Chiến Thắng Lớn Của Hai Mươi Ngàn Công Nhân Nike Ở Mã Lai

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 60.8 kb
Ông Nguyễn Hùng nói trong bản tin của đài TH Số 7 ở Úc ngày 21/7/08 rằng mọi công nhân Việt “đã bị cho vào bẫy, bị lừa gạt”. Ông là viên chức Công đoàn May Mặc Uc, TCFUA, và cũng là thành viên UBBV.

[UBBV baovelaodong.com 03/08/08] Theo bản tin của UBBV (Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động VN) thì hàng ngàn công nhân Việt tại Mã Lai sản xuất hàng cho hãng Nike đang chiến thắng lớn: họ sẽ lấy lại được hộ chiếu mà chủ xưởng máy đã tịch thu lâu nay, được trả lại số tiền đã bị các công ty môi giới ở VN bóc lột, được chỗ ở tốt hơn, và được trả tiền vé máy bay nếu muốn về nước.

Nhắc lại, ngày 21/7/08, Đài Truyền Hình số 7 ở Úc đưa tin do Công đoàn May Mặc TCFUA và UBBV cung cấp về việc công nhân Việt là nạn nhân của một cuộc “buôn người vĩ đại”. Họ bị các công ty môi giới ở VN ăn tiền, và đến xưởng máy Hytex gần Kuala Lumpur lại bị chủ bóc lột tiếp. Hôm sau, 22/7, Đài số 7 đưa tin tiếp rằng do cáo buộc đó, công ty Nike hứa sẽ điều tra thực hư. Nay, Nike xác nhận những cáo buộc của UBBV là sự thật, và vừa ra Thông cáo hứa những quyền lợi nói trên.

Số 20 ngàn người trên đây, làm tại ở Hytex và nhiều xưởng máy khác, sản xuất hàng cho Nike. Trong đó, nhiều ngàn là người Việt, còn lại là người Bangladesh, Indonesia, Nepal, và Sri Lanka, cũng được hưởng chung với người Việt.

Trên mạng baovelaodong.com của UBBV có đoạn video bản tin TH Số 7 nói trên, và có nguyên văn Thông Cáo của Nike, đoạn chính là:

“Nike đã nhanh chóng buộc Hytex phải lập tức làm những điều sau đây, vô điều kiện: — 1. Hoàn trả mọi lệ phí mà các công nhân ngoại quốc đã phải trả, kể cả lệ phí cho công ty môi giới và lệ phí giấy phép làm việc — 2. Từ nay, xưởng máy phải trang trải mọi lệ phí trên, không được buộc công nhân phải trả — 3. Bất cứ CN nào muốn trở về nước, công ty phải trả tiền vé khứ hồi, dù hợp đồng nói gì đi nữa — 4. Phần lớn khu chung cư đều dưới tiêu chuẩn, không thể chấp nhận được. Trong vòng 30 ngày phải chuyển qua chỗ tốt hơn. Việc này đã bắt đấu xúc tiến — 5. Mọi công nhân sẽ được toàn quyền lấy lại hộ chiếu của mình ngay lập tức. Xưởng máy không được đặt bất cứ điều kiện nào. 6. Nike có một số điện thoại nóng 24 tiếng để công nhân gọi nếu họ bị xưởng máy không trả lại hộ chiếu. Nếu họ cáo buộc điều gì, điều đó sẽ được điều tra”. Nike nói thêm: “Xưởng máy phải ra thông cáo cho công nhân biết về quyền lợi trên đây, cả bằng nói miệng lẫn bằng yết thị, dùng mọi ngôn ngữ cần dùng”.

Bản Thông Cáo của Nike kết thúc bằng một đoạn quan trọng: “Trong vòng 10 ngày tới (từ ngày 01/08), Nike sẽ rà soát mọi xưởng máy tại Mã Lai, và sẽ buộc tất cả phải theo chính sách như trên”.

UBBV sẽ tiếp tục theo dõi để biết là các công nhân Việt có thực sự và hoàn toàn dành lại được mọi quyền lợi như trên.

Hệ thống buôn người đã lừa gạt hàng trăm ngàn người bằng những hợp đồng lao động ma. Nhà nước CS nhúng tay và ăn lời bằng cách cấp giấy phép cho các công ty môi giới, bất chấp công nhân tố cáo với sứ quán, và thân nhân họ trong nước tố cáo với các bộ sở nhiều năm nay.

Qua nỗ lực vừa qua, cộng đồng Việt hải ngoại đã giúp được nhiều ngàn đồng bào là nạn nhân của nhà cầm quyền. Sắp tới, UBBV sẽ cố gắng dùng vụ việc Nike làm nền tảng để tiến lên, nhằm giúp đỡ những công nhân Việt khác ở Mã Lai trong ngành may mặc, điện tử, đồ gỗ, v.v…

Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động VN

****

Video: Mở đầu bản tin Đài Số 7 ngày 21/7/08, với tựa đề “Nỗi khổ bị ém nhẹm”

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng bí thư đảng CSVN kiêm chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại phiên thảo luận chung Đại hội đồng LHQ khóa 79, hôm 22/09/2024. Ảnh: AP

Tô Lâm ở Mỹ: đừng hy vọng để rồi thất vọng!

Trong chuyến đi Hoa Kỳ, ông Tô Lâm đọc những bài diễn văn soạn sẵn đầy những hình ảnh và từ ngữ lung linh về “kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” về “kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại,” nhưng đằng sau đó là gì?

Tuyến cáp quang biển nối kết Internet Việt Nam với thế giới. Ảnh: Internet

Đáng lo

Tôi có một người bạn thường về làm ăn ở Việt Nam. Anh nói một trong những vấn đề đáng lo nhất ở Việt Nam là các cán bộ, nếu không muốn nói là, tất cả các cán bộ, đều không tha thiết làm việc gì cả nếu chúng không có lợi cho bản thân họ. Lợi ích cho quốc gia? Mặc kệ! Mỗi người chỉ biết lo, trước hết, cho lợi ích của chính họ.

Văn Bút Mỹ (Pen America) kêu gọi TT Biden nêu vấn đề tự do biểu đạt khi gặp gỡ Tô Lâm. Ảnh: Getty Images

Văn Bút Mỹ kêu gọi TT Biden nêu vấn đề tự do biểu đạt với Tô Lâm

“Chúng tôi cũng kêu gọi Tổng thống Biden và chính phủ Hoa Kỳ đưa vấn đề nhân quyền vào trọng tâm của quan hệ ngoại giao với Việt Nam và vận động trả tự do cho những người vẫn đang bị giam giữ bất công,” bà Anh-Thu Vo, Giám đốc nghiên cứu và vận động của PEN America, đưa ra kiến nghị.

Người Việt Nam biểu tình phản đối TBT - Chủ tịch nước Tô Lâm trước trụ sở LHQ ở New York hôm 22/9/2024. Nguồn: RFA/ Facebook Việt Tân

Tổ chức phi chính phủ gửi thư ngỏ đề nghị Mỹ và các nước phương Tây cấm vận TBT Tô Lâm

Các nhóm tham gia bức thư ngỏ bao gồm Việt Tân, Hội Anh Em Dân Chủ, ACAT tại Bỉ, Pháp và Đức đã liệt kê trong bức thư năm điểm đáng chú ý về vấn đề vi phạm nhân quyền mà ông cựu Bộ trưởng Công an Tô Lâm đã thực hiện bao gồm: Bắt cóc quốc tế, sử dụng bạo lực với dân, đàn áp những người bảo vệ nhân quyền và các nhà hoạt động xã hội, bắt các nhà hoạt động phải sống lưu vong, kẻ thù của Internet.