Khai thác bô xít là hủy diệt Tây Nguyên!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thiện Giao, phóng viên đài RFA 2009-02-14

Những thông tin cho đến thời điểm này cho thấy Chính Phủ Việt Nam cương quyết cho khai thác bauxite tại nhiều nơi ở Việt Nam, đặc biệt là Tây Nguyên.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, gần đây nói rằng “khai thác bauxite tại Tây Nguyên là chủ trương lớn của Đảng và Nhà Nước.” Đã và đang có rất nhiều ý kiến phản đối từ giới khoa học. Xin trình bày một phản biện khác, nhìn từ khía cạnh văn hóa. Nhà văn Nguyên Ngọc, người có một thời gian dài gắn bó với Tây Nguyên, nói rằng “Tây Nguyên là một bảo tàng sống độc đáo và đặc sắc.” Xin theo dõi cuộc phỏng vấn của Thiện Giao với nhà văn Nguyên Ngọc.

Thiện Giao: Chắc rằng ông đã và đang nghe về các dự án khai thác bauxite tại Tây Nguyên?

Nhà văn Nguyên Ngọc: Dự án bauxite Tây Nguyên đang gây rất nhiều dư luận trong xã hội. Nói chung là lo lắng nhiều mặt, về kinh tế sẽ thua lỗ, về môi trường thì tác hại không thể khắc phục. Còn nhiều mặt khác, như xã hội, an ninh quốc phòng, vân vân. Tôi thì tôi quan tâm đến mặt văn hóa xã hội của Tây Nguyên.

Thiện Giao: Là một người có nhiều năm sống và gắn bó với Tây Nguyên, ông có thể trình bày sơ lược những nét đặc trưng của văn hóa Tây Nguyên?

Nguyên Ngọc: Lâu nay, nói đến văn hóa Tây Nguyên, chúng ta thừa nhận đây là vùng văn hóa đặc sắc và độc đáo. Nói đến Tây Nguyên, người ta nói đến cồng chiêng, đàn T’rưng, nhà rông, vân vân. Tôi nghĩ rằng đây là những biểu hiện ra bên ngoài, là kết quả của một nền tảng văn hóa rất sâu. Tôi cho rằng UNESCO rất giỏi khi họ công nhận cồng chiêng là di sản văn hóa thế giới. Khi công nhận như vậy, họ không chỉ công nhận cồng chiêng hay âm nhạc cồng chiêng. Cái mà họ công nhận là “không gian văn hóa cồng chiêng.”

Thiện Giao: Ông có nói rõ hơn về “không gian văn hóa cồng chiêng.”

Nguyên Ngọc: Tây Nguyên trước hết là rừng. Toàn bộ văn hóa Tây Nguyên là tinh hoa của sự gắn bó của con người với tự nhiên. Tự nhiên ở Tây Nguyên chính là rừng. Điều thứ hai nữa, rừng đây là “rừng của làng.” Làng là đơn vị xã hội cơ bản của Tây Nguyên; và làng ở Tây Nguyên thì gọi là “làng rừng.” Ở Tây Nguyên, đất và rừng gắn chặt với nhau làm một, và đây là nền tảng, là gốc, của văn hóa. Đàn T’Rưng, nhà rông, cồng chiêng … chính là những bông hoa mọc trên gốc văn hóa ấy.

Hủy diệt văn hóa, xã hội, thổ nhưỡng

JPEG - 11.6 kb

Thiện Giao: Có thể tạm hiểu ý ông, rằng các dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên, nếu được tiến hành, sẽ phá vỡ “không gian văn hóa” mà ông vừa đề cập, và từ đó sinh ra các ảnh hưởng về mặt xã hội?

Nguyên Ngọc: Khi Tây Nguyên mất nền tảng của mình, văn hóa của họ sẽ tan. Một khi văn hóa tan đi, đặc biệt đối với dân tộc thiểu số là nơi văn hóa đối với họ vô cùng sâu sắc, xã hội sẽ không thể ổn định, thậm chí các dân tộc không thể tồn tại một cách bền vững.

Thiện Giao: Ông đã từng nói rằng, Tây Nguyên là một “bảo tàng sống?”

Nguyên Ngọc: Ở Tây Nguyên có điều này rất đáng chú ý về văn hóa. Trên bán đảo Đông Dương của chúng ta, trong mấy ngàn năm, phía Bắc chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa, phía Nam thì Champa và Cambodia chịu ảnh hưởng Ấn Độ. Riêng Tây Nguyên, do điều kiện lịch sử và địa lý riêng, các lớp phủ văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ gần như không có. Cho nên, ở Tây Nguyên hiện còn tồn tại dấu vết những nền văn hóa cổ xưa nhất của những dân tộc đã từng sống trên mảnh đất mà nay ta gọi là mảnh đất Đông Dương. Có thể nói, đây là một bảo tàng sống của văn hóa cổ của Việt Nam.

Thiện Giao: Về mặt thổ nhưỡng thì sao, thưa ông? Thổ nhưỡng Tây Nguyên sẽ ra sao nếu người ta khai thác bauxite?

Nguyên Ngọc: Lấy Đắc Nông làm ví dụ. Bauxite có tầng quặng mỏng, độ phân tán vì vậy rất rộng, chiếm 2 phần 3 diện tích. Và như vậy sẽ có 2 phần 3 diện tích rừng sẽ bị “bóc” đi. Người ta nói rằng, người ta sẽ hoàn thổ, trồng rừng trở lại. Một người không cần am hiểu về khoa học cũng thấy rằng, vấn đề ở đây không phải là đất lấy ra rồi đổ vào lại, mà là thổ nhưỡng. Tôi từng đến một nơi mà người ta “hoàn thổ” được vài hecta ở vùng chè nổi tiếng Bảo Lộc. Bây giờ chỉ có cây keo tai tượng mọc thôi, còn chè thì người ta nói ít nhất 100 năm nữa mới trồng trở lại được. Tức là thổ nhưỡng tạo nên tầng đất trồng chè, cà phê, đã mất.

Thiện Giao: Như vậy, có thể nói tổng quát rằng các dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên có thể dẫn đến nhiều hệ quả, mà tất cả các hệ quả này đều xoay quanh yếu tố văn hóa của các sắc tộc sống tại đó?

Nguyên Ngọc: Vấn đề Tây Nguyên như thế này: người ta đã từng nói đến chuyện môi trường, công nghệ, vân vân. Tất cả vấn đề này, ở Tây Nguyên, đều trở thành vấn đề xã hội và văn hóa. Do đó, không thể tách rời vấn đề môi trường và công nghệ ra khỏi không gian văn hóa rất độc đáo và đặc sắc của Tây Nguyên.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.