Giải tán IDS

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ban biên tập web VT: Tiết mục “Làng Dân Báo” sẽ giới thiệu thường xuyên đến quý độc giả những bài viết đa dạng từ các cây viết bloggers. Đây là những trăn trở chân thực và “ngoài luồng” của quần chúng Việt Nam.

Xin giới thiệu đến quý độc giả bài “Giải tán IDS” của blogger Osin (tức nhà báo Huy Đức): http://www.blogosin.org/?p=1014

— –

Đọc kỹ các văn kiện liên quan đến việc giải thể của viện IDS mới thấy, đó là một quyết định của những người có lòng tự trọng và dũng cảm. Nhìn vào danh sách những người ký tên vào bản tuyên bố, thấy, hầu hết trong số họ là những nhân vật từ lâu đã nhận được sự kính trọng của xã hội. Danh lợi không phải là điều họ hướng tới, vậy thì một khi những ý kiến phản biện tâm huyết của họ không còn được lắng nghe nữa, họ giữ cái viện ấy làm gì. Trước IDS, từ đầu năm 2009, các học giả Harvard và Chương trình Fulbright cũng đã thôi cống hiến cho Chính phủ những bản báo cáo hàng quý hết sức giá trị về tình hình kinh tế.

Những người có quyền lực có thể sẽ thở phào nhẹ nhõm; các bậc trưởng thượng như GS Hoàng Tuỵ, nhà nghiên cứu Trần Đức Nguyên, Việt Phương… có thể sẽ có nhiều thời gian hoàn thành những công việc dở dang. Vấn đề là người dân. Cũng là ruộng đồng Việt Nam, cũng cái cày con trâu, chỉ vì chính sách đúng hay sai mà người dân có khi đói tới mức phải đi ăn xin; có khi làm ra hàng chục triệu tấn gạo xuất đi các nước. Hiện tại cũng như trong quá khứ, những sai lầm đau đớn nhất về mặt chính sách thường do trước khi ban hành, chúng không được đưa ra thảo luận và công khai phản biện.

Những chính sách dẫn đến khủng hoảng kinh tế xã hội không chỉ là chuyện lịch sử. Năm 2007, từ quý II, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra những dấu hiệu bất ổn vĩ mô. Một vài thành viên trong Ban Nghiên Cứu của Thủ tướng cũ (bị giải thể ngày 28-7-2006 theo quyết định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng) khuyến cáo: “Nếu tiếp tục chạy theo mục tiêu tăng trưởng GDP thì sẽ không tránh khỏi lạm phát”. Ngay lập tức, họ nhận được sự than phiền: “Sao tình hình đang tốt mà có người cứ phá”. Báo chí tạm thời im lặng. Các nhà nghiên cứu chọn con đường phản biện trong “hệ thống”. Không rõ các cảnh báo sớm ấy đã được xem xét thế nào mà nửa cuối 2007, đầu tư vẫn ồ ạt, tăng trưởng tín dụng từ 21,4% trong năm 2006 vọt lên 38,7%. Những chỉ số GDP của 2007 đương nhiên là lấp lánh…

Ngay từ tháng 1-2008, lạm phát đã bộc lộ, “tình hình không tốt” như một số người từng nghĩ nhưng “khối u” chưa phải là “ác tính”. Tuy nhiên, liều thuốc chống lạm phát “bốc” ngay đã gây ra cho nền kinh tế một cú “shock”: dự trữ bắt buộc tăng, trong tháng 1-2008, các ngân hàng thương mại phải thu về hơn 20.000 tỷ đồng; ngày 13-2, các ngân hàng lại phải mua một lượng tín phiếu bắt buộc trị giá 20.300 tỷ đồng… lãi suất qua đêm ở thị trường liên ngân hàng tăng từ 6,52% vọt lên 27%, có lúc lên tới 40%; thanh khoản đột ngột thiếu hụt. Thị trường địa ốc ngay lập tức đóng băng. Chỉ số chứng khoán rơi tự do, VN-index đang trên 1000, tới ngày 26-3-2008 tụt xuống còn 500. Nhưng, những ảnh hưởng gián tiếp mới thực sự làm kiệt quệ nền kinh tế: trong năm 2008, phần lớn các doanh nghiệp cần vốn sản xuất kinh doanh phải vay với lãi suất lên tới 25%, xuất nhập khẩu thì thiếu ngoại tệ, sản xuất thì thiếu vốn…

Cho dù hậu quả không được thảo luận công khai thì người dân cũng biết nền kinh tế Việt Nam “xuống tận đáy” năm 2008 chẳng phải vì các “nguyên nhân quốc tế”. Mãi tới tháng 9-2008, khủng hoảng kinh tế thế giới mới bộc lộ và phải đến cuối quý IV-2008, xuất khẩu mới giảm nhẹ, dấu hiệu cho thấy Việt Nam bắt đầu chịu ảnh hưởng của khủng hoảng toàn cầu. Đến lúc ấy thì nền kinh tế Việt Nam đã kiệt quệ do phản ứng phụ của “thuốc” chống lạm phát. Ngày 24-2-2009, chứng khoán rơi tự do xuống tới con số xấu kỷ lục: VN-index chỉ còn 235.

Sau những biến cố ấy, lẽ ra “phản biện” công khai phải trở thành quy trình bắt buộc khi ban hành chính sách thì Quyết định 97 lại ra đời. Quyết định 97 không những giới hạn “lĩnh vực” các viện nghiên cứu tư nhân được hoạt động mà “nếu có ý kiến phản biện về đường lối, chủ trương, chính sách” thì phải “gửi ý kiến đó cho cơ quan Đảng, Nhà nước có thẩm quyền”; cấm “công bố công khai với danh nghĩa hoặc gắn với danh nghĩa của tổ chức”. Trong một bài phỏng vấn trên Vietnamnet, Thứ trưởng Bộ Khoa học Nguyễn Quân giải thích: “Trong bối cảnh xã hội phức tạp hiện nay, nhất là trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế đầy khó khăn thử thách, chúng ta đang cần có sự đồng thuận cao của xã hội đối với các quyết sách… nên công bố các kết quả nghiên cứu phản biện… phải hết sức thận trọng”.

Hiểu về đồng thuận như ông thứ trưởng Nguyễn Quân rõ ràng là phi khoa học. Một chính sách không thể nào tìm được sự đồng thuận nếu những khác biệt không được đưa ra tranh luận công khai. Kể cả việc tranh luận có thể chỉ ra những sai lầm của Chính phủ. Người dân không bao giờ hy vọng có một chính phủ không phạm sai lầm; nhưng người dân có quyền đòi hỏi chính phủ của họ phải biết lắng nghe để khắc phục những sai lầm ấy. công khai bàn luận còn để đảm bảo một chính sách khi được đưa ra là nhằm phục vụ lợi ích quốc gia thay vì chỉ phục vụ những nhóm đặc quyền, đặc lợi (tôi không dùng “nhóm lợi ích” vì ở Việt Nam, lobby không giống như các nước). Chưa kể, Quyết định 97 nếu tồn tại sẽ để lại hậu quả lâu dài thay vì chỉ nhắm tới IDS hay chỉ phục vụ cho “bối cảnh xã hội” mà hiện thời ông thứ trưởng cho là “phức tạp”.

Quyết định 97 là một ví dụ đắt giá cho thấy, một khi quy trình ban hành không được phản biện công khai thì chính sách đưa ra không những bất ổn về mặt pháp lý mà còn chứa đựng không ít rủi ro. Có thể nói là những người tham mưu Quyết định này đã không tiên liệu được những tổn thất về uy tín chính trị có thể xảy ra cho người ký.

Trí thức là một tầng lớp có tiếng nói độc lập trong xã hội thay vì là những người giúp việc có bằng cao học hay tiến sỹ. Khoa học và chính trị là hai lĩnh vực khác nhau. Một chính khách tự tin sẽ nhận thấy, không phải những lời xưng tụng mà chính là các chỉ trích mới làm cho mình đúng hơn và lớn lên. Thực ra, những đóng góp của IDS và những bản báo cáo của nhóm học giả Harvard và Chương trình Fulbright chỉ là những công việc khởi đầu, đem lại cho dân chúng hy vọng, phản biện xã hội có thể có vai trò và trí tuệ có thể tiếp cận được các nhà ban hành chính sách.

Tuyên bố tự giải tán IDS là một việc làm mới mẻ của những người trí thức. Từ nay sẽ không còn tiếng nói nhân danh IDS; nhưng, đôi khi, im lặng tưởng “đóng” thực ra lại là sự bắt đầu. Nhất là khi, “lên tiếng” trở thành nỗi khát khao của người dân, của những người không thờ ơ với nội tình đất nước.

Huy Đức

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: Đinh Tấn Lực

Lại một cú hốt lớn?

Ở Việt Nam nhà nào chẳng tích cóp không nhiều thì ít có vàng trong nhà. Hỏi nguồn gốc xuất xứ của số vàng này từ đâu quả là đánh đố. Có gia đình vàng được để lại từ mấy đời trước, trao đổi qua tay với nhau lấy đâu giấy tờ, hoá đơn, hợp đồng…

Số lượng vàng không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ rất lớn trong dân, sẽ dẫn đến các cơ sở sản xuất kinh doanh vàng cũng bị hệ lụy về việc không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ với cơ quan quản lý nhà nước.
Bây giờ căn cứ vào luật do nhà nước đề ra để xử phạt, rồi tịch thu có phải là một cuộc chiếm đoạt?

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.