Dẹp bạo lực học đường? Dễ không à

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ban biên tập web VT: Tiết mục “Làng Dân Báo” sẽ giới thiệu thường xuyên đến quý độc giả những bài viết đa dạng từ các cây viết bloggers. Đây là những trăn trở chân thực và “ngoài luồng” của quần chúng Việt Nam.

Xin giới thiệu đến quý độc giả bài viết “Dẹp bạo lực học đường? Dễ không à!” của blogger Quê Choa, tức nhà văn Nguyễn Quang Lập:

http://quechoablog.wordpress.com

— –

Cứ mỗi ngày vào mạng lại thấy ít nhất một vụ bạo lực học đường, hết chuyện học sinh đánh nhau đến sinh viên đánh nhau, tùm lum tùm la. Một video clip nữ sinh đánh hội đồng được tung lên gây dư luận xôn xao, lập tức có hàng chục hàng trăm cái clip tương tự được tung lên tối tăm mặt mũi.

Chuyện nam sinh đánh nhau có từ tám hoánh, chẳng phải bây giờ, xưa cũng đánh nhau túi bụi, cũng băng nọ đảng kia, khoa này tẩn khoa kia, trường này trị trường nọ, có điều chỉ thượng cẳng chân hạ cẳng tay rồi thôi, ngày nay tiến lên đâm chém giết hiếp, thất kinh.

Có quá nhiều chuyện nam sinh từ đánh nhau tiến lên giết nhau, đâm chết bạn ngay cổng trưởng, đâm luôn thầy giáo nhảy vào can gián. Sinh viên cùng nhà trọ đánh nhau, chủ nhà can ngăn, lập tức đâm chết luôn nhà trọ. Ôi thôi, kể không xuể.

Thì thầy giáo còn táng nhau nữa là sinh viên. Giáo viên tẩn giáo viên, giáo viên tấn công hiệu trưởng, hiểu trường đấm vỡ mũi giáo viên. Cả nữ hiệu trưởng cũng tung chưởng kungfu hạ gục ngay nữ giáo viên tại phiên họp hội đồng. Sợ lắm sợ lắm.

Nam sinh thì đâm nhau, nữ sinh thì xé áo quần của nhau cho lộ hàng của nhau ra mới thoả. Một cô bị đánh hội đồng bị xé hết áo quần ngay khu kí túc xá. Đám nam sinh chạy ra, tưởng là để can gián giúp đỡ người ta, chẳng dè cứ xúm cả lại mồm hỏi sao thế em sao thế em, mắt thì dán vào hàng họ của người ta không chớp mắt. Tuyệt không có ai kiếm cho cô tấm vải che thân, cứ xúm vào mắt dán miệng hỏi sao thế em sao thế em. Chết cười.

Mình đã chứng kiến một toán nữ sinh cãi nhau trong quán cà phê, ném cốc chén chọi nhau choang choảng, rồi rượt đuổi náo loạn trên phố, y chang phim xã hội đen của Hồng Kông. Đi học choảng nhau, đang ăn choảng nhau, đến đi toilet cũng choảng nhau thế mới lạ. Chắc là cô này thấy hàng cô kia “chảnh” quá nên nổi cáu, hi hi.

Người ta nói sinh viên học sinh học hành căng thẳng quá, luôn bị stress thành ra thế, đúng rồi, học sinh muốn thi hai ba trường, sinh viên muốn có hai ba bằng vì bố mẹ muốn có hai ba cái oách, cô thầy muốn có hai ba cái tốt, học quá hoá khùng, tẩn nhau là phải nhau.

Nhưng stress vì học ít thôi, thời này ai bảo học căng lắm, khó lắm là nói phét. Thầy có dạy gì đâu mà học căng. Cuối kì thi thầy giới hạn chỉ một chương, thậm chí một bài, thậm chí thầy cho làm bài ở nhà, thậm chí chẳng cần học, đến lớp thầy ra đề, bảo các em mở giáo trình ra mà chép nhé, cấm ồn, thầy đi nhậu đây. Học thế thì muốn stress cũng chẳng được.

Stress vì tình là chuyện của muôn thủa, stress vì tiền là chuyện của thời nay. Chuyện ông học trò đến bữa cơm đem cá gỗ ra giả đò làm đồ mồi ngày nay có không, xưa rồi diễm ơi, không có đâu. Sinh viên thời @ uống rượu tây đi xe hơi, chơi đồ ngoại. Tiếng gọi đồng tiền réo vang bốn cõi, trong khi học phí tăng, chi phí tăng, chơi bời phí tăng, ái tình phí tăng mà nhà thì nghèo rớt mồng tơi, stress là phải thôi.

Đa phần nam nữ sinh viên đánh nhau đều từ một lý do rất củ chuối, đó là vì thấy nó chảnh, ghét nên đánh thôi. Đang khi mình không có chục ngàn để ăn sáng nó lại chơi đồ hiệu lượn qua lượn lại trước mũi mình, điên lên là choảng, chẳng có lý do gì sất.

Xem ra dẹp được mấy món stress vì tiền vì tình khó quá, dẹp được bạo lực học đường khác nào đơm đó ngọn tre, bởi vì đó không phải chuyện của học đường mà chuyện của toàn xã hội. Xã hội đạo đức suy đồi, bạo lực gia tăng, làm sao học đường hiền lành nhu mì được chứ. Chuyện này biết rồi khổ quá nói mãi.

Chuyện như đùa, hôm qua mình gặp một ông hiệu trưởng một trường rất to, nhân nói chuyện bạo lực học đường ông cười tươi, nói xong rồi xong rồi, dẹp được rồi, dễ không à. Mình trợn mắt há mồm, nói bạo lực học đường mà dẹp được à, sao tài vậy.

Ông này rung đùi cười, nói Bộ tài chứ không phải tôi tài. Bộ dùng phương pháp đà điểu rúc đầu xuống cát là dẹp được ngay. Bộ chỉ thị cho các trường trị thật nặng những học trò cả gan tung clip lên mạng, tịt thu hết những máy ảnh, mobile có chức năng máy ảnh, thế là xong, thế là hết bạo lực, học đường lại êm như nhíp, từ nay tha hồ hai tốt bốn tốt năm tốt he he.

Ủa, thiệt không vậy ta?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.

Ảnh chụp khúc đường Tôn Đức Thắng (Q.1, Sài Gòn) trước (hình trái) và sau (phải) khi chặt hạ cây xanh. Ảnh: 24h.com

Có nên chặt cây xanh để xây đường sắt trên không?

Không cần phải nói dài dòng, ích lợi của cây xanh trước tiên là thẩm mỹ, nhưng quan trọng hơn cả là nó giữ cho môi trường trong sạch bằng cách hút khí dioxit carbon và thải ra oxy. Chính vì thế khi đi trong rừng hoặc thậm chí dưới những con đường có hai hàng cây xanh lá thì chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Cây xanh vì thế trở thành một phần của hệ sinh thái đô thị. Điều này không phải và không thể nói ngược lại.

Vậy thì chặt bỏ hàng trăm (nếu tính cả hai thành phố Hà Nội và Sàigòn) thì phải nói là hàng ngàn cây để xây metro có phải là lý do hợp lý và chính đáng không?

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.