Đảng có ‘buông’ Trịnh Xuân Thanh?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Vào những ngày cuối cùng của năm 2016, đã xuất hiện dấu hiệu đảng “buông” vụ truy lùng Trịnh Xuân Thanh.

Một cuộc họp báo của Bộ Công an về vụ trên đã chỉ dẫn ra kết quả: “…Các đường chính ngạch đã được kiểm tra, nhưng chưa rõ ông Thanh bỏ trốn qua đường nào”. Cùng với lời khẳng định của Bộ trưởng công an Tô Lâm: “…Bộ đã xem xét, điều tra xem có để lọt lộ thông tin hay không, tuy nhiên kết quả cho thấy không có việc đó…”.

Thực ra, đây không phải lần đầu tiên những thông tin trên được công bố, mà cách đây vài tháng cũng đã gián tiếp được ngành công an phát ra trên mặt báo chí, như một cách phủ nhận trách nhiệm của cơ quan này trong vụ Trịnh Xuân Thanh biến mất mà chẳng để lại dấu vết nào.

Tuy nhiên, những phát ngôn mới nhất của giới quan chức Bộ Công an lại khá ăn khớp với phát ngôn ngay trước đó của những quan chức cao nhất trong đảng.

Chiều 30/11/2016, trả lời ý kiến của cử tri quận Thanh Khê (TP Đà Nẵng), đại biểu Đinh Thế Huynh (Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư) cho hay: “Trong những ngày tới sẽ có công bố, xác định trách nhiệm của các cơ quan liên đới chịu trách nhiệm trong việc bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh. Còn việc Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn ra nước ngoài, khi đó thì Trịnh Xuân Thanh vẫn đang bị kiểm tra, chưa có biện pháp ngăn chặn nên bỏ trốn…”.

Lối nói gián tiếp mập mờ của ông Huynh cũng cho thấy chiến dịch truy lùng đường dây, hoặc thế lực chính trị nào đã bảo kê cho Trịnh Xuân Thanh, cho tới nay đã hầu như không đạt được kết quả gì.

Ngày 6/12/2016, trong một cuộc tiếp xúc cử tri tại Đông Anh, Hà Nội, ông Nguyễn Phú Trọng cho biết về vụ Trịnh Xuân Thanh: “…Bây giờ chúng ta đã phát lệnh truy nã ra cả quốc tế, phối hợp với các cơ quan của các nước và tinh thần là bắt bằng được, không trốn được đâu. Chúng ta làm theo luật pháp quốc tế nhưng phải có thời gian…

Dù tinh thần “bắt bằng được”, “không trốn được đâu” vẫn được ông Trọng kiên định lặp đi lặp lại, nhưng lần này ông còn thòng thêm một đoạn “nhưng phải có thời gian…”.

PNG - 66.8 kb
Thiếu tướng CSVN Phạm Văn Các, Phó tổng cục trưởng tổng cục cảnh sát. (Ảnh: Bá Đô)

“Nhưng phải có thời gian…” lại được gia cố bởi phát ngôn mới nhất của Thiếu tướng Phạm Văn Các (Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát), cho biết hiện chưa có kết quả cụ thể. Tuy vậy, ông Các cũng không quên tái khẳng định rằng, Interpol và các nước có hợp tác với Việt Nam về truy bắt tội phạm vẫn đang phối hợp chặt chẽ, và “với quyết tâm của đảng và nhà nước, chính phủ, Bộ Công an sẽ làm quyết liệt bằng tất cả các biện pháp để truy bắt bằng được…”.

Con át chủ bài ngày càng xa tầm với của Tổng bí thư Trọng. Sau một chiến dịch rầm rộ nhưng mãi chẳng đến đâu, bầu không khí mệt mỏi dường như đang phủ trùm.

Có lẽ phải cần đến một phép màu mới khiến Trịnh Xuân Thanh bị Interpol quốc tế bắt. Hoặc tối ưu hơn cả, là Thanh tự nguyện lò dò trở về Việt Nam nộp mạng như lời động viên sẽ “không đánh người chạy lại” của giới quan chức công an.

Lê Dung / SBTN

Nguồn: SBTN

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chiến tranh biên giới phía Bắc. Ảnh chụp từ báo Lao Động

Bốn tư lệnh Quân khu 2 chết hay bị giết như “Trương Doãn – Sái Mão” thời Tam quốc?

Quân khu 2 là địa bàn được lịch sử cận đại nhắc đến qua 2 chiến dịch quân sự lớn: Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc 7/5/1954; Cuộc chiến chống Trung Quốc lấn chiếm ở khu vực Vị Xuyên-Hà Giang suốt từ năm 1979-1989.

Địa bàn Quân khu 2 này cũng đã chứng kiến nhiều cái chết bất thường của các vị tướng từng gắn bó với mảnh đất Quân khu 2 nói chung và Hà Giang nói riêng. Xin được liệt kê ra đây một số trường hợp…

Ông Tô Lâm trong họp báo ngày 03/08/2024 sau khi được Trung ương đảng “bầu” làm tổng bí thư thay thế ông Nguyễn Phú Trọng mới chết. Ảnh: Nhac Nguyen/ AFP via Getty Images

Nỗi bất an của giới lãnh đạo Việt Nam

Nhiều nhà quan sát quốc tế thừa nhận Việt Nam đã chuyển từ chế độ đảng trị sang chế độ công an trị từ rất lâu, ít nhất là từ năm 2016, mà dấu hiệu nhận biết là Bộ Công An ngày càng phình to ra, can thiệp vào mọi mặt cuộc sống người dân, thủ đoạn đàn áp ngày càng trắng trợn và thái độ thù địch không giấu diếm đối với các quyền dân sự và chính trị cơ bản.

Nhưng chúng tôi nghĩ rằng, nguyên nhân sâu xa để đảng CSVN phải thay những quan chức dân sự, quan chức kinh tế bằng các tướng tá quân đội và công an là do bị thôi thúc bởi nỗi bất an, bởi nỗi lo sợ bị mất quyền lực, bị lật đổ bởi sức mạnh của khát vọng dân chủ tự do.

Ông Hoàng Tứ Duy, Tổng bí thư Việt Tân phát biểu trong buổi lễ Tưởng Niệm các Anh Hùng Đông Tiến tổ chức tại Câu lạc bộ Hải Lục Không Quân Toronto, Canada hôm 25/08/2024. Ảnh: Cơ sở Việt Tân Toronto

Mùa thu Toronto nhớ về những chiến hữu trên đường Đông Tiến

Năm nay, bên cạnh những khuôn mặt thân quen, tôi còn nhìn thấy những gương mặt trẻ, những người lần đầu đến nơi này. Có lẽ họ cũng giống tôi lần đầu tới đây. Trong ánh mắt họ, tôi thấy sự tò mò, nhưng cũng bao gồm cả sự trân trọng cho những người lính đã ngã xuống. Những người “mang gươm đi mở cõi” trong văn chương, chí lớn chưa thành nhưng hồn tử sĩ vẫn làm hậu thế ngả mũ cúi chào.