Phải Thoát Vòng Luẩn Quẩn

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 62.4 kb

Trong khi các ông bà ủy viên Trung Ương Ðảng Cộng Sản Việt Nam họp với nhau ở Hà Nội để nghe ông Nông Ðức Mạnh đọc diễn văn, thì cùng ngày 9 Tháng Bảy vừa rồi, tòa án “nhân dân” thị xã Gia Nghĩa đã xử phạt hai người dân, là ông Trần Quốc (60 tuổi, ở Phường Nghĩa Thành) và ông Lương Văn Quý (44 tuổi, phường Nghĩa Tân), hai bản án 9 tháng và 15 tháng tù treo!

Những lương dân này đã phạm tội gì mà phải ra tòa của “nhân dân?” Theo tin Thông Tấn Xã Việt Nam thì cái tội của họ là… làm thơ trào phúng! Theo bản cáo trạng của phía công tố, tên gọi mới là Viện Kiểm Sát Nhân Dân (các nhà trào phúng trong nước gọi tắt là Viện Sát Dân), thì hai thi sĩ này đã “làm thơ vè” phê bình “xúc phạm danh dự” một số cán bộ lãnh đạo Ðảng và nhà nước tỉnh và thị xã! Tất cả những Tú Xương, Học Lạc, Ba Giai của dân ta từ nay phải đề cao cảnh giác!

Trong truyền thống văn chương truyền khẩu của dân tộc Việt Nam, những nhà thơ trào phúng là những tiếng nói phản ảnh tâm tư của người dân thấp cổ bé miệng. Người dân bị cường hào ác bá bắt nạt, không kêu cứu vào đâu được, thì làm thơ chế riễu cho hả giận. Tú Xương, Học Lạc, Ba Giai thường thay lời người dân mà viết nên vần. Nhưng những bài thơ trào phúng cũng là dấu tích lịch sử nêu tên tuổi và hành vi gian ác của bọn tham quan ô lại, có giá trị trừng phạt bằng dư luận; cho nên có thể tạo áp lực cho chúng bớt gian tham. Ngay cả những tay tham nhũng cũng sợ tiếng “ngàn năm bia miệng.” Cắt đứt mạch văn chương truyền khẩu đó cũng là cắt lưỡi, bịt miệng dư luận.

JPEG - 43.6 kb

Hai ông Trần Quốc và Lương Văn Quý là những nạn nhân của chế độ quan lại cộng sản. Vẫn theo tin của thông tấn xã nhà nước thì hai người đã “bức xúc” vì chính quyền thị xã đã thu hồi đất của họ để cho các cơ quan nhà nước dùng, cho nên máu thi sĩ của họ mới nổi dậy! Chính sách thu đất của dân về tay nhà nước đã tạo ra bao nhiêu oan khuất trên đất nước chúng ta. Sau thời Pháp thuộc, chưa bao giờ ở nước ta lại có một phong trào “dân oan khiếu kiện” lớn như trong thời đại Ðỗ Mười, Lê Ðức Anh, Nông Ðức Mạnh này. Hai công dân Trần Quốc và Lương Văn Quý là những người đầu tiên phản kháng bằng thơ và bị đưa ra tòa! Ðồng bào nào ở Gia Nghĩa còn giữ được những bài thơ đó, xin phổ biến trên internet để những ai trong nghề làm thơ trào phúng biết viết như thế nào là có tội, ngõ hầu chúng ta tránh không viết nữa!

JPEG - 73.6 kb

“Xúc phạm lãnh đạo” là một cái tội khá mơ hồ. Ai mở miệng nói những lời bất bình với chế độ cũng có thể bị gán tội này. Nhưng có thể gửi lời chúc mừng hai thi sĩ Trần Quốc và Lương Văn Quý, được tai qua nạn khỏi. Bởi vì nếu Viện Sát Dân mà nặng tay, họ có thể truy quý ông là “âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân” thì khó chữa! Các nhà báo Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn Văn Hải có thể sẽ bị kết tội đó, chắc họ chỉ mong được gán tội danh “xúc phạm các nhà lãnh đạo” như Ðào Ðình Bình, Nguyễn Việt Tiến, Bùi Tiến Dũng thôi, cho nó nhẹ tội!

Nếu quý vị độc giả sống ở Mỹ, quý vị có thể yên tâm. Ở xứ này “lãnh đạo” không quý hiếm như ở Việt Nam. Nếu ai muốn làm thơ chế nhạo ông Tổng Thống George W. Bush hay ông Thống Ðốc Arnold Schwarzenegger xin cứ tự nhiên. Chưa thấy một ông nào đưa các thi sĩ ra tòa về tội “xúc phạm lãnh đạo” cả. Tháng trước tôi đến thăm một người bạn ở Mỹ, một người thường ủng hộ đảng Cộng Hòa và đã hai lần bỏ phiếu bầu ông Bush. Trên bàn ở phòng khách tôi thấy một cuốn sách chế nhạo ông tổng thống đương nhiệm. Mỗi trang có một cái hình ông Bush với một câu ông đã nói, và người làm sách cố ý chọn những câu ông nói sai, nói nhầm, hoặc nói ngớ ngẩn vì dùng chữ không đúng chỗ. Người bạn thú nhận là đứa con anh đã mua tặng bố cuốn sách đó.

Làm tổng thống một nước tự do dân chủ dễ bị xúc phạm hơn làm chủ tịch xã ở một nước độc tài cộng sản. Vì ở một nước dân chủ người lãnh đạo rất khó kiện dân ra tòa; luật lệ ở Mỹ không bênh vực những “nhân vật của công chúng” khi họ bị người dân nói xấu. Dân chúng, nhất là báo chí, được tự do phê phán những nhân vật nổi danh, “trước khi” tìm chứng cớ để minh xác. Tại sao vậy? Vì người dân cần được nghe những thông tin nóng hổi, họ có quyền biết tin càng sớm càng tốt. Do đó, các ông tổng thống, dân biểu, thị trưởng, cho tới các tài tử, danh ca, lực sĩ, vân vân, phải chịu hy sinh.

JPEG - 55.9 kb
Măng tây (asparagus).

Làm chính trị ở một nước tự do dân chủ là chịu thiệt thòi như vậy. Dân tha hồ phê phán lãnh đạo, nhưng lãnh đạo mà nói lỡ lời có ý chê dân thì coi chừng! Ông Tổng Thống George W. Bush mới bị nạn chỉ vì lỡ lời. Tháng trước ông sang Ðức, được bà Thủ Tướng Angela Merkel mời ăn. Ðúng mùa măng tây (asparagus) mới, bên Ðức họ gọi là “Spargelzeit,” ông tổng thống Mỹ được nếm món măng tây. Ăn xong, ông xuýt xoa nói với nhà báo rằng Spargel ở Ðức ngon tuyệt trần! Có thế thôi. Nhưng ông Bush đã làm các nhà nông trồng măng tây ở Mỹ nổi giận! Nghị Sĩ Patty Murray (Dân Chủ) và Dân Biểu Doc Hasting (Cộng Hòa), cả hai đại diện tiểu bang Washington trồng nhiều măng, đã phản kháng bằng cách gởi 5 ký măng tây đến Tòa Bạch Ốc yêu cầu ông tổng thống nếm thử. Ông Bush đã được bà Laura cho nếm, sau đó ông đã gửi thư cảm ơn hai đại biểu quốc hội, với lời khen, “măng tây Mỹ thuộc loại ngon nhất thế giới!”.

JPEG - 20.7 kb
Broccoli.

Gia đình Tổng Thống Bush hay gặp nạn vì món rau. Năm 1990, thân phụ ông, Tổng Thống George H.W. Bush đã thành thật thú nhận rằng ông không thích ăn rau “broccoli.” Ông lại phát biểu ngay giữa một cuộc họp báo, “Từ bé tôi đã không thích broccoli rồi mà cứ bị má tôi bắt ăn. Bây giờ tôi là tổng thống Hiệp Chúng Quốc Mỹ Châu, và tôi sẽ không ăn broccoli nữa!” Ngay sau đó, các nhà trồng broccoli ở California đã phản đối bằng cách chở 5 tấn broccoli đến đổ ra trước Tòa Bạch Ốc. Nói là “đổ ra” cho to chuyện, sự thật là sau đó họ đem vào biếu ông tổng thống 5 hộp rau và số còn lại đem tặng các cơ quan từ thiện nấu cơm cho dân nghèo ở thủ đô Washington.

Những vị tổng thống ở một nước dân chủ bị dân “mắng chửi” là chuyện thường. Nhưng chính vì thế mà khi trở về đời sống thường dân, họ được mọi người thương. Ở các nước độc tài thì người dân sợ “lãnh đạo” như sợ cọp. Nhưng khi các lãnh tụ chết rồi, họ chỉ sợ có người đến xúc phạm mồ mả; cứ phải lo cho lính gác đêm ngày!

Một nhà tỉ phú gốc Phi châu, ông Mo Ibrahim, nhận xét về giới lãnh đạo ở các nước thuộc lục địa đen này: “Các nhà lãnh tụ Phi châu nghĩ tới lúc về hưu như thấy cái bờ vực thẳm! Rớt công đó là lâm vào cảnh nghèo khó hoặc sẽ bị trả thù.” Ông Mo Ibrahim đã lập ra một hội tư tên là Ibrahim Foundation, và đặt một giải thưởng “Lãnh đạo Phi châu Thành công” cho các nhà cầm quyền được chấm là đã giúp dân, giúp nước và tôn trọng dân chủ tự do. Giải này, trị giá một triệu đô la Mỹ, là một cách giúp các nhà lãnh đạo liêm khiết và có khả năng có thể “về hưu” an toàn dù không tham nhũng.

Quỹ Ibrahim chấm điểm các vị tổng thống hoặc thủ tướng Phi Châu trong suốt ba năm, theo các tiêu chuẩn tập hợp thành một “chỉ số cai trị tốt.” Chỉ số này thẩm lượng các nhà chính trị thuộc 48 quốc gia trong lục địa, phần phía dưới sa mạc Sahara. Ðại khái, các tiêu chuẩn nhằm đo lường về chính quyền tôn trọng pháp luật, bài trừ tham nhũng, tôn trọng nhân quyền, khuyến khích dân tham gia vào việc nước, phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh cho dân. Sau cuộc thẩm lượng từ 2005 đến 2007, Quỹ Ibrahim đã tặng giải thưởng đầu tiên cho Tổng Thống Joaquin Chissano, xứ Mozambique. Ông Chissano đã hướng dẫn nước ông thoát khỏi cảnh nội chiến sau khi từ bỏ chế độ cộng sản, đã đưa dân ông đến cảnh thịnh vượng trong một thập niên, rồi sau đó đã rời khỏi chính quyền. Ông Ibrahim nói, “Tôi thật là khâm phục khi muốn tìm ông ta để báo tin muốn trao giải cho ông, mà không tìm thấy. Sau mới biết bữa đó là sinh nhật ông Chissano mà ông ta thì đang đi “vào rừng” ở vùng giữa biên giới các nước Uganda, Sudan,” với mục đích hòa giải chính phủ Uganda và một nhóm phản kháng chính phủ này.

JPEG - 5.2 kb
Ông Mo Ibrahim.

Ông Mo Ibrahim sinh năm 1946 ở Sudan, lớn lên được bố mẹ cho sang ở Ai Cập, học đại học bên Anh nhờ học bổng. Sau khi ra trường, ông làm trong ngành viễn thông ở Anh. Năm 1998 ông mở một công ty viễn thông để phổ biến điện thoại di động trong các nước Phi Châu. Năm đó cả lục địa này chỉ có 2 triệu điện thoại di động. Ðến năm 2005 đã có hơn 100 triệu, đó cũng là năm ông Ibrahim bán công ty của ông lấy 3.4 tỉ đô la Mỹ.

Ðiều ông Ibrahim nhận xét về các lãnh tụ Phi châu cũng đúng với những lãnh tụ các nước độc tài khác, đặc biệt là ở các nước cộng sản. Khi một chế độ chỉ cai trị bằng công an, cảnh sát, thì họ bị dân ghét. Cứ đụng nói chê lãnh tụ một câu là bị kết tội xúc phạm lãnh đạo, ai mà thương được? Vì bị dân ghét, cho nên chính các lãnh tụ cũng sợ dân. Khi phần lớn nền kinh tế nằm trong tay nhà nước thì khi các công chức đến các nhà chính trị bị buộc rời khỏi nhà nước là tay trắng, không còn gì nữa. Vì thế mà họ phải tham nhũng nhiều hơn, để lo cho tương lai mình và con cháu mình. Họ càng tham nhũng càng phải độc tài hơn, để bảo vệ quyền tham nhũng! Thế là dân lại thù ghét, oán hận hơn!

Như ý kiến của ông Ibrahim, muốn thoát khỏi vòng luẩn quẩn đó thì phải thiết lập các định chế dân chủ và kinh tế thị trường thật sự. Khi kinh tế phát triển, ông Ibrahim nói, những nhà chính trị về hưu vẫn có thể làm cho các xí nghiệp kinh doanh. Ở những nước như Mỹ, các nhà kinh doanh vào chính trường là hy sinh lợi tức, từ hàng trăm triệu công cỡ trăm ngàn đô la một năm. Nhưng muốn tiến đến tình trạng đó, phải có dân chủ tự do. Còn kéo dài chế độ độc tài là cứ chui mãi trong cái vòng luẩn quẩn. Nước ta cần nhiều nhà thơ trào phúng như các ông Trần Quốc và Lương Văn Quý. Phải tập cho người dân cảm thấy tự do, an toàn khi phê phán các quan chức, từ tổng bí thư đảng trở xuống. Nếu cứ bắt người dân phải sợ hãi, thì gây nên cảnh dân sợ quan, quan cũng sợ dân, cái vòng luẩn quẩn không bao giờ thoát ra được! (Người Việt; Friday, July 11, 2008)

Ngô Nhân Dụng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng bí thư đảng CSVN kiêm chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại phiên thảo luận chung Đại hội đồng LHQ khóa 79, hôm 22/09/2024. Ảnh: AP

Tô Lâm ở Mỹ: đừng hy vọng để rồi thất vọng!

Trong chuyến đi Hoa Kỳ, ông Tô Lâm đọc những bài diễn văn soạn sẵn đầy những hình ảnh và từ ngữ lung linh về “kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” về “kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại,” nhưng đằng sau đó là gì?

Tuyến cáp quang biển nối kết Internet Việt Nam với thế giới. Ảnh: Internet

Đáng lo

Tôi có một người bạn thường về làm ăn ở Việt Nam. Anh nói một trong những vấn đề đáng lo nhất ở Việt Nam là các cán bộ, nếu không muốn nói là, tất cả các cán bộ, đều không tha thiết làm việc gì cả nếu chúng không có lợi cho bản thân họ. Lợi ích cho quốc gia? Mặc kệ! Mỗi người chỉ biết lo, trước hết, cho lợi ích của chính họ.

Văn Bút Mỹ (Pen America) kêu gọi TT Biden nêu vấn đề tự do biểu đạt khi gặp gỡ Tô Lâm. Ảnh: Getty Images

Văn Bút Mỹ kêu gọi TT Biden nêu vấn đề tự do biểu đạt với Tô Lâm

“Chúng tôi cũng kêu gọi Tổng thống Biden và chính phủ Hoa Kỳ đưa vấn đề nhân quyền vào trọng tâm của quan hệ ngoại giao với Việt Nam và vận động trả tự do cho những người vẫn đang bị giam giữ bất công,” bà Anh-Thu Vo, Giám đốc nghiên cứu và vận động của PEN America, đưa ra kiến nghị.

Người Việt Nam biểu tình phản đối TBT - Chủ tịch nước Tô Lâm trước trụ sở LHQ ở New York hôm 22/9/2024. Nguồn: RFA/ Facebook Việt Tân

Tổ chức phi chính phủ gửi thư ngỏ đề nghị Mỹ và các nước phương Tây cấm vận TBT Tô Lâm

Các nhóm tham gia bức thư ngỏ bao gồm Việt Tân, Hội Anh Em Dân Chủ, ACAT tại Bỉ, Pháp và Đức đã liệt kê trong bức thư năm điểm đáng chú ý về vấn đề vi phạm nhân quyền mà ông cựu Bộ trưởng Công an Tô Lâm đã thực hiện bao gồm: Bắt cóc quốc tế, sử dụng bạo lực với dân, đàn áp những người bảo vệ nhân quyền và các nhà hoạt động xã hội, bắt các nhà hoạt động phải sống lưu vong, kẻ thù của Internet.