Tiếp đón Giáo sư Phạm Minh Hoàng tại Paris

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sáng Chủ Nhật ngày 25 tháng 6, trời Paris thật trong. Lúc 6:30 sáng, gia đình cùng nhiều bạn bè, thân hữu, chiến hữu của Giáo sư Phạm Minh Hoàng đã có mặt tại cổng tiếp đón phi trường quốc tế Charles de Gaulles (CDG). Nhiều biểu ngữ bằng hai thứ tiếng Pháp Việt đã được mọi người mang đến: “Người ta có thể đưa tôi ra khỏi Việt Nam, nhưng không ai có thể đưa Việt Nam ra khỏi tôi”, “Chúng tôi đồng hành cùng PMH”, “Tôi là người VN”, “Chúng tôi là người VN”, “Pháp: Đất nước của Tự do, Nhân quyền. Việt Nam: Nhân quyền Tự do làm gì có”… làm cho nhiều người ngoại quốc có mặt tại chỗ hiểu được và chứng kiến cảnh tiếp đón rất long trọng dành cho một hành khách nào đó sắp đến, mà chính quyền CSVN phải biết xấu hổ! Sau khi tiến hành thủ tục ‘quá cảnh’ tại cổng Hải Quan Pháp, Giáo sư Phạm Minh Hoàng với nét mặt nghiêm nghị mệt mỏi, cùng đi với ông có ba an ninh CSVN kè bên cạnh từ sân bay Tân Sơn Nhất đến sân bay CDG, không lúc nào rời ông khỏi nửa bước, kể cả khi ông có nhu cầu riêng (Giáo sư Hoàng kể lại như vậy). Đến khi Giáo sư Hoàng ra ngoài, trong tiếng vỗ tay chào mừng của gia đình và thân hữu ở cổng đón tiếp, những nhân viên an ninh của chế độ Hà Nội mới tìm cách lẩn tránh trong số khách du lịch đông đảo đến từ khắp nơi. Tuy khá mệt sau hơn 12 giờ bay, Giáo sư Phạm Minh Hoàng đã ngắn gọn chia xẻ một vài cảm nghĩ của mình với các thân hữu, khi đặt chân đến Paris lần này. Ngay sau đó, một số phóng viên báo đài CTM Media, AP, FBooker, BBC, VOA… đã quay phim phỏng vấn trực tiếp giáo sư Hoàng, cũng như qua điện thoại viễn liên, khiến cho buổi đón tiếp vô cùng nhộn nhịp và nhất là mọi người ở xa đã có thể theo dõi qua livestream của nhiều Facebooker. Sau khi nghỉ mệt được vài tiếng đồng hồ, Giáo sư Phạm Minh Hoàng đã có cuộc gặp gỡ với một số bạn bè, thân hữu kể cả những người của “sứ quán” đến nghe vào lúc 15 giờ tại phòng tiếp tân khách sạn. Chương trình khai mạc trễ đến 30 phút vì một số phóng viên AFP, Reuters muốn làm ngay cuộc phỏng vấn ở bên ngoài để phóng đi nhanh, vì thế khi Giáo sư Hoàng bước vào phòng với những tràng pháo tay thật dài không dứt, tuần tự ông đi chào bắt tay từng người bạn quen và mới quen. Nghi thức khai mạc được cử hành trang trọng, chào quốc kỳ và phút mặc niệm, sau đó Ban tổ chức giới thiệu về giáo sư Phạm Minh Hoàng, phóng sự âm thanh và hình ảnh về buổi công an đến nhà vây bắt trục xuất một công dân Việt Nam phải rời khỏi quê hương đất nước Việt Nam của ông. Giáo sư Hoàng điềm đạm, đầy quyết tâm, đôi lúc dí dõm trong những câu chuyện ông kể cho quan khách nghe, về những buổi sinh hoạt thường ngày cùng gia đình, những buổi gặp gỡ trao đổi với những người bạn, người học trò, người quen… đến những buổi ‘làm việc’ và buổi cuối cùng trong phòng tạm giam, cho đến khi lên phi cơ rời khỏi Việt Nam, sau đó nhiều bạn bè, quan khách đã hỏi và bày tỏ cảm tình đối với ông và gia đình. Chương trình được xen kẽ bằng ba lá thư tiêu biểu đã được Ban Tổ Chức chọn lọc, để đọc lại cho quan khách cùng nghe. Đầu tiên là lá thư của luật sư Lê Công Định: “… Tước quốc tịch Việt Nam của giáo sư PMH là vi hiến, nếu tước quốc tịch Việt Nam của Giáo sư Phạm Minh Hoàng, thì hãy tước quốc tịch của tôi”.

Lá thư thứ hai của luật sư Đặng Đình Mạnh: “… Trong đêm, một người bị lưu đày ra khỏi quê hương, nhưng ngọn lửa yêu nước nồng nàn từ con tim người ấy vẫn cứ cháy sáng mãi không thôi … làm thức tỉnh biết bao kẻ u mê, cho kẻ thất phu biết ý thức trách nhiệm của mình trước vận mệnh của xứ sở …”.

Đặc biệt lá thư thứ ba của chị Lê Thị Kiều Oanh viết trong lúc Giáo sư Hoàng bị bắt và trục xuất, lần đầu tiên Giáo sư Phạm Minh Hoàng mới được nghe: “…. Tôi thương chồng tôi một trái tim nhiệt huyết dành trọn cho đất nước không tính toán thiệt hơn… Tôi tự hào vì sau này trên trang sử nước nhà anh sẽ ghi danh là người Việt đầu tiên bị chế độ CS lưu đày…”, làm cho nhiều quan khách xúc động và phẫn nộ, một chính quyền tàn bạo dã man, chia cắt tình gia đình, tình vợ chồng, tình cha con, và tình quê hương của Giáo sư Hoàng. Ban Tổ Chức cũng đã kết nối trực tiếp với người vợ của Giáo sư trong buổi trao đổi, tất cả mọi người đều vỗ tay tán thưởng, sau bức thư đầy ý nghĩa và tình cảm của chị.

Chương trình được chấm dứt với nhạc phẩm ‘Trả lại cho dân’ đúng với tâm trạng của tất cả mọi người đang có mặt: Trả lại đây cho nhân dân tôi quyền tự do, quyền con người, quyền được nhìn, được nghe, được nói, quyền được chọn chân lý tự do…

TND tường trình từ Paris

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đại diện Lưỡng viện Quốc Hội Hawaii (phải) trao Nghị quyết Cờ Vàng cho Đại diện Cộng đồng (giữa)

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 29/4 – 5/5/2024

Nội dung:

– Thông báo về các sự kiện đặc biệt tại Geneva, Thụy Sĩ nhân dịp Vietnam UPR 2024;
– Cựu TNLT Châu Văn Khảm gặp mặt thân hữu tại Houston;
– San Jose treo cờ tưởng niệm Quốc hận 30/4/1975;
– Lưỡng viện Quốc hội Hawaii và thành phố Honolulu ra Nghị quyết Vinh danh Cờ Vàng và Lễ Tưởng niệm Quốc hận 30/4 tại Hawaii;
– Cộng đồng tại Houston, TX tưởng niệm 30 tháng Tư;
– Hình ảnh các cuộc biểu tình Ngày Quốc hận 30/4 tại Vương Quốc Bỉ, Đức, Úc Châu;
– Mời theo dõi các cuộc hội luận.

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”