Báo chí bị cấm đưa tin vụ bô xít!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thiện Giao, phóng viên RFA 2009-02-22

Một văn bản lan truyền trên Internet được tin là tài liệu “thông báo kết luận của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về thăm dò, khai thác bô xít, sản xuất alumin và luyện nhôm” cho thấy báo chí Việt Nam bị cấm đưa tin về vấn đề bô xít.

Nhiều ý kiến lo ngại việc tiến hành dự án khai thác bô-xít có thể hủy hoại môi trường sống của vùng Tây Nguyên.

Thiện Giao tìm hiểu thêm chi tiết về tài liệu này.

Tài liệu số hiệu 17/TB-VPCP

Nói chính xác hơn, là báo chí bị cấm đưa tin về vấn đề bô xít trong thời gian chính phủ “chưa hoàn tất việc tổ chức Hội Thảo Khoa Học.”

Và việc tổ chức hội thảo khoa học này, vẫn theo văn bản vừa nêu, được Thủ Tướng Chính Phủ yêu cầu tổ chức trong khi chính văn bản ấy nói Chính Phủ “kiến nghị Bộ Chính Trị cho phép tiếp tục triển khai các dự án theo quy hoạch được duyệt.”

Tài liệu được nói đến mang số hiệu 17/TB-VPCP, do Phó Chủ Nhiệm Văn Trọng Lý ký phổ biến ngày 13 tháng Giêng năm 2009.

Mục số 4 của văn bản ghi ý kiến kết luận của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng liên quan đến báo chí như sau:

“Trong thời gian chưa hoàn thành việc tổ chức Hội Thảo Khoa Học, Bộ Thông Tin và Truyền Thông chỉ đạo các phương tiện thông tin đại chúng không đưa tin về ảnh hưởng môi trường trong khai thác, tuyển rửa quặng bauxit, sản xuất alumin và luyện nhôm tại các tỉnh Tây Nguyên.”

Quyền phản biện của báo chí?

Nếu thừa nhận rằng báo chí, truyền thông đóng vai trò chuyển tải thông tin đa chiều, thậm chí mang tính phản biện nếu cần, thì chỉ thị này có nghĩa là sẽ không có sự phản biện thật sự trong các dự án bô xít mà dư luận Việt Nam hiện nay đang rất quan tâm.

Trong một lần trả lời phỏng vấn với đài chúng tôi, sử gia, đại biểu Quốc Hội, Dương Trung Quốc, đã từng nhấn mạnh đến nhu cầu phản biện và quyền phản biện, của cả 2 phía ủng hộ cũng như phản đối dự án này.

“Tôi nghĩ là chúng ta phải lắng nghe ý kiến phản biện từ những người đang được phản biện, tức là từ phía chính phủ và cơ quan đang thực hiện dự án này. Tôi nghĩ là phải lắng nghe 2 chiều thì mới có thể có sự đồng thuận cuối cùng mặc dầu biết trước đây là vấn đề có những khó khăn của nó.”

Sử gia Dương Trung Quốc có lẽ đã từng là một trong những người đầu tiên nêu vấn đề “thảo luận” liên quan đến bô xít tại Quốc Hội. Trong kỳ họp Quốc Hội thứ tư vừa rồi, ông Quốc từng nói, rằng đây là “vấn đề lớn, cần tôn trọng ý kiến mọi người và cần được đưa ra trước Quốc Hội.”

Tắt nghẽn thông tin

Hiện tượng “tắt nghẽn thông tin” cũng là điều cần lưu ý trong các dự án bô xít. Trong cuộc trao đổi với đại biểu Quốc Hội, Giáo Sư Nguyễn Lân Dũng, ông Dũng nói rằng ông “không có đủ thông tin.”

“…Qua báo chí, tôi được thông tin là dự án đã được chính phủ tính toán kỹ và bảo đảm không ô nhiễm môi trường. Tôi được thông tin chỉ có thế. Tôi cũng không đi sâu vào lãnh vực này, nên không thể nắm được.

Nhiều người đặt vấn đề “bùn đỏ,” và được nói là sẽ làm kỹ, nghiên cứu kỹ, làm từng khu vực một, xong đến đâu, xử lý môi trường xong mới làm tiếp. Cá nhân tôi không có đủ thông tin để mà biết là làm như thế này có đảm bảo an toàn chưa. Tôi không có đủ thông tin!”

Bức thư của ĐT Võ Nguyên Giáp

Một “phản biện” khác, có giá trị lớn về mặt tâm lý cũng như dư luận, là bức thư mà Đại Tướng Võ Nguyên Giáp,

Trong thư, tướng Giáp nhắc đến một sự kiện xảy ra cách đây gần 30 năm, cũng liên quan đến bô xít. Đó là đầu những năm 1980, Việt Nam đã từng nghĩ đến các dự án này, để hợp tác với khối COMECON. Tướng Giáp là người trực tiếp chỉ đạo chương trình này. Về sau, chính các chuyên gia của COMECON đã khuyên Việt Nam không nên khai thác bô xít trên Tây Nguyên vì những tác hại sinh thái có thể rất nghiêm trọng. Kết quả là, chính phủ thời ấy quyết định không khai thác bô xít mà giữ rừng và phát triển cây công nghiệp.

Cũng xin được nhắc lại, rằng hồi giữa năm ngoái, Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam, là ông Nông Đức Mạnh, sang thăm Trung Quốc, đã khẳng định 2 nước “tăng cường hợp tác trong các dự án” trong đó có dự án khai thác bauxite tại Đắc Nông!

Chỉ thị lần này của thủ tướng Dũng thì có đoạn chính phủ “kiến nghị Bộ Chính Trị cho phép tiếp tục triển khai các dự án theo quy hoạch được duyệt.”

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Khẩu súng phòng không trưng bày tại một viện bảo tàng quân sự ở Bình Dương, 16/11/2021. Ảnh: Duc Huy Nguyen/ Dreamstime.com

Chiến lược Quốc phòng Việt Nam nhìn từ khía cạnh một quốc gia lục địa hướng biển

Lập luận rằng Việt Nam nên chuyển hướng bố phòng sang phía tây lục địa với cái giá phải trả là phía đông biển cả là một điều sai lầm vì Việt Nam coi trọng cả hai địa vực. Không gian biển sẽ định hình tương lai của Việt Nam, cùng với sự hậu thuẫn kiên định từ vùng đất liền lục địa của mình.

Phân tích thực tế về thế bố trí phòng thủ và chiến lược quân sự của Việt Nam nên dựa trên sự hiểu biết thực tế về nhận thức mối đe dọa và giả định về môi trường quốc tế của Việt Nam, chứ không phải dựa trên quan điểm lục địa cực đoan dựa trên nhận thức lịch sử lỗi thời.

Sức mạnh của số đông!

Khốn khổ cái thời…

Cái thời buổi gì mà con người phải khép nép tự trói khốn khổ thế này?

Vận động ư? Chẳng lẽ người Dân không có quyền vận động cho ai đó mà họ thấy là người tử tế có ích cho Dân, cho Nước sao?

Yêu nước chỉ có sức mạnh khi thành làn sóng. Mà làn sóng chỉ có thể có được khi những người yêu nước hăng hái, công khai cổ vũ cho những người yêu nước mà thôi.

Bộ trưởng Công an Tô Lâm tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, 10/8/2022. Trung ương đảng Cộng Sản VN ngày 18/5/2024 vừa giới thiệu nhân vật này để bầu vào vị trí chủ tịch nước. Ảnh VOA screenshot báo điện tử Chính phủ

Trung ương 9: Bước ngoặt hay ngõ cụt?

Trung ương đảng CSVN ra một số quyết định về nhân sự để kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa 15 ‘bấm nút.’ Sau đợt ma-ra-tông này, cuộc sống mái giữa các phe phái ở Ba Đình liệu có giảm bớt?

Ảnh minh họa: Đinh Tấn Lực

Lại một cú hốt lớn?

Ở Việt Nam nhà nào chẳng tích cóp không nhiều thì ít có vàng trong nhà. Hỏi nguồn gốc xuất xứ của số vàng này từ đâu quả là đánh đố. Có gia đình vàng được để lại từ mấy đời trước, trao đổi qua tay với nhau lấy đâu giấy tờ, hoá đơn, hợp đồng…

Số lượng vàng không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ rất lớn trong dân, sẽ dẫn đến các cơ sở sản xuất kinh doanh vàng cũng bị hệ lụy về việc không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ với cơ quan quản lý nhà nước.
Bây giờ căn cứ vào luật do nhà nước đề ra để xử phạt, rồi tịch thu có phải là một cuộc chiếm đoạt?