Vụ Án Hai Phóng Viên Gây Phản Ứng Mạnh Trong Giới Báo Chí Thế Giới

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trà Mi, phóng viên RFA 2008-10-16

JPEG - 10.4 kb
Bấm vào để nghe.

Phiên toà xử hai nhà báo Nguyễn Việt Chiến của tờ Thanh Niên và Nguyễn Văn Hải thuộc báo Tuổi Trẻ kết thúc, để lại nhiều bất bình và quan ngại cho dư luận trong lẫn ngoài nước về hiện trạng “tự do báo chí” ở Việt Nam.

Hiểu thế nào về tự do báo chí ở Việt Nam

Ngay sau phiên tòa, tổ chức bảo vệ nhân quyền ở Pháp mang tên Phóng viên không biên giới (RSF) đã ra thông cáo lên án và kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do vô điều kiện cho cả hai ngòi bút chống tham nhũng Chiến và Hải.

Trong cuộc trao đổi với Trà Mi, ông Vincent Brossel, đặc trách khu vực Châu Á-Thái Bình Dương thuộc cơ quan này, nhấn mạnh quan điểm của RSF về các bản án vừa được tuyên ở Hà Nội.

JPEG - 69.9 kb
Hình: AFP

Ông Vincent Brossel: Trước tiên, đây là những bản án rất bất công, đặc biệt đối với ký giả Nguyễn Việt Chiến, người bị lãnh 2 năm tù chỉ vì đã có những bài viết phanh phui hành vi tham nhũng của các quan chức cấp cao trong vụ PMU 18.

Trường hợp nhà báo Nguyễn Văn Hải nhận tội để được hưởng mức án 24 tháng cải tạo không giam giữ và được trả tự do ngay tại tòa cũng dễ hiểu vì ông ta bị áp lực bởi các nhân viên điều tra và hệ thống tòa án.

Nhìn chung, phiên toà này là một trở lực cực kỳ nguy hiểm cho nền tự do báo chí cũng như cho công tác phòng chống tham nhũng tại Việt Nam, vì nó là tấm gương soi khiến những tờ báo mạnh dạn hoặc những ký giả độc lập muốn phản ánh các vấn đề chính trị-xã hội hay tham nhũng trở nên dè dặt và sợ hãi trước nguy cơ bị lâm vào tình cảnh như hai nhà báo Hải và Chiến.

Trong khi đó thì tham nhũng hiện là một vấn nạn lớn tại Việt Nam. Vì vậy, phiên toà này không phải là cách thức đúng đắn để phát huy cuộc chiến chống tham nhũng như nhà nước Việt Nam hô hào.

Trà Mi: Thật ra những bản án này đã có phần giảm nhẹ so với những gì được đề nghị trước đó, thưa ông?

Ông Vincent Brossel: Có thể vì áp lực từ quốc tế hay áp lực của dư luận nội địa, vì chúng ta thấy đó có rất nhiều nhà báo ủng hộ hai bạn đồng nghiệp này. Thế nhưng ngoài hai ký giả này, tại Việt Nam còn nhiều ngòi bút khác bị án nặng hơn, 5-10 năm tù, chỉ vì những bài viết khẳng khái. Vấn đề chúng tôi muốn nói là nhà nước Việt Nam phải trả tự do cho họ chứ không thể chỉ là đưa ra án nặng hay nhẹ.

Lời cảnh cáo cho nền tự do ngôn luận ở VN

Trà Mi: Thế nhưng, theo chính quyền Việt Nam, phóng viên Nguyễn Việt Chiến đã “lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của nhà nước” và “đưa thông tin xuyên tạc kích động quần chúng”. Ông nghĩ sao?

Ông Vincent Brossel: Những lời buộc tội này thật buồn cười vì làm sao mà một người có thể lợi dụng chính cái quyền dân chủ của anh ta để cố ý gây hại cho nhà nước và Đảng, khi mà anh ta, trong cương vị một nhà báo, chỉ truyền đạt đến công luận những thông tin thu thập được từ cán bộ điều tra, nghĩa là các nguồn tin chính thống.

Dĩ nhiên là báo chí thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có cả từ công an. Những điều này thuần tuý chỉ là tác nghiệp chuyên môn của giới nhà báo mà thôi. Cho nên, hành động của chính quyền Việt Nam chính là sự cấm đoán, răn đe các cây bút điều tra can đảm. Những người như hai nhà báo Nguyễn Văn Hải và Nguyễn Việt Chiến đang cố gắng thúc đẩy cho một báo chí độc lập hơn.

Và rõ ràng là phiên toà này không chỉ dành riêng cho hai ký giả ấy mà là lời cảnh cáo cho tất cả các cơ quan truyền thông báo chí nào muốn tiến tới tự do báo chí, tự do biên tập, tự do điều tra, hay đa nguyên, vốn là yếu tố chính của tự do báo chí.

Trà Mi: Vậy thông điệp chính mà Tổ chức Phóng viên không biên giới muốn gửi gắm đến chính quyền Việt Nam và cộng đồng thế giới qua bản thông cáo báo chí sau phiên toà này là gì, thưa ông?

Ông Vincent Brossel: Trước nhất, chúng tôi yêu cầu chính phủ Việt Nam phải trả tự do cho cả hai nhà báo này một cách không điều kiện và hủy bỏ tất cả những lời buộc tội.

Chúng tôi cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế ủng hộ tự do báo chí tại Việt Nam, lên tiếng chỉ trích việc Hà Nội cầm tù những ngòi bút can đảm, đồng thời nên gắn các nguồn viện trợ cho Việt Nam với các điều kiện về nhân quyền và tự do báo chí để giúp cải thiện những hiện trạng mà chúng ta đang chứng kiến hôm nay.

Trà Mi: Chúng tôi xin chân thành cảm ơn ông Vincent Brossel, đặc trách khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, thuộc Tổ chức Phóng viên khôgn biên giới, đã dành thời gian cho cuộc trao đổi này.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.

Ông Lê Đình Lượng: "Việc của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ”. (Lời nói sau cùng trước khi tòa nghị án), Ảnh: Internet

Trong họa có phúc

Cháu học lịch sử cách mạng thì rõ, rất nhiều tù nhân chính trị về sau thành những người lãnh đạo phong trào xã hội đầy trí tuệ và bản lĩnh. Người có chí khí sẽ biến nhà tù thành trường học để tu tâm, dưỡng chí, nung nấu những khát vọng, ước mong… Đó là nỗi khổ hạnh của cá nhân nhưng lại là phúc cho dân tộc.

Chứ cái đám “hồng phúc” cậu ấm, cô chiêu kia, chỉ có ăn và phá, biết gì yêu nước thương dân!…

“Đồng chí” Nguyễn Phú Trọng vừa là người khởi xướng, vừa giữ vai trò tiên phong trong chỉnh đốn đảng đã hơn một thập niên. Trong hơn một thập niên chỉ đạo – sắp đặt mọi thứ, đặc biệt là nhân sự, kết quả chống tham nhũng là gì ngoài hậu quả tham nhũng càng ngày càng trầm trọng? Ảnh: Reuters

Ông Nguyễn Phú Trọng và ‘trách nhiệm chính trị’

Ông [Trọng] đã tự mở chiếc “Pandora Box” ra và nay thì nhân dân đã thấy thật sự bộ máy của nhà nước do đảng Cộng sản lãnh đạo là một tập hợp của những ổ tham nhũng lớn với sự băng hoại từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất. Trùm cuối được nhiều người xác định chính là thể chế và không bao giờ đập được chuột mà không vỡ bình vì chính cái bình đó là môi trường sinh ra chuột.