Ai Không Còn Uy Tín?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Người dân bất bình. Tư cách nhà nước xuống cấp thảm hại, đặc biệt là UBND TP HN mà đứng đầu là Nguyễn Thế Thảo qua vụ làm hai vườn hoa trên đất của Công giáo một cách lén lút, bất minh. Lòng tin của nhân dân, những người đã có một thời tin vào báo đài nhà nước đã sụp đổ nhanh chóng khi sự thật phơi bày, qua việc tráo trở, xuyên tạc và dựng đứng theo cách bốc lửa bỏ tay người của báo đài VN và cả chính miệng của những người đứng đầu TP HN và Chính phủ VN vừa qua.

Vì vậy, TP HN đã có những chiêu giải độc, nhưng càng giải lại càng trúng độc hết sức ngoạn mục. Những chiêu giải độc đó chỉ làm cho nhân dân và những người hiểu biết khinh bỉ hơn tư cách của những quan chức nhà nước hiện nay.

Trong cuộc giải độc với các đại diện ngoại giao đoàn về những việc làm khuất tất của TP HN với hai khu đất Tòa Khâm sứ và giáo xứ Thái Hà của Giáo hội Công giáo, Nguyễn Thế Thảo – Chủ tịch UBND TP Hà Nội nói: “Nguyên nhân chính của các vụ việc trên là do một số giáo sĩ mà đứng đầu là Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt đã lợi dụng hoạt động tôn giáo, lợi dụng đức tin và sự thiếu hiểu biết của một số giáo dân, cố tình vi phạm pháp luật; đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc và của giáo hội”?

Và: “Liên quan đến việc TP kiến nghị không để ông Ngô Quang Kiệt giữ chức vụ Tổng giám mục địa phận Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo nói rõ, đó là do uy tín, tín nhiệm của cá nhân ông Kiệt đối với nhân dân Thủ đô, thậm chí đối với cả giáo dân đã không còn nữa. Ông Kiệt đã thiếu tôn trọng và hợp tác với Chính quyền để tìm giải pháp thích hợp, có những lời lẽ thách thức Nhà nước, có những phát ngôn xúc phạm đối với đất nước, dân tộc, coi thường vị thế của đất nước và tư cách công dân Việt Nam”. Đọc những thông tin này trên báo SGGP và TTXVN, người ta càng thấy rõ hơn tính cố chấp và bất chấp của quan chức Hà Nội. Lối áp đặt, dựng chuyện ngậm máu phun người của họ không hề có thay đổi, không hề có chút nào là ân hận lương tâm, cũng không hề có chút nào là liêm sỉ của một con người, chưa nói đến tư cách của một trí thức.

Giữa TGM Ngô Quang Kiệt và ông Nguyễn Thế Thảo cũng như hàng ngũ quan chức VN hiện nay, ai mới là người không còn uy tín, tín nhiệm?

Tổng GM Ngô Quang Kiệt, người đã nguyện hi sinh phấn đấu suốt đời, quên bản thân mình cũng như tất cả của mình để cho hạnh phúc của nhân thế và tình yêu Thiên Chúa. Những sự hi sinh đó, được khấn thề một cách trọng thể và được hàng triệu con mắt theo dõi, giám sát. Chưa có một thông tin cá nhân nào phủ nhận được những hi sinh to lớn của TGM Ngô Quang Kiệt từ những ngày học hành và bươn chải lo cho từng giáo dân nơi miền biên viễn khó khăn xa xôi đến những ngày làm TGM Hà Nội.

Chưa thấy ai nói gì về tư cách của TGM trong tất cả những sinh hoạt của ông. Chỉ thấy nơi ông sự trong sạch, sự hi sinh và cống hiến cho những nhu cầu thực tế của người dân, hướng dẫn họ, giúp đỡ họ hướng đến những điều thiện và xây dựng cuộc sống bình an về vật chất và ngay cả trong tâm hồn.

Ở TGM Ngô Quang Kiệt, không hề có bè cánh, có ekip làm tổn hại đến lợi ích của đất nước, của nhân dân. Ông không có dự án, không có rút ruột ngân sách nhà nước, tiền dân vào túi nhà mình. Ông không có việc mua quan bán chức, không có việc tham nhũng, không có chuyện nói trước nhổ sau… như quan chức Hà Nội.

TGM Ngô Quang Kiệt không hề có việc quên đi những nhiệm vụ của mình là phục vụ cộng đồng nhân loại, không hề có việc coi nhân dân như cỏ rác, coi những nguyện vọng của nhân dân là chuyện xa lạ với mình như các quan chức HN và VN hiện nay.

TGM Ngô Quang Kiệt đã coi hạnh phúc, bình an của người dân là của mình, chấp nhận như “chiên giữa bầy sói” để bênh vực và hành động cho công lý, cho hòa bình với nỗi đau đớn sâu sắc . Ông cũng cảm thấy nhục nhã khi đi ra với thế giới, bị hành xử và coi khinh bằng những hành động và cái nhìn coi thường người Việt Nam. Những thái độ coi khinh đó của cộng đồng thế giới không phải là không có cơ sở.

Hãy nhìn TT Nguyễn Tấn Dũng trong chuyến thăm Úc châu vừa qua để biết.

Tự hào gì, khi TT một đất nước mà đến đâu cũng bị chính những người dân của mình, chính những đồng bào của mình phản đối dữ dội? Thậm chí, một TT, một Chủ tịch nước khi đi thăm một đất nước có đông đảo bà con mình ở đó lại phải chui cửa hậu vào thì tư cách đất nước ở đâu mà đòi kêu là “vinh dự, vinh quang”?

Tự hào ở đâu, khi mà một hệ thống pháp lý đổi trắng thay đen một cách trắng trợn. Theo lời kêu gọi của chính từ miệng đảng cộng sản, những nhà báo đấu tranh chống tham nhũng, những quan chức đấu tranh chống tham nhũng đã vào tù? Những kẻ tham nhũng lại ung dung bước ra khỏi nhà tù để trả thù những người nhẹ dạ cả tin theo đảng để tranh đấu?

Rõ ràng đấu tranh chống tham nhũng là chống đảng, chống nhà nước, vì hệ thống này đã mục ruỗng tận căn. Nó gắn liền với tham nhũng, độc tài và độc quyền, nhằm bảo vệ tập đoàn thống trị tham nhũng hiện nay.

Người đứng đầu chính phủ ông TT Nguyễn Tấn Dũng đã từng nói: “Tôi yêu nhất, quý nhất là sự trung thực và tôi cũng ghét nhất, giận nhất là sự giả dối”. Vậy mà chính ông đã không đủ dũng khí để nói thật khi nói về TGM Ngô Quang Kiệt. Trái lại, ông cũng một giọng điệu hùa. Ông có yêu sự trung thực không khi chính ông đã không trung thực? Ông có ghét sự giả dối không khi chính ông đã giả dối?

Không biết ông Nguyễn Thế Thảo có biết dân Hà Nội gọi ông là Nguyễn Phế Thải không ? Không biết nếu ông đứng ra kêu gọi nhân dân Thủ đô Hà Nội đứng bên cạnh ông trong một chính sách, một phong trào nào đó mà ông không trả tiền công, chứ chưa nói đến là nguy hiểm đến tính mạng, thì có được 20 người dân sát cánh bên ông hay không?

Còn TGM Ngô Quang Kiệt, chỉ một lời nói, có thể quy tụ hàng vạn, thậm chí cả chục vạn đồng bào công giáo và không theo công giáo đứng bên cạnh mình, sẵn sàng xả thân. Hiện tượng đó nói lên điều gì ?

Ai là người có uy tín và ai là người không chỉ mất uy tín và còn mất cả sự liêm sỉ cần có? Tự những người dân thấy rõ điều này.

Vừa qua, chỉ có thể kết tội TGM Ngô Quang Kiệt vì đã làm mất mặt hệ thống nhà nước bằng cách bóc trần bộ mặt của họ, nhất là hệ thống báo đài ăn tiền của dân để phản bội lại chính người dân đang cần sự thật và công lý.

Qua chừng đó thôi, đủ biết ai không còn uy tín để đứng lại ở Hà Nội.

Song Hà

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Hơn 300 khuyến nghị cho Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Chiều thứ năm, ngày 9 tháng 5, báo cáo về cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review – UPR) chu kỳ bốn của Việt Nam do nhóm ba nước Kazakhstan, Bulgaria và Paraguay soạn thảo được công bố. Ngày 10/5, tại phiên họp thứ 17, bản báo cáo sẽ chính thức thông qua tại Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Bản báo cáo cho biết, có 14 nước đặt câu hỏi trước, 133 nước phát biểu hôm 7/5, và 320 khuyến nghị đã được đưa ra.

Bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (trái), phát biểu trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Mỹ, Anh kêu gọi Việt Nam sửa đổi Điều 117, 331 Bộ Luật Hình sự

Chính phủ Hoa Kỳ, Anh bày tỏ sự quan ngại về các hình phạt hình sự đối với việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và lập hội tại Việt Nam, đồng thời khuyến nghị Hà Nội sửa đổi các điều luật 117, 331 của Bộ Luật Hình sự.

Phát biểu tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5, bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bày tỏ sự quan ngại về việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật hình sự đối những người bày tỏ quan điểm ôn hòa.

Nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng (phải), tự Dũng Aduku, trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội. Ảnh: Facebook Nhật Ký Yêu Nước

Xã hội dân sự chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng

Giới xã hội dân sự hôm 9/5 dấy lên nhiều lời chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng, tự Dũng Aduku, cựu quản trị viên trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước.”

Một ngày trước, trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước” xác nhận về cái chết của ông Dũng và mô tả ông “từng tham gia nhiều cuộc biểu tình chống quân Trung Cộng bành trướng lãnh hải Việt Nam như vụ giàn khoan HD-981.”

Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Đỗ Hùng Việt (hàng đầu, giữa) trong phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về hồ sơ nhân quyền Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Geneva, Thụy Sĩ,, ngày 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Việt Nam phát ngôn sai lạc về quyền của người lao động

HRW phát biểu rằng chính quyền Việt Nam đang đưa ra các thông tin sai lạc hoặc dễ gây hiểu lầm cho phía Hoa Kỳ và các đối tác kinh tế khác để đạt được hay duy trì các quy chế ưu đãi thương mại.

“Nói rằng người lao động Việt Nam có thể thành lập công đoàn hay mức lương của họ là kết quả của sự thỏa thuận tự nguyện giữa người lao động và người sử dụng lao động là lời tuyên bố sai lạc trắng trợn,… Ở Việt Nam không hề tồn tại bất kỳ một công đoàn độc lập nào hay các khung pháp lý khả thi cho việc thành lập công đoàn hoặc cho người lao động có thể đòi thi hành các quyền của mình.” (ông John Sifton, Giám đốc Vận động Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền – HRW)