Việt Nam: Thời Kỳ Lạc Quan Đang Gặp Phải Rạng Đông Buồn Thảm

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 69 kb

Ðã hàng năm trời, họ kéo nhau đổ về Hà Nội với con số hàng ngàn. Họ là giới lao động nghèo ở nông thôn đi tìm một mức lương bổng khá hơn bằng các nghề như nấu ăn, quét dọn, phu hồ, và công nhân xí nghiệp. Cùng lúc khi họ đến, một mức tăng trưởng kinh tế đều đặn đã giúp thủ đô Hà Nội hòa nhập họ vào và cung cấp cho họ một nấc thang để thoát ra khỏi cảnh nghèo đói, đồng thời cho phép họ có một giấc mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn cho con cái họ.

Giới nhiều tiền lắm của tại Hà Nội đã từ lâu vẫn thường gọi họ là thứ nhà quê, một thành ngữ có vẻ khinh miệt dành cho thành phần bần nông, nhưng họ điển hình là một câu chuyện thành công cho giới lãnh đạo đảng.

Chỉ mới cách đây 10 năm, Việt Nam bị coi như là một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới sau hàng thập niên chiến tranh khắc khổ, quản lý tồi tàn, và một chiến dịch cấm vận làm cho kinh tế bị lụn bại của Hoa Kỳ. Nhưng trong năm tới đây, nhà nước đang nhắm vào mục tiêu để thông báo đã hoàn tất việc xóa đói giảm nghèo, và dự định vào năm 2020, sẽ đưa Việt Nam đứng vào hàng ngũ các nước có nền kỹ nghệ hóa ở mức trung bình.

Nhưng bỗng nhiên, mọi thứ không quá đơn giản như thế. Tình trạng lạm phát gia tăng đang nổi bật lên và nền kinh tế đang sớm cho thấy có nhiều dấu hiệu bị khủng hoảng, có khả năng lôi kéo thành phần có lợi tức thấp vào vòng nghèo đói, và có nguy cơ làm tổn hại đến các mục tiêu đầy khoe khoang khoác lác của nhà nước.

Các chỉ số lạm phát đã cho thấy giá cả tăng 19.4% từ tháng 3/2007 đến tháng 3 năm nay. Thậm chí ngay tại thủ đô Hà Nội, tình hình còn tệ hơn với giá thực phẩm, xăng dầu và tiền mướn nhà còn tăng cao hơn nữa.

JPEG - 32 kb

Lần đầu tiên trong nhiều năm trời, giới lao động nghèo và có lợi tức thấp hiện thời đang tràn ngập Hà Nội sẽ cảm thấy bị nghèo túng hơn thay vì khá hơn.

“Nó cũng giống như có tiền mà cứ bị ăn trộm mất hàng ngày”, anh Thâm, 28 tuổi, kiếm 2 triệu đồng (tương đương 973 đô la Hồng Kông) một tháng làm nghề bơm xăng cho khách tại một cây xăng ở Hà Nội. “Càng ngày càng trở nên khó khăn hơn để lo cho đời sống của gia đình”.

Ông Sang, một tài xế 56 tuổi, nói rằng ông để ý thấy mọi thứ đang trở nên mắc mỏ hơn, “Tôi phải bảo nhà tôi hãy cân nhắc cho cẩn thận trước khi cắp thúng đi chợ. Bà ấy có càu nhàu đấy chứ, nhưng tôi bảo bu nó rằng cả nước cần phải thắt lưng buộc bụng chứ không phải chỉ có nhà mình đâu”.

Nhà nước đã chuyển hướng đưa mục tiêu tăng trưởng xuống trong năm nay khi họ bắt đầu một chuỗi những biện pháp tạm bợ thiếu hiệu quả để kềm chế giá cả, buộc các nhà băng phải siết chặt thanh khoản, phát động các nỗ lực phát triển kinh tế và chỉ thị cho các công ty quốc doanh phải đầu tư một cách khôn khéo hơn.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mô tả mặt trận chống lạm phát của nhà nước là một ưu tiên hàng đầu – việc này đã xác nhận rõ ràng điều mong muốn mà đảng hằng ấp ủ là tình hình ổn định thay vì tăng trưởng kinh tế.

Các chính sách trong nước chính là một phần của vấn đề. Việt Nam đang nhập cảng nạn lạm phát từ đối tác buôn bán lớn nhất của họ là Trung Quốc. Mục tiêu xuất cảng lớn nhất của Việt Nam là Hoa Kỳ hiện đang chịu đựng một sự kìm hãm với trị giá đồng đô la đang bị yếu thế.

JPEG - 74.2 kb

Mọi người không có ai vui vẻ cả. Vài nhà đầu tư lâu năm của nước ngoài lo ngại rằng nhà nước quá mãnh liệt trong nỗ lực của họ để làm giảm thiểu nhu cầu thay vì khuyến khích cung cấp, theo từng phần một, bằng cách hồi sinh lại chính sách cải cách kinh tế.

Theo họ thì mở rộng quyền xử dụng đất đai và giảm bớt các luật lệ để khuếch trương cạnh tranh trong ngành thương nghiệp bán lẻ, phân phối, và dịch vụ tất cả đều có ích trong việc làm giảm lạm phát.

Với nguồn vốn đầu tư nóng hổi đang đổ vào – hơn 20 tỷ Mỹ kim hồi năm ngoái khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Mậu dịch Quốc tế – một số người cũng lo ngại rằng sẽ gây ra vấn đề chậm chạp trong việc chấp thuận và các khó khăn rắc rối về dịch vụ ngân hàng, vì nhà nước đang tìm cách kìm hãm phát triển.

Ông Nguyễn Minh Phong, một nhà nghiên cứu kinh tế thuộc Uỷ ban nhân dân Hà Nội nói rằng nhà nước chỉ muốn vặn vẹo chút ít thay vì kềm chế hẳn mức tăng trưởng. “Mười hai phần trăm (tỷ lệ lạm phát) thì có được không? Nhưng hai mươi phần trăm? Cái đó thì quá nóng bỏng cho chúng tôi”, ông ta nói.

Khánh Ðăng (theo South China Morning Post 15/4/08)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.