, and they reported that the closed circuit feed was frequently cut off during the course of the one-day trial. Following his conviction, Le Quoc Quan was imprisoned in Hanoi detention camp No1, Tu Liem district, Hanoi.

Le Quoc Quan is believed to have been targeted for his blog (http://lequocquan.bogspot.co.uk) in which he exposed human rights abuses and other issues not covered by the state-controlled media. Nine days before his arrest on 27 December 2012, Le Quoc Quan wrote a critical article entitled “Constitution or a contract for electricity and water service?” on the re-drafting of Vietnam’s Constitution, in which he expressed concern that it should not be used as a political vehicle for the ruling party. In addition he called for its careful revision, arguing that it should provide the foundations for democracy. The article was originally published on the BBC’s Vietnamese website. Le Quoc Quan’s pre-trial detention exceeded the maximum four months stipulated by the Vietnamese Criminal Procedures Code, during which time he was reportedly prohibited from seeing his family.

Le Quoc Quan is reported to be in ill-health following two hunger-strikes. Concerns for his well-being are heightened owing to the reported cramped and unsanitary conditions in the Hanoi detention camp where he is currently held.

Background

Le Quoc Quan has been the target of previous harassment and arrests. On 8 March 2007 he was detained without trial by the authorities for 100 days upon his return from a US government-funded fellowship in Washington where he published a report entitled, Democracy in Vietnam: the role of society. He was charged with carrying out activities to overthrow the government under Article 79 of the Penal Code, and released on 16 June 2007. Le Quoc Quan was reportedly arrested again on unknown charges on 4 April 2011 as he attempted to approach the People’s Court of Hanoi where the trial of legal activist Cu Huy Ha Vu was taking place. In August 2012 he was reportedly attacked by men he believed were state agents, and in October of the same year he reported receiving threats from the authorities.

PEN International is currently monitoring at least 40 cases of writers, journalists and bloggers serving sentences ranging from two to 16 years for their peaceful activism and critical writings. According to PEN’s records, the number of writers arbitrarily detained in Vietnam has more than tripled since 2009. There are similarities between Le Quoc Quan’s case and that of independent journalist and blogger Nguyen Van Hai (also known as Dieu Cay), who served a 30-month sentence for alleged tax fraud but instead of being released on completion of his sentence in October 2010 he was subsequently charged with a second offence of “propaganda against the Socialist Republic of Vietnam”, under Article 88 of the Criminal Code, and sentenced to 12 years in prison and five years in house arrest in September 2012. (See previous RANs: 47/08 Update #1, 66/12 and 27/13).

PEN International – Writers in Prison Committee .
Brownlow House 50-51 High Holborn London WC1V 6ER.
Tel.+44 (0)20 7405 0338 Fax: +44 (0)20 7405 0339 www.pen-international.org

Nguồn: http://www.pen.org/

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.