Thông tin và nhân quyền

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong tháng qua cuộc đấu tranh giành tự do dân chủ từ tay độc tài CS tại VN vừa nóng lên thêm vài độ trên mặt trận thông tin. Vốn dĩ chủ trương bưng bít thông tin mở rộng theo đúng sách lược độc quyền kiểm soát và phân phối trong mọi lãnh vực, nhà nước CSVN hẳn đã phải rất khó chịu khi người dân tham gia phát biểu ý kiến, khi họ đặt vấn đề về những quyết định sai lầm của chỉ đạo tập trung trên mọi diễn đàn đại chúng như blogs, thư ngỏ, đề nghị, kháng cáo, bằng những phương tiện thông tin hiện đại của Internet. Rập theo khuôn khổ quan thầy Trung quốc, nhà nước CSVN nay lại đem áp dụng những biện pháp pháp lý và kỹ thuật nhằm bó buộc mọi thành phần kinh tế trong nước phải chui lại vào cái cũi chật hẹp của thông tin một chiều, của tư tưởng giáo điều, để người thấp cổ bé miệng lại phải chấp nhận làm dân ngu dễ trị.

Từ nghị định công văn chính thức rải khắp các bộ Công An Nội vụ, Bưu chính Viễn thông, đến phần mềm dò thám kiểu Đập Xanh (Green Dam) của Trung Quốc, chưa kể những tài lực tốn phí cho việc phá hoại bất chính của tin tặc, nhà nước CS đã không từ khước bất cứ biện pháp nào khả dĩ có thể giúp họ kềm kẹp tư tưởng của từng người, từng lớp trong xã hội Việt Nam.

PNG - 140.8 kb

Thế nhưng những diễn tiến mới đây trên mặt trận thông tin tư tưởng cho thấy có nhiều xác suất Đảng và nhà nước CSVN đang và sẽ còn gặp phải nhiều thua thiệt cả về sách lược lẫn chiến thuật.

Lý do thứ nhất, bằng những biện pháp kềm kẹp này họ đã nhìn nhận, như Trung tướng Công an CS Vũ Hải Triều công bố chính thức, chủ trương độc tài, ngu dân để trị, một chủ trương mà họ đã từng gán cho các chế độ thực dân đế quốc, để mượn cớ dựng cờ nổi dậy, với hậu quả là gây nên cuộc chiến huynh đệ tương tàn suốt cả 20 năm, với bao đổ vỡ chưa hàn gắn được suốt hơn nửa thế kỷ.

Thứ hai, trong lúc dư luận thế giới tự do còn đang đặt vấn đề về việc Trung Quốc cấm cản, kiểm soát những tên tuổi hàng đầu trong làng thông tin như Google, khiến công ty này rút ra khỏi nước này, nhà nước CSVN lại dẫm vào dấu giầy nhem nhuốc của quan thầy của họ bằng việc bưng bít cổng vào Facebook và vô số trang nhà khác, nhất là Human Rights Watch, một tổ chức thiện nguyện với tôn chỉ và phương tiện lẫn nhân sự dành cho nhiệm vụ duy nhất là lên tiếng tố cáo về vi phạm nhân quyền! Điều này cho thấy CSVN không những thụ động, thiếu sáng tạo trong việc đi đầu mở lối cho một quốc gia, mà tệ hơn, còn phải lệ thuộc nặng nề vào Trung Quốc, nước đã từng xâm lược và đô hộ Việt Nam, mà có lần chính họ đã từng gọi là bá quyền. Chứng cứ còn nhiều và rõ ràng hơn nữa khi nhà nước CSVN bắt bớ, trù dập những tiếng nói yêu nước gióng lên phản đối mưu toan đô hộ mới của Trung Quốc đang áp đặt lên quần đảo Hoàng Sa Trường Sa và cả khu vực Biển Đông, hay phản đối nhà nước cho Trung Quốc thuê rừng đầu nguồn, đào mỏ bauxite, biến nước mình thành bãi phế thải chất độc hại ô nhiễm. Một lần nữa, ngọn cờ độc lập dân tộc, tự túc tự cường mà người CSVN giương lên ngày trước giờ đã hiện nguyên hình là một lá bùa chính trị có dính máu bao người yêu nước lẫn thường dân vô tội, nay lại có thêm mùi tanh tưởi do chất thải của đàn anh.

Thứ ba, người CS Karl Marx đã từng tuyên bố: “Kẻ bần cùng chẳng còn gì để mất ngoài gông xiềng của họ!”. Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh. Càng lộ rõ bản chất độc tài áp bức của họ, càng có nhiều người vốn dĩ đã đói rách vì tham nhũng, vì bị cướp đất đai, nay còn bị cướp luôn cả tiếng kêu than, vì những quốc sách sai lầm đem con bỏ chợ của nhà nước và cán bộ CSVN, sớm nhận ra đâu là nguyên cớ của sự lầm than, ai làm chủ những gông xiềng của họ, để từ đó nếu không trực tiếp đứng lên đòi quyền sống thì ít ra cũng tiếp tay những dòng người tranh đấu cho giải pháp rốt ráo là giành quyền làm chủ thật sự cuộc sống của họ và vận mạng của đất nước. Mặt khác, khi tự mâu thuẫn với những tuyên truyền xưa và nay, với những giáo điều từ miệng triết gia sáng lập, đảng CSVN ngày càng khó ăn khó nói với những người vẫn còn tin vào chủ thuyết CS, dù ở thời điểm này, hay với thế hệ mới của những đảng viên trẻ chưa từng búa rìu vào rừng làm cách mạng, dù có cả tin lý tưởng giải phóng hay chỉ do tham vọng cầm quyền. Sắp tới đây, đại biểu nào trong Quốc Hội bù nhìn của VNCS sẽ còn hãnh diện được ngồi trong hàng ngũ của những người phản tiến bộ, phản dân chủ, nếu không muốn gọi bằng hai chữ phản động, là đảng CSVN?

Đập càng cao, nước càng dâng cao hơn nữa. Trong khi thế giới ngày càng phẳng, quan hệ giữa người và quốc gia ngày càng bình đẳng, nhà nước CSVN không thể tăng cường kềm kẹp mà không lãnh lấy rủi ro và hậu quả của việc tự cô lập thêm, tự đi lùi, trên mọi thị trường từ thương mại đến nhân công. Vốn đã mang tiếng yếu kém về hạ tầng cơ sở, thủ tục rườm rà, pháp lý quanh co, mang tiếng thiếu hiệu quả đầu tư, các bộ phận trọng yếu của nền kinh tế còn thiếu suy tư khách quan độc lập do vẫn còn bị hành pháp, bị chỉ đạo tập trung kềm chế, càng thêm nhiều dấu chỉ độc tài chỉ càng làm tăng áp suất lên những lỗ rò rĩ của một nền kinh tế cải thiện nửa vời.

Trong khi thị trường tự do ngày càng xem trọng vai trò của thông tin, càng dồn nỗ lực, tài lực tăng cường an ninh cho hệ thống và các mạng thông tin của cá nhân và cơ sở thương mại, thử hỏi nhà đầu tư ngoại quốc nào còn muốn đổ tiền vào một quốc gia có cả một đội quân chỉ chực chờ nghe lén mỗi cú điện thoại, hay thường xuyên rình rập nhòm ngó trên mỗi đường dây liên lạc của mình? Nhà nước Việt Nam lấy gì để bảo đảm họ sẽ có đãi ngộ cho đầu tư ngoại quốc khi phân biệt đối xử dân địa phương, khi những cam kết tôn trọng nhân quyền cấp Liên Hiệp Quốc chỉ có giá trị bằng một chữ ký ngoằn ngoèo trên một mảnh giấy còn lưu lại tại Nữu Ước, chứ chưa chắc đã có phó bản còn cất lại đâu đó tại Việt Nam?

Cuối cùng, trong lãnh vực kỹ thuật, nơi tính sáng tạo đã được chứng minh biết bao lần vừa là động lực, vừa là phương tiện tạo nên hệ thống Internet nới rộng, thành quả của tiến triển mới nhất của cả loài người, chỉ đội quân cò cáo của công an và nhà nước CS, dù có tinh nhuệ đến đâu, dù có đông đảo đến đâu, và dù có bao gồm luôn cả hai guồng máy có quan hệ răng môi là CSVN và CSTQ, cũng không thể ngăn cản nổi sự tự do giao thông của tư tưởng. Là vì kết quả cuối cùng chỉ là thua thiệt: tự cách ly khỏi trào lưu tự do là tự đặt mình vào thế bị động, ngồi lì chịu lỗ; còn nửa úp nửa mở thì sớm muộn kẽ hở phải lòi ra.

Đập càng cao, nước càng dâng cao hơn nữa. Có tường lửa, thì cũng có cách vượt tường lửa. Chận đường dây cáp, người ta dùng vô tuyến. Có nghe lén điện thoại, thì đã có điện thư mã hóa; giải mã hệ hai, tôi dùng hệ mười. Rình trộm, bắt bớ điện thư, thì có những blog, những Twitter. Không cho nói công khai, thì diễn tả bằng ca dao, ngụ ngôn, bằng lời con trẻ, hay thậm chí bằng quảng cáo, bằng giá cả mặt hàng. Giấy bút tôi ai cướp giật đi, tôi sẽ dùng dao viết thơ lên đá! Để chẳng những kẻ đi qua hôm nay cũng thấy, mà mãi sau này loài người cũng hay. Ai cướp, ai giật, giờ có mù cũng còn lần tay đọc được.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.