Để Cứu Thế Vận

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Có thể tìm một giải pháp nào êm đẹp cho Tây Tạng, để có thể gìn giữ hòa bình nơi này và đồng thời giữ gìn được nền văn hóa độc đáo ở vùng bình nguyên cao nhất thế giới này? Nếu có thể có một giải pháp nào lâu dài được, tất nhiên mỗi bên đều phải nhường nhau một chút, nghĩa là một thỏa hiệp.

Hoa Kỳ vẫn luôn luôn công nhận lập trường “một Trung Quốc.” Chính sách này không chỉ áp dụng cho đảo quốc Đài Loan, mà còn cho trọn vẹn các vùng lãnh thổ khác của Trung Quốc, thí dụ như Tây Tạng và Tân Cương. Không phải thuần túy vì Mỹ muốn kềm chế Trung Quốc, như chính sách thời Chiến Tranh Lạnh; cũng không thuần túy vì Mỹ muốn đánh cho Hoa Lục bể làm nhiều mảnh kiểu như Liên Bang Xô Viết. Nếu kềm chế được, thấy rõ là an ổn; và nếu đánh bể ra được, thấy rõ là có vẻ như sẽ giảm bớt mức độ của một hiểm họa lớn. Nhưng tận cùng, Hoa Kỳ tin là giải pháp dân chủ hóa các xã hội toàn trị như Trung Quốc, cũng như tại Bắc Hàn, Miến Điện và Việt Nam, vẫn là biện pháp chữa tận gốc các mối họa của nhân loại.

Cứ nhìn xem như Bắc Hàn hay Iran thì thấy: tuy là nước nhỏ, nhưng lại bị Mỹ xem là hiểm họa lớn. Và nếu Trung Quốc bể ra làm vài mảnh, mà lại thành vài nước kiểu Bắc Hàn với kho phi đạn nguyên tử, thì hiểm họa có thể tăng thêm, chứ không phải là thoát nạn. Trường hợp Liên Xô vỡ làm nhiều mảnh, mà không trở thành nhiều hiểm họa thì là một cơ may lớn cho nhân loại. Nhưng Trung Quốc chưa chắc đã êm dịu tan vỡ như thế.

Chính vì luôn luôn muốn gìn giữ kiểu thỏa hiệp hòa bình nhân loại như thế, Mỹ mới đòi hỏi Bắc Kinh phải đối thoại với Đức Đạt Lai Lạt Ma. Nghĩa là hòa hợp hòa giải, chứ không phải là chống nhau tới chiều. Nghĩa là chấp nhận dị biệt giữa các bên, nhưng cần tìm đối thoại để giải quyết. Chứ không phải kiểu chụp mũ nhau, tố cáo nhau, khai trừ nhau – do vậy, Mỹ mong muốn Hoa Lục cho Đức Đạt Lai Lạt Ma về nước, được nhường phần tự trị về văn hóa.

Thực tế, giải pháp hòa hợp hòa giải đó có thể tìm được không? Chắc chắn, trong thời gian gần vẫn là khó hiện thực, bởi vì các cuộc đối thoại mật giữa đặc sứ của Đức Đạt Lai Lạt Ma và Bắc Kinh đã diễn ra nhiều lần trong nhiều năm vẫn thất bại. Ít nhất là cho tới bây giờ. Và người ta thấy rằng Bắc Kinh không muốn có cử chỉ nhượng bộ nào trước khi Thế Vận diễn ra trong tháng 8-2008. Chúng ta cũng có thể suy đoán thêm: nếu Thế Vận Bắc Kinh thất bại vì lý do nào đó, thì với bản chất căm thù giai cấp đã có của người cộng sản nay đã biến dạng thành hận thù vì tự hào dân tộc, Đảng CSTQ sẵn sàng trả thù khốc liệt dân tộc Tây Tạng. Đẩy lý luận thêm một bước: nếu Thế Vận Bắc Kinh thành công lớn, Đảng CSTQ có thể sẽ suy nghĩ rằng tại sao lại phải “từ bi nhượng bộ” với dân tộc Tây Tạng, một bộ tộc nơi xa xăm miệt núi đang cần đẩy vào trại cải tạo…

Có lẽ nhìn thấy tình hình dằng co như thế, Hoa Kỳ mới nghĩ tới một giải pháp tạm, trong khi Đức Đạt Lai Lạt Ma vẫn còn lưu vong và vùng đất Tây Tạng có vẻ có cơ nguy tàng hình luôn sau ngày Thế Vận Bắc Kinh bế mạc. Báo Washington Times hôm Thứ Năm 10-4-2008 viết rằng Hoa Kỳ muốn mở một tòa tổng lãnh sự tại Tây Tạng để tiếp cận trọn vẹn với các diễn biến ở vùng này, nơi chỉ mới có 1 nhà ngoại giao Mỹ được phép viếng thăm kể từ các cuộc biểu tình phản kháng hồi tháng trước. Đó là lời Ngoại Trưởng Mỹ Condoleezza Rice nói hôm Thứ Năm, theo phóng viên Nicholas Kralev ghi lại.

Bà Rice nói như thế trong cuộc điều trần trước một tiểu bang về chuẩn chi ở Thượng Viện Mỹ. Người ta chưa rõ là Mỹ đã có bàn việc Mỹ muốn mở tòa tổng lãnh sự ở Tây Tạng với Trung Quốc chưa.

Tuy nhiên, trong buổi điều trần hôm Thứ Năm, bà Rice không ủng hộ đề nghị của Thượng Nghị Sĩ Judd Gregg (Cộng Hòa, tiểu bang New Hampshire) – TNS Gregg đòi hỏi không cho CSTQ mở tòa tổng lãnh sự mới nào ở Hoa Kỳ cho tới khi CSTQ cho phép Mỹ mở một tòa tổng lãnh sự tại Tây Tạng. Nghĩa là Mỹ không muốn áp lực quá căng thẳng với Bắc Kinh như Mỹ vẫn thường áp lực Bắc Hàn, Iran và Miến Điện.

Báo Washington Times nói Hoa Kỳ hiện có 5 tòa tổng lãnh sự tại Hoa Lục, ngoài tòa đại sứ ở Bắc Kinh. Đó là các thành phố Chengdu, Guangzhou, Shanghai, Shenyang và Wuhan.

Phía Trung Quốc hiện có tòa đại sứ ở Washington DC, và một phái đoàn ngoại giao ở trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York, và 5 tòa tổng lãnh sự tại New York, Chicago, San Francisco, Los Angeles và Houston.

Nếu chúng ta thấy rằng hiện nay áp lực từ Mỹ (kể cả từ TT Bush tới các vị dân cử lưỡng viện) và từ Châu Âu (Liên Âu vừa ra nghị quyết) cùng cứng rắn đòi hỏi Bắc Kinh phải đối thoại với Đức Đạt Lai Lạt Ma để không bị tẩy chay lễ khai mạc Thế Vận, mới thấy rằng viễn ảnh Thế Vận 2008 thực sự là không vui tí nào, và có thể sẽ tan vỡ ít nhất là về mặt thể diện. Thí dụ, có thể có nhiều lực sĩ sau khi thắng huy chương vàng sẽ đứng trước ống kính truyền hình thế giới hoan hô Đức Đạt Lai Lạt Ma và Tây Tạng. Lúc đó công an TQ có tới áp giải ra để trục xuất thì cũng trễ rồi. Và chắc chắn sẽ có những chuyện tương tự như thế.

Có cách nào để cứu Thế Vận cho êm đẹp được không? Bắc Kinh đã lỡ cứng rắn đả kích Đức Đạt Lai Lạt Ma mấy tuần này rồi, nên nếu có muốn đối thoại cũng phải tìm một cách thuận tiện cho đỡ mất mặt.

Chỗ này, may ra nhà nước Hà Nội có thể cứu được đàn anh Bắc Kinh. Chỉ cần thỉnh ý trước với Bắc Kinh, nhà nước CSVN có thể gửi lời mời Đức Đạt Lai Lạt Ma tới thăm Phố Tàu ở Chợ Lớn, nơi đông dân gốc Hoa nhất ở Sài Gòn, vào những ngày cuối tháng 4-2008, mang theo lời nhắn từ Hoa Lục là sẽ thu xếp đối thoại cho một nền tự trị Tây Tạng. Và đúng ngày Đuốc Thế Vận khởi chạy từ Sài Gòn, nên làm một buổi lễ ở Chợ Lớn, trên sân khấu có mặt ông Đại Sứ Trung Quốc và gần đó là Đức Đạt Lai Lạt Ma và các vị sư gốc Hoa đứng chứng kiến. Hình ảnh này mà chiếu lên truyền hình khắp thế giới là bảo đảm Thế Vận Bắc Kinh sẽ an ổn, Lhasa sẽ hết biểu tình, và các lãnh đạo Mỹ và Liên Âu sẽ hoan hỷ tới dự lễ khai mạc Thế Vận.

Như thế, sẽ không còn bao nhiêu “bọn xấu” dám nói ác khẩu gì với nhà nước Bắc Kinh, ít nhất là cũng qua được Thế Vận. Mà nhà nước Hà Nội cũng được đàn anh cho điểm cao. Tuy nhiên, chỉ xin một điều trao đổi: nhà nước CSVN nên yêu cầu nhà nước CSTQ đừng chạy Đuốc Thế Vận ra quần đảo Hoàng Sa. Vì như thế Việt Nam mình sẽ không còn mặt mũi nào nhìn ra thế giới nữa.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.