Chính sách kìm hãm sự phát triển nghệ thuật tại Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tôi bước đi
không thấy phố
không thấy nhà
Chỉ thấy mưa sa
trên màu cờ đỏ

(Trần Dần)

Những câu thơ trên sẽ gợi độc giả nhớ tới những ngày tháng u ám của thời kỳ Nhân Văn – Giai phẩm (1955). Hàng loạt các nhà trí thức, nhà thơ, nhà văn và nghệ sĩ bị bắt giam, cầm tù, vùi dập. Sau sự thất bại của phong trào, trí thức Việt Nam bị rơi vào những ngày u tối, họ không dám nói, không dám viết những điều trong trí óc và trái tim của họ nung nấu.

Trí thức và chính quyền Cộng sản, bắt tay như thế nào đây?

Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền Cộng sản được thành lập. Thời điểm này, do cần sự đóng góp của các nhà tư sản dân tộc và trí thức dân tộc nên Cộng sản lợi dụng họ cho mục đích được gọi là “Đòan kết tòan dân”. Thế nhưng, sau này, khi chính quyền Cộng sản đã vững thì ngay lập tức, chính phủ Cộng sản lại đưa ra những lời kêu gọi đốt đình phá chùa, rồi hô hào nhau “Trí phú cường hào, triệt tận gốc, trốc tận rễ”… Hàng loạt những trí thức lớn của triều đại trước bị truy giết, mà điển hình là Phạm Quỳnh và Cung Đình Vận. Các nhà tư sản dân tộc, địa chủ dân tộc dần mất lòng tin vào chính quyền Cộng sản.

Sau đó, cuộc truy giết này bị lãng quên. Chỉ đến năm 1955, khi phong trào “Nhân văn – Giai phẩm” được phát động thì một cuộc càn quét lớn lên Văn nghệ sĩ đã diễn ra. “Nhân văn và Giai phẩm là tên tờ báo và tờ tạp chí do Phan Khôi là chủ bút và Trần Duy làm thư ký tòa soạn. Sau đó, một loạt các trí thức lớn như Trần Đức Thảo, Đặng Văn Ngữ, Trương Tửu, rồi các nghệ sĩ như Trần Dần, Lê Đạt. Phùng Cung, Phùng Quán… cũng tham gia lên tiếng. Ngày 15 tháng 12 năm 1956, Ủy ban hành chính Hà Nội ra thông báo đóng cửa báo Nhân Văn. Số 6 không được in và phát hành. Tổng cộng Nhân Văn ra được 5 số báo và Giai Phẩm ra được 4 số báo (Tháng Ba, Tháng Tư, Tháng Mười và Tháng Chạp 1956) trước khi phải đình bản.

Một câu hỏi được đặt ra, tại sao Cộng sản lại cho phát hành những tờ báo này và tại sao không dập tắt phong trào này ngay từ đầu. Liệu đây có phải một cái bẫy của chính quyền Cộng sản. Chính quyền để cho “Trăm hoa đua nở” rồi cắt luôn một thể. Rồi sau đó, những người không viết bài trên Nhân văn-Giai phẩm nhưng có liên quan đến những nhân vật ấy cũng bị bắt bớ và kìm hãm. Bị bắt, bị bỏ tù cũng là một cái may. Có những trí thức, nghệ sĩ không có tội gì nhưng cả đời bị vùi dập, mới thật sự là bi kịch. Tác phẩm của họ không được xuất bản, không ai biết đến họ, không có tem phiếu, sống cuộc sống lắt lay, đói kém, không có tương lai. Nhà thơ Tường Vân, một nghệ sĩ lang thang thời đó, đã phải chua chát thốt lên rằng:

Bảo ra ngòai đường
Ra ngoài đường
Bảo vào gầm giường
Vào gầm giường
Bảo nằm im
Nằm im
Triền miên
Một đời con chó

(Vịnh con chó)

Rồi mới năm 2008 vừa rồi, một loạt các blogger, các nhà báo bị bắt hoặc rút giấy phép nhà bao. Điều đáng nói ở đây, họ bị buộc tội một cách mông lung, không có tội danh rõ rệt. Họ là những người đấu tranh cho chính trị và dân chủ nhưng lại bị bắt vì lý do trốn thuế hoặc lạm dụng chức quyền.

Một thực tế rõ ràng, chính quyền đã bóp nghẹt sự tự do báo chí, tự do ngôn luận ở Việt Nam bằng rất nhiều thủ đoạn.

Thủ thuật đánh lạc hướng

Từ sau năm 1975, ở miền Bắc Việt Nam nhắc nhiều tới “Văn học thời kỳ đổi mới”. Nhưng liệu “Văn học thời kỳ đổi mới” có thực sự đổi mới?

Sau năm 1975, các nhà thơ, nhà văn thường viết những bài thơ tác phẩm lãng mạn, vô thưởng vô phạt. Họ lập tức trở thành nhà văn lớn, nhà thơ lớn của dân tộc. Còn những nhà văn, nhà thơ hiện thực thì sao? Còn các vấn đề về lịch sử – văn hóa?… Họ chỉ đành biết viết và để dành, hi vọng một ngày sẽ được xuất bản. Những quyển sách chẳng may được xuất bản thì chưa được hai ngày đã lập tức bị tịch thu. Có thể kể đến những cuốn như “Nỗi buồn chiến tranh” (Bảo Ninh), “Chuyện kể năm 2000” (Bùi Ngọc Tấn), tập hồi ký “Chiều chiều” của Tô Hoài… đều là những cuốn sách thực sự bị tịch thu chứ không phải bằng thủ đoạn PR.

Không biết đã bao lâu rồi, vấn đề lịch sử ở Việt Nam bị lãng quên. Chưa bao giờ người dân ta lại thờ ơ với lịch sử như bây giờ. Học sinh coi môn lịch sử như một gánh nặng trong quá trình học. Dân thường thuộc lịch sử Trung Quốc hơn lịch sử Việt Nam. Khi cuốn sách nghiên cứu lịch sử có tên là “Lịch sử nội chiến Việt Nam” (Tạ Chí Đại Trường) được xuất bản thì ngay lập tức bị tịch thu. Bên cạnh đó, các nhà văn viết tiểu thuyết dã sử cũng không dám đề cập đến các khía cạnh thực chất lịch sử bởi sẽ không được phát hành với tội danh “Bôi nhọ lịch sử”. Đưa ra những sai lệch trong lịch sử khiến các cuốn “Lịch sử Viêt Nam” hiện đang phát hành trở thành những cuốn “ngụy sử” với luận điểm chủ quan, thiên kiến và có tính chất mị dân. Khi đã không thật thì lịch sử không thể có sức thuyết phục với người dân được.

Sẽ không có một tương lai nào cho chúng ta nếu chúng ta chỉ biết im lặng và kìm nén.

Về văn hóa nghệ thuật, nhờ nắm trong tay hệ thống truyền thông độc quyền, chính quyền lũng đoạn nền văn hóa nghệ thuật. Với chủ trương “Nói một lần không tin, hai lần không tin, ba lần không tin, lần thứ tư ắt phải tin”, họ đã thành công trong việc “đánh lạc hướng” người dân. Chỉ những nghệ sĩ được giới thiệu trên đài báo, TV nhiều lần thì mới được coi là có tài, là nổi tiếng, và đương nhiên, người dân phải thừa nhận là họ hay. Bi kịch “Bộ quần áo mới của Hòang đế” chính là vậy! Thứ nghệ thuật chính quyền cung cấp cho quần chúng như bộ quần áo mới trong suốt mà chàng thợ may nói rằng chỉ có người có trí tuệ mới nhìn thấy nó. Vậy là từ Hòang đế đến dân, ai cũng tấm tắc khen bộ quần áo đẹp. Trong văn học đương đại, xu hướng văn học sex hoặc tâm lý được thay thế cho những tác phẩm hiện thực và lịch sử. Trong nghệ thuật biểu diễn, chỉ những nghệ sĩ nào được lăng xê, những hạt giống ngoan ngoãn trưởng thành theo lời chủ mới có cơ hội được nổi tiếng, được làm nghề. Quần chúng mù mờ, không biết đâu là hay, đâu là dở, đâu là đúng, đâu là sai. Liệu chiến lược của chính quyền Cộng sản trong việc kìm hãm sự phát trỉên của Văn hóa nghệ thuật đã thành công?

Trí thức – có nên câm lặng?

Từ những thực tế trên, trí thức đã nhận ra một điều rằng: cứ ngồi im chờ thời, không can hệ đến chính trị, để được yên thân làm nghề? Có nên như vậy chăng? Sự thực, trí thức sẽ không được nói điều muốn nói, không được viết điều nên viết, không được sáng tạo những điều mình muốn sáng tạo. Vậy đó có gọi là cuộc sống? Hay chỉ là một sự đợi chết!

Sẽ không có một tương lai nào cho chúng ta nếu chúng ta chỉ biết im lặng và kìm nén. Trong khi trên thế giới, các nhà báo được nói thẳng, nói thật. Trí thức và nghệ sĩ có sức ảnh hưởng lớn tới thượng tầng kiến trúc của xã hội. Họ được tôn trọng và đặt đúng vị trí xứng đáng. Còn chúng ta?

Ngồi bàn giấy và viết những điều cấp trên kỳ thị? Sáng tác nhạc theo xu thế thị trường? Hát những bài hát mà nhà đầu tư yêu cầu? Chúng ta là trí thức, chúng ta là nghệ sĩ? Không! Chúng ta chỉ là thức người máy rẻ mạt làm theo ý muốn của người khác, không có tư cách, không có nhân cách.

Đã có rất nhiều trí thức trẻ đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận, cho xã hội công bằng, dân chủ. Họ có thể bị ở tù. Họ có thể bị vùi dập. Nhưng họ là những người của tương lai.

NGỌC CẦM

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…