Nỗi Nhục 16 Chữ Vàng: Tàu Trung Quốc lại đuổi bắt ngư dân Việt

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

SÀI GÒN (TH) – Lại thêm một tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam bị tàu Trung Quốc đuổi bắt và người ta không biết số phận của họ ra sao.

Theo một bản tin của báo điện tử Dân Luận.org thì, “Trên nhiều trang mạng của Trung Quốc hiện nay đang lan truyền các bài viết được trích từ nguồn tin Tân Hoa Xã nói rằng, vào ngày 30 Tháng Bảy, 2009 vừa qua tàu tuần tra của cảnh sát biển Trung Quốc lại tiếp tục đuổi bắt các thuyền đánh cá của ngư dân Việt Nam ở trong vùng Vịnh Bắc Bộ.

Ví dụ như bài viết này được phổ biến trên trang web Hoàn Cầu, một website của Trung Quốc vốn do tờ Nhân Dân Nhật Báo (cơ quan ngôn luận của Ðảng CSTQ) chủ trương. (http://mil.huanqiu.com/china/2009-0…).

Nhìn vào hai tấm hình phổ biến trên đó, nguồn tin nói rằng đây là hình ảnh của 1 trong khoảng 20 cuộc bắt giữ chỉ tính riêng ở trong khu vực vịnh Bắc Bộ của Hải Quân Trung Quốc nhắm vào ngư dân Việt Nam, ngay trên các vùng biển mà Việt Nam xác nhận chủ quyền.

Không những các báo Trung Quốc đưa tin lên internet, cảnh quay cuộc bắt giữ đó được đưa lên truyền hình Trung Quốc. Phim chiếu lại chỉ cho thấy ở giây phút cuối cùng, khi tàu tuần tra của Trung Quốc bắt đầu áp sát vào mạn thuyền đánh cá của ngư dân Việt Nam để tiến hành lục soát thì cảnh quay được chấm dứt ngay tại đó:

Xem Youtube: http://v.youku.com/v_show/id_247975…

Ngày 15 Tháng Bảy, 09 vừa qua tàu Trung Quốc đã đâm chìm một tàu đánh cá của ngư dân Quảng Ngãi làm 9 người tuy thoát chết nhưng bị thương ở một khu vực gần quần đảo Hoàng Sa. Chỉ trong vòng 2 tháng, riêng xã Nghĩa An, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi đã có 3 tàu đánh cá bị “tàu lạ” đâm chìm.

Ðúng vào ngày Trung Quốc bắt đầu thi hành lệnh cấm đánh cá trên biển Ðông, họ bắt giữ 3 tàu đánh cá thuộc huyện đảo Lý Sơn. Thả một tàu với 25 thuyền viên trở về với 3 tờ giấy phạt mà thực chất là bắt chuộc với số tiền 210,000 nhân dân tệ (hơn $30,000USD), hai tàu cùng với 12 thuyền viên bị kéo về giữ tại đảo Phú Lâm, một hòn đảo trong quần đảo Hoàng Sa.

Một ngư dân nói rằng đem bán cả ba chiếc tàu đánh cá của họ cũng không đủ tiền để trả số tiền mà Trung Quốc bắt chuộc.

Ngày 26 Tháng Sáu 2009, Lê Dũng, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam họp báo nói rằng “Hành động này của phía Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam ở biển Ðông. Ngay sau khi nhận được thông tin, ngày 22 Tháng Sáu 2009, Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã gửi công hàm cho đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội yêu cầu phía Trung Quốc thả ngay các ngư dân và các tàu cá nói trên.”

Ðây là một dịp hiếm hoi thấy Hà Nội phản đối việc nhà cầm quyền Bắc Kinh bắt giữ tàu đánh cá của Việt Nam, lại còn nói “vi phạm chủ quyền và quyền chủ quyền” biển đảo Việt Nam. Nhiều viên chức CSVN xác nhận chuyện bắt tàu đánh cá Việt Nam không phải là chuyện mới hay hiếm hoi, nhưng chế độ Hà Nội lặng thinh.

“Vùng Hoàng Sa là ngư trường truyền thống, tập trung nhiều nhất tàu đánh bắt xa bờ, đặc biệt của ngư dân huyện đảo Lý Sơn và một số ít tàu của ngư dân xã Bình Châu (huyện Bình Sơn).” Báo Tiền Phong ngày 28 Tháng Sáu 09 dẫn lời ông Bùi Phú, phó chỉ huy trưởng Bộ Ðội Biên Phòng tỉnh Quảng Ngãi nói, “Chuyện hai tàu cá và 12 ngư dân huyện Lý Sơn đang bị bắt giữ ngoài khơi không phải chuyện mới, bởi mấy năm qua, nhiều tàu bị bắt và hầu hết ngư dân phải nộp tiền phạt.”

Cho tới nay, nhà cầm quyền Bắc Kinh vẫn không thả 12 ngư dân và 2 tàu đánh cá của huyện đảo Lý Sơn ngoài lời bắn tiếng cho giảm tiền chuộc.

Nay Bắc Kinh vẫn hành động như chúa tể biển Ðông, bất chấp các lời phản đối chiếu lệ của Hà Nội và các thông lệ quốc tế về biển.

Suốt từ giữa Tháng Sáu đến cuối Tháng Bảy, phần lớn ngư dân miền Trung Việt Nam đã không dám ra khơi đánh cá xa bờ vì sợ bị tàu Trung Quốc đâm chìm hoặc bị bắt đòi tiền chuộc.

Nguồn: http://www.nguoi-viet.com/absoluten…

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.

Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu trong họp báo với Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Hà Nội hôm 20/6/2024. Ảnh minh họa: Minh Hoang/ Pool/ AFP

Bài viết “chạy tang” cho Nguyễn Phú Trọng do Tô Đại tướng đứng tên

“Tiên đế vừa nằm xuống, ngự thi chưa nguội lạnh, sự ganh đua quyền bính đã lộ diện…” Bài viết “chạy tang” đã phải điều chỉnh thời điểm công bố đến ba lần (lần lượt các ngày 19, 20 và 21/7). Điều này có báo trước cuộc chuyển giao quyền lực êm thấm hay không tại Hội nghị Trung ương bất thường tới đây?

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…