Tố cáo thủ đoạn đàn áp bằng luật pháp của Hà Nội

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

ỦY BAN PHỐI HỢP HÀNH ĐỘNG VÌ DÂN CHỦ

Liên lạc: ubphdc.10@gmail.comhttp://danchutudochovietnam.blogspot.com/


Thông Cáo Báo Chí

Tố cáo thủ đoạn đàn áp bằng luật pháp của Hà Nội

Ủy Ban Phối Hợp Hành Động Vì Dân Chủ cực lực phản đối và lên án hành động vi phạm nhân quyền nghiêm trọng của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam qua việc kết án ông Vi Đức Hồi 8 năm tù và 5 năm quản chế trong phiên xử ngày 26/01/2011 tại Lạng Sơn.

Ông Vi Đức Hồi, cựu đảng viên đảng CSVN, là một nhà đấu tranh kiên cường cho dân chủ và thành viên của Khối 8406. Ông đã có nhiều bài viết và hoạt động tranh đấu chống tham nhũng và bất công xã hội, cảnh báo hiểm họa mất đất mất biển vào tay Trung Quốc, và đòi hỏi dân chủ cho Việt Nam. Tất cả những hoạt động của ông đã được thực hiện công khai, ôn hòa và không vi phạm luật lệ nào. Thế mà ông đã bị kết tội “tuyên truyền chống phá chế độ” theo Điều 88 luật hình sự CSVN.

Cũng trong thời gian này, có hai trường hợp đàn áp khác cần quan tâm. Trước hết là việc công an đã dùng thủ thuật đen tối để bêu rếu Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ khi bắt giữ ông tại Sài Gòn vào ngày 4/11/2010 và sau đó chuyển sang vu cáo ông vi phạm Điều 88. Đây là hành động trả thù đối với Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ vì ông đã can đảm lên tiếng bảo vệ nhiều nạn nhân của chế độ, gần đây nhất là vụ án 6 giáo dân Cồn Dầu. Cá nhân ông cũng đã nộp đơn kiện các quan chức vi phạm luật pháp kể cả thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng. Mặc dù còn đang bị giam giữ và chờ ngày xử, nhưng ông vẫn kiên cường đấu tranh, tiếp tục kêu gọi dân chủ và công lý cho dân tộc.

Kế đến là việc ba thành viên của Phong Trào Lao Động Việt đã bị ngăn cấm không được luật sư biện hộ tại phiên tòa phúc thẩm ở Sài Gòn. Trước đó, vào ngày 26/10/2010 tại phiên xử ở Trà Vinh, vì những hoạt động bảo vệ quyền lợi của công nhân, chị Đỗ thị Minh Hạnh đã bị kết án 7 năm tù, anh Đoàn Huy Chương 7 năm tù và anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng 9 năm tù về tội “gây rối trật tự công cộng”. Nhờ vào sự phản đối mạnh mẽ của gia đình và sự quan tâm của dư luận quốc tế, nhà cầm quyền CSVN đã tạm hoãn phiên xử phúc thẩm dự trù vào ngày 24/01/2011 vừa qua.

Ngoài ra, còn rất nhiều trường hợp lạm dụng luật pháp nghiêm trọng khác như nhà báo Điếu Cày bị tiếp tục giam giữ dù đã mãn hạn tù; bốn đảng viên Việt Tân – Giảng viên Phạm Minh Hoàng, Mục sư Dương Kim Khải, Chị Trần Thị Thúy và Ông Nguyễn Thành Tâm – bị bắt giữ với tội danh vi phạm Điều 79 luật hình sự CSVN; Cô Phạm Thanh Nghiên, Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, các thành viên của Đảng Dân Chủ Việt Nam (Ls Lê Công Định, anh Nguyễn Tiến Trung, ông Trần Anh Kim) v.v.

Tất cả những sự kiện trên cho thấy rõ đây là một thủ đoạn đàn áp hiểm độc đội lốt pháp trị của nhà cầm quyền CSVN. Hệ thống luật pháp đã bị lạm dụng và biến thành công cụ để tiêu diệt những tiếng nói yêu nước và những hoạt động tranh đấu cho dân chủ. Đặc biệt, Điều 79 và Điều 88 trong bộ luật hình sự đã thường xuyên được dùng để kết tội những hoạt động đấu tranh ôn hòa.

Vì vậy, Ủy Ban Phối Hợp Hành Động Vì Dân Chủ long trọng minh xác:

  • Việc gán ghép những người yêu nước, tranh đấu ôn hòa vào tội “hoạt động âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân” hay những tội danh khác theo luật hình sự của nhà cầm quyền CSVN là những cáo buộc hoàn toàn phi lý, sai sự thật và phản dân chủ.
  • Hoạt động chính trị ôn hòa, hành xử quyền tự do ngôn luận, tham gia công đoàn độc lập đều thuộc về những quyền căn bản của con người được minh định trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền mà Việt Nam đã ký kết thi hành. Việc nhà cầm quyền CSVN tiếp tục chà đạp nhân quyền là điều không thể chấp nhận được và cần phải lên án.

Cùng với toàn dân Việt Nam, Ủy Ban Phối Hợp Hành Động Vì Dân Chủ sẽ tiếp tục tranh đấu để bảo vệ nhân quyền, chấm dứt độc tài và xây dựng dân chủ trên đất nước Việt Nam.

Ngày 26 tháng 1 năm 2011

Ủy Ban Phối Hợp Hành Động Vì Dân Chủ

PDF - 40.4 kb
UBPH-TCBC-26.1.2011

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.

Ảnh chụp khúc đường Tôn Đức Thắng (Q.1, Sài Gòn) trước (hình trái) và sau (phải) khi chặt hạ cây xanh. Ảnh: 24h.com

Có nên chặt cây xanh để xây đường sắt trên không?

Không cần phải nói dài dòng, ích lợi của cây xanh trước tiên là thẩm mỹ, nhưng quan trọng hơn cả là nó giữ cho môi trường trong sạch bằng cách hút khí dioxit carbon và thải ra oxy. Chính vì thế khi đi trong rừng hoặc thậm chí dưới những con đường có hai hàng cây xanh lá thì chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Cây xanh vì thế trở thành một phần của hệ sinh thái đô thị. Điều này không phải và không thể nói ngược lại.

Vậy thì chặt bỏ hàng trăm (nếu tính cả hai thành phố Hà Nội và Sàigòn) thì phải nói là hàng ngàn cây để xây metro có phải là lý do hợp lý và chính đáng không?