Ðừng Quên Những Nhà Bất Đồng Chính Kiến Ở Trung Quốc

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ellen Bork, The Wall Street Journal 07/8/08,
Phan Lưu Quỳnh lược dịch

Trong thập niên 1970s, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đưa ra một lời mời gọi đến giới trí thức Mỹ thất vọng với Cộng sản Sô viết. Nhiều ký giả, nhà khoa bảng, văn nghệ sĩ và lãnh đạo tôn giáo đã lên đường đến Trung Quốc. Những câu chuyện lôi cuốn của họ đã tiết lộ, như Paul Hollander mô tả trong cuốn sách “Những cuộc hành hương chính trị”, rằng hầu hết khách được mời đã nhìn thấy cái mà họ muốn xem, và trong bất cứ trường hợp nào cũng chỉ được nhìn đến mức mà các chủ nhà Trung Quốc cho phép.

Ở thời buổi này khách đến thăm Trung Quốc không phải là để tìm kiếm một mô hình thành công của cộng sản. Vì sau cùng, thì không kém gì một người lính già dặn trong chiến tranh lạnh như Tổng thống Reagan đã nói Trung Quốc là “cái gọi là quốc gia cộng sản”. Hầu hết trong giới đề ra các chính sách đối ngoại, việc đào sâu vào bản chất của cộng sản Trung Hoa thì bị coi là thiếu khôn ngoan.

JPEG - 25.9 kb

Thật vậy, báo chí Tây phương nói chung thường không ghi nhận Hồ Cẩm Ðào là tổng bí thư của Ðảng Cộng sản Trung Quốc (ÐCSTQ), mặc dù chính cái chức vụ này chứ không phải từ vai trò chủ tịch nước mà ông ta nắm giữ quyền lực. Các chiến dịch khổng lồ vận động cho một chế độ độc tài của thời kỳ Mao đã trôi qua, và những thay đổi kinh tế và cải tổ chính trị bé nhỏ trong cuối thập niên 1970s và 80s dưới thời Ðặng Tiểu Bình đã thuyết phục được nhiều nhà quan sát rằng sự tăng trưởng kinh tế nhất định sẽ đưa đến một hệ thống chính trị tự do hơn.

Nhưng cũng giống như “các cuộc hành hương” trong thời kỳ trước đây, khách viếng thăm của ngày hôm nay cũng không được nhìn thấy một bức tranh toàn cảnh. Vào cuối thập niên 1990s, khi còn là Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, bà Madeleine Albright đến thăm một trung tâm huấn luyện pháp luật ở Bắc Kinh. Vào lúc chụp hình, bà đã tươi cười rạng rỡ giương cao một tờ Nhân dân Nhật báo. Hàng tít lớn trên đầu ca tụng quyết tâm của Trung Quốc về tinh thần pháp trị. Nhưng nằm sâu trong nội dung bài báo là cái mà tờ báo nhận định về những điều chủ yếu của tinh thần pháp trị. Một trong những điều này là quyền lực tối cao của Ðảng cộng sản.

Ngoại trưởng Albright đã bị lọt vào một cái bẫy thông thường. Tờ Nhân dân Nhật báo là cơ quan tuyên truyền bằng Anh ngữ của Ðảng cộng sản Trung Quốc. Nội dung của tờ báo này được quản lý rất cẩn thận và nhắm vào những khách viếng thăm quan trọng. Trong khi những hình ảnh và bài tường trình về vụ động đất mới đây ở Tứ Xuyên tạo ra một ấn tượng là việc kiểm soát báo chí đã được nới lỏng, nhưng đó chỉ là tạm thời và mau chóng bị kềm chế trở lại. Trong khi có những vụ biểu tình ở Tây Tạng vào tháng Ba và tháng Tư, thì loại ngôn ngữ hoà thuận được điều chỉnh cẩn thận mà giới lãnh đạo Trung Quốc thường dùng trên sân khấu chính trị thế giới đã bị huỷ bỏ và thay vào là loại ngôn ngữ cứng rắn độc địa của thời “Cách mạng Văn hóa” để lên án chỉ trích Ðức Ðạt lai Lạt ma và người dân Tây Tạng.

JPEG - 51.2 kb

Giới lãnh đạo Trung Quốc vẫn kiểm soát những gì mà người dân Trung Hoa đọc và xem trên truyền hình, về bất cứ đề tài nào mà họ cho rằng quyền lợi của họ bị đụng chạm đến. Tất cả các nhà xuất bản và cơ quan truyền thông phải có giấy phép hoạt động của nhà nước. Ký giả bị đòi hỏi phải học tập lý thuyết Mác-xít và có thể bị lôi đầu ra để tự làm kiểm điểm. Những thái độ và hành động chính trị không đạt yêu cầu có thể bị truy tố và theo dõi. Ban tuyên huấn trung ương đảng cũng chỉ đạo nội dung báo chí qua các chỉ thị bằng văn bản và fax, chỉ dẫn cho các nhà báo cách đối phó với những đề tài nhậy cảm như việc lây lan của bệnh cúm gà SARS và các dịp kỷ niệm cuộc thảm sát Thiên An Môn.

Các chỉ thị và danh sách đen được dấu kín, có lẽ là để không gây sự ngờ vực cho các mục tiêu, hoặc duy trì một bề mặt mở rộng mà nhà cầm quyền muốn trình bày cùng thế giới. Một nhà báo tên Shi Tao, người đã tiếp tay đưa chuyển nội dung của một chỉ thị như vậy cho một trang web của người Hoa ở hải ngoại, đang thụ án tù 10 năm vì tội tiết lộ “những bí mật của nhà nước”.

JPEG - 16.9 kb
Hình: David Klein

Mạng internet – qua đó một số công dân Trung Quốc có thể truy cập vào các trang web hải ngoại — thì không làm thiệt hại gì nhiều đến việc kiểm soát thông tin của nhà nước. Chính phủ Trung Quốc có một bức tường lửa rất đáng nể để ngăn chặn các trang web mà họ không muốn người dân truy cập vào. Bức tường lửa này được canh gác bởi hàng ngàn cán bộ kiểm duyệt chuyên theo dõi các trang web và đề nghị ngăn chặn. Cho dù nếu có một người dân nào đó có thể tránh né được kỹ thuật ngăn chặn các trang web nước ngoài, thì nhà cầm quyền lại bù vào bằng cách làm cho hệ thống internet bị chậm xuống và khó khăn hơn.

Chính sách tự kiểm duyệt và đe dọa cũng đóng một vai trò quan trọng trong viêc giữ cho mạng Internet được an toàn để xử dụng. Nhiều công ty Internet tình nguyện tháo bỏ các nội dung mà nhà cầm quyền coi là có vấn đề dính dáng đến chính trị. Các công ty Mỹ như Google, đã cắt xén thay đổi công cụ tìm kiếm “search engine” theo yêu cầu của phía Trung Quốc, và Yahoo, đã hợp tác với nhà cầm quyền Trung Quốc trong vụ điều tra nhà báo Shi Tao, cũng cho thực hiện chức năng kiểm duyệt này. Ðảng có lẽ đã phải lệ thuộc vào các áp lực gián tiếp như vậy để kềm chế ảnh hưởng của Internet, nhưng đảng không hà tiện sợ tốn kém trong việc kiểm tra, ép buộc và đàn áp.

Con số nhân lực ước lượng được thu nhận vào làm công việc giám sát mạng Internet lên đến hàng chục ngàn người. Theo Tổ chức Phóng viên Không Biên giới, có ít nhất 50 nhà bất đồng chính kiến xử dụng internet hiện đang bị tù đày. Dĩ nhiên là một người khách đến viếng thăm từ nước ngoài sẽ không biết gì hết.

Nạn ô nhiễm, các khu nhà chọc trời và sự phát triển đã phản ánh mức tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc, nhưng không phải là sự thay đổi về chính trị. Không có một sự cải tổ chính trị nào đáng chú ý kể từ thập niên 1980s. Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế đã cho phép nhà nước có thêm nhiều kế sách mãnh liệt nhưng khôn ngoan hơn trong việc đàn áp chính trị.

JPEG - 141.3 kb
Thiên An Môn, mùa Xuân 1989.

Kể từ khi có cuộc thảm sát Thiên An Môn năm 1989, bất cứ việc gì đưa ra mà có hơi hướm được tổ chức đàng hoàng, hoặc được phối hợp liên tỉnh, đều bị dập tắt một cách nhanh chóng và tàn bạo. Những thí dụ gồm có tổ chức tôn giáo Pháp Luân Công và Ðảng Dân chủ Trung Quốc, mà các thành viên của họ đã trải qua những hình thức đối xử dã man nhất mà một hệ thống đảng cộng sản đã reo rắc như hãm hiếp, đánh đập, xiềng xích tay chân, và dí cho điện giật, theo Hội Ân xá quốc tế và các tổ chức nhân quyền khác cho biết. Trong khi Trung Quốc tự ca tụng những quyết tâm của họ về một tinh thần pháp trị, các luật sư dám đứng ra biện hộ cho nạn nhân của các vụ ngược đãi chính trị hoặc tôn giáo, thì chính họ lại càng là những mục tiêu của sự đàn áp.

Thế vận hội và những chuẩn bị không đưa đến một nước Trung Hoa với tự do được mở rộng. Thực tế, thì sự thật lại trái ngược. Các nhà bất đồng chính kiến bị cô lập riêng rẽ, giam giữ hoặc đuổi ra khỏi thành phố trong thời gian thi đấu. Việc xây dựng các khu vực thi đấu Thế vận đã khiến cho hơn một triệu người bị mất nhà cửa. Các nhà tranh đấu liên tục lên tiếng về sự liên quan giữa Thế vận hội và vấn đề sự gia tăng xúc phạm nhân quyền –như Hu Jia, Ye Guozhu và Yang Chunlin– đã bị bỏ tù.

JPEG - 52.3 kb
Nhà đối kháng Trung Quốc Lu Gengsong và vợ.

Có hàng trăm nếu không muốn nói là hàng ngàn tù nhân khác mà khách đến tham dự Thế vận hội nên ghi nhớ. Họ bao gồm những thành viên kỳ cựu của Ðảng Trung Hoa Dân chủ, như Zha Jianguo; người ủng hộ dân oan như Liu Jie, bị tù vì thu thập hàng ngàn chữ ký trên một lá thư ngỏ kêu gọi cải tổ chính trị; và các nhà viết tiểu luận phổ biến trên mạng Internet như Lu Gengsong đã viết về nạn tham nhũng và ÐCSTQ. Tổ chức Bảo vệ Nhân quyền Trung Hoa đã liệt kê ra 8 người chỉ tính riêng trong khu vực Bắc Kinh, vẫn bị tù đày vì tham gia vào cuộc xuống đường đòi hỏi dân chủ vào năm 1989.

Và dĩ nhiên, kế tiếp là những nạn nhân đã chết trong cuộc thảm sát Thiên An Môn. Con số chính xác thì không được biết rõ.

JPEG - 14.1 kb
Nhà dân chủ Zha Jianguo.

Mặc dù bị sách nhiễu, đe doạ và bắt giữ liên tục, bà Ding Zilin, là mẹ của một nạn nhân tuổi vị thành niên, và các bậc cha mẹ khác đã thu thập được 188 tên tuổi nạn nhân trong 19 năm qua. Chẳng có gì là ngạc nhiên khi bà Ding bị ép buộc phải rời khỏi Bắc Kinh trong thời gian có Thế vận hội.

Khi Thế vận hội trôi qua và mọi người đã trở về nhà, thì Trung Quốc sẽ không có lợi lộc gì để nới lỏng kiểm soát. Tệ hại hơn là khả năng của đảng để theo dõi và đàn áp sẽ được tăng cường do việc đứng ra tổ chức Thế vận hội.

JPEG - 55 kb

Thế giới không phải chỉ đưa các lực sĩ đến tranh tài tại Thế vận hội, nhưng cả những kỹ thuật giám sát để giúp chính quyền theo dõi người dân của họ trong những năm sắp tới. Chỉ riêng các công ty Hoa Kỳ đã bán cho Trung Quốc những kỹ thuật có thể kín đáo sao chép lại các ổ cứng (hard drives) trong máy tính, đọc các nội dung đã được mã hóa và làm công việc phân tích nhận diện mặt mũi trên các đoạn phim video quan sát.

Không ai ngụ ý lâu hơn nữa rằng mình là một người hâm mộ cộng sản Trung Hoa, hoặc bất cứ loại cộng sản nào. Vấn đề nảy sinh ra khi khách đến thăm Trung Quốc không thể hiểu được họ đang thấy những gì –và những gì bị dấu kín– và tạo ra một ấn tượng sai lầm về loại chính quyền mà Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa vẫn đang có.

****

Don’t Forget About China’s Dissidents

By ELLEN BORK
August 7, 2008; Page A13

In the 1970s, the People’s Republic of China held out appeal for American intellectuals disillusioned with Soviet Communism. Journalists, academics, artists and religious leaders made the journey. Their admiring accounts reveal, as Paul Hollander described in his book “Political Pilgrims,” that most of the visitors saw what they wanted to see, and in any case only as much as their Chinese hosts allowed.

Visitors to China these days are not looking for a successful communist model. After all, no less a cold warrior than Ronald Reagan called China a “so-called communist country.” In most foreign policy circles, dwelling on China’s communist character is considered slightly gauche.

David Klein

Indeed, Western newspapers generally do not identify Hu Jintao as the general secretary of the Chinese Communist Party, even though it is this post and not the state presidency from which he derives his authority and power. The passing of the mass totalitarian campaigns of the Mao era, and the economic and minor political reforms of the late 1970s and ’80s under Deng Xiaoping, convinced many observers that economic growth will take the country inexorably toward a freer political system.

However, like the “pilgrims” of the earlier era, today’s visitors are not seeing the full picture either. In the late 1990s, when she was U.S. secretary of state, Madeleine Albright visited a judicial training center in Beijing. At a photo session, she beamed as she held up a copy of the China Daily. The headline touted China’s commitment to the rule of law. Buried deep in the text were what the paper identified as the rule of law’s key elements. One of these was the supremacy of the Communist Party.

Secretary Albright fell into a common trap. The China Daily is the English language propaganda organ of the Chinese Communist Party. Its content is carefully managed and aimed at prominent foreign visitors. While the photographs and coverage of the recent Sichuan earthquake gave the impression of a relaxation in press control, it was only temporary and soon reined in. During the Tibetan protests in March and April, the carefully modulated language that China’s leaders use on the world stage was abandoned in favor of harsh “Cultural Revolution” era denunciations of the Dalai Lama and Tibetans.

The PRC’s leaders still control what Chinese people read and watch on television on any topic where they perceive their interests to be at stake. All publications and broadcast media are licensed by the government. Journalists are required to undergo Marxist indoctrination and can be singled out to perform self-criticism. Unsatisfactory political attitudes or behavior can lead to prosecution and surveillance. The party’s Central Propaganda Department also dictates content through texted and faxed directives telling journalists how to handle sensitive issues like the outbreak of SARS and anniversaries of the Tiananmen Square massacre.

The directives and blacklists are kept secret, perhaps to keep their targets off balance, or to maintain the façade of openness that Chinese authorities wish to present to the rest of the world. A journalist, Shi Tao, who relayed the content of such a directive to an overseas Chinese Web site, is in jail on a 10-year sentence for leaking such “state secrets.”

The Internet — through which some Chinese citizens can access overseas Web sites — has not significantly eroded control of information. The Chinese government has a formidable firewall to block sites it doesn’t want its citizenry to view. It’s manned by thousands of censors who monitor sites and recommend them for blocking. Although a persistent citizen can evade the technology that blocks foreign sites, the authorities compensate by making the system slow and cumbersome.

Self-censorship and intimidation also play a significant role in keeping the Internet safe for consumption. Many Internet companies voluntarily remove content that the authorities consider politically problematic. American companies like Google, which tailors its search engine to Chinese demands, and Yahoo, which cooperated in the investigation of the journalist Shi Tao, also perform this censorship function. The party may rely heavily on such indirect pressures to contain the Internet’s influence, but it doesn’t skimp on policing, coercion and repression.

Estimates of the number of people employed to monitor the Internet run into the tens of thousands. According to Reporters Without Borders, at least 50 Internet dissidents are in jail. Of course, none of this will be visible to a foreign visitor.

Pollution, skyscrapers and development reflect China’s rapid economic growth, not political change. There have been no significant political reforms in China since the 1980s. Meanwhile, economic growth has enabled more intense but sophisticated approach to political repression.

Since the 1989 Tiananmen massacre, anything that suggests a degree of organization, or coordination across provinces, is stamped out as quickly as possible and as ruthlessly as necessary. Examples include the religious organization Falun Gong and the China Democracy Party, whose members experienced the most brutal treatment a communist-party system has to dole out, including rape, beatings, shackling and electric shocks, according to Amnesty International and other human rights organizations. While China touts its commitment to the rule of law, lawyers who dare to defend victims of political or religious persecution are increasingly the targets of repression themselves.

The Olympics and their preparations are not leading to a liberalized China. In fact, the opposite is true. Dissidents have been sequestered, detained or sent out of town for the duration of the games. The construction of Olympic venues has led to the eviction of more than one million people. Activists who persist in pointing out the connection between the Olympics and the increase in human rights abuses — such as Hu Jia, Ye Guozhu and Yang Chunlin — have been jailed.

There are hundreds if not thousands of other prisoners visitors to the Olympics Games should remember. They include veterans of the China Democracy Party, like Zha Jianguo; petitioners advocate Liu Jie, imprisoned for gathering thousands of names on an open letter seeking political reforms; and Internet essayists like Lü Gengsong who have written about corruption and the CCP. The group China Human Rights Defenders lists eight people in the Beijing area alone still imprisoned for participating in the Tiananmen democracy protests of 1989.

And then, of course, there are the dead victims of Tiananmen. Their exact number is unknown. Despite harassment, threats and frequent detentions, Ding Zilin, the mother of a teenaged victim, and other parents have gathered 188 names over the past 19 years. Not surprisingly, Ms. Ding has been pressured to leave Beijing for the duration of the Games.

When the Olympics are over and the crowds go home, China will have no incentive to relax control. Worse, the party’s capacity for surveillance and repression will be enhanced by hosting the Games.

The world isn’t just sending athletes to the Olympics, but surveillance technology that will help the government keep tabs on its people for years to come. American companies alone have sold China technology that invisibly copies computer hard drives, reads encrypted text and performs facial recognition analysis on surveillance video.

No one purports any longer to be a fan of Chinese, or any other brand of communism. The problem arises when visitors fail to understand what they are seeing — and what has been hidden — and form a mistaken impression of the kind of government the People’s Republic of China still has.

Ms. Bork works on human rights at Freedom House.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng bí thư đảng CSVN kiêm chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại phiên thảo luận chung Đại hội đồng LHQ khóa 79, hôm 22/09/2024. Ảnh: AP

Tô Lâm ở Mỹ: đừng hy vọng để rồi thất vọng!

Trong chuyến đi Hoa Kỳ, ông Tô Lâm đọc những bài diễn văn soạn sẵn đầy những hình ảnh và từ ngữ lung linh về “kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” về “kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại,” nhưng đằng sau đó là gì?

Tuyến cáp quang biển nối kết Internet Việt Nam với thế giới. Ảnh: Internet

Đáng lo

Tôi có một người bạn thường về làm ăn ở Việt Nam. Anh nói một trong những vấn đề đáng lo nhất ở Việt Nam là các cán bộ, nếu không muốn nói là, tất cả các cán bộ, đều không tha thiết làm việc gì cả nếu chúng không có lợi cho bản thân họ. Lợi ích cho quốc gia? Mặc kệ! Mỗi người chỉ biết lo, trước hết, cho lợi ích của chính họ.

Văn Bút Mỹ (Pen America) kêu gọi TT Biden nêu vấn đề tự do biểu đạt khi gặp gỡ Tô Lâm. Ảnh: Getty Images

Văn Bút Mỹ kêu gọi TT Biden nêu vấn đề tự do biểu đạt với Tô Lâm

“Chúng tôi cũng kêu gọi Tổng thống Biden và chính phủ Hoa Kỳ đưa vấn đề nhân quyền vào trọng tâm của quan hệ ngoại giao với Việt Nam và vận động trả tự do cho những người vẫn đang bị giam giữ bất công,” bà Anh-Thu Vo, Giám đốc nghiên cứu và vận động của PEN America, đưa ra kiến nghị.

Người Việt Nam biểu tình phản đối TBT - Chủ tịch nước Tô Lâm trước trụ sở LHQ ở New York hôm 22/9/2024. Nguồn: RFA/ Facebook Việt Tân

Tổ chức phi chính phủ gửi thư ngỏ đề nghị Mỹ và các nước phương Tây cấm vận TBT Tô Lâm

Các nhóm tham gia bức thư ngỏ bao gồm Việt Tân, Hội Anh Em Dân Chủ, ACAT tại Bỉ, Pháp và Đức đã liệt kê trong bức thư năm điểm đáng chú ý về vấn đề vi phạm nhân quyền mà ông cựu Bộ trưởng Công an Tô Lâm đã thực hiện bao gồm: Bắt cóc quốc tế, sử dụng bạo lực với dân, đàn áp những người bảo vệ nhân quyền và các nhà hoạt động xã hội, bắt các nhà hoạt động phải sống lưu vong, kẻ thù của Internet.