Khát Khao Công Lý

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 81 kb

Họa vô đơn chí. Ðảng Cộng Sản lúng túng vì bị dân Việt tấn công liên tiếp, từ Nam ra Bắc. Năm ngoái dân miền Nam đi biểu tình hàng tháng ở Sài Gon đòi đất, Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ đã tới ủy lạo và nhắc nhở mọi người rằng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất cũng là một nạn nhân bị chiếm nhà, chiếm đất, bao nhiêu năm đòi vẫn không được. Năm nay, trong lúc thanh niên, sinh viên và văn nghệ sĩ đi biểu tình chống Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa, thì các giáo dân ở Hà Nội lại phát động phong trào đòi lại những mảnh đất của Giáo Hội Công Giáo bị nhà nước cộng sản chiếm đoạt từ hơn nửa thế kỷ. Trong khi đó thì các quan lại văn hóa tư tưởng còn ngồi hút thuốc uống trà bàn nhau về “Cương lĩnh chính trị” của đảng, mà chính họ cũng nhận thấy là “xuất hiện những nội dung hạn chế và lạc hậu.” Chính họ dùng chữ “lạc hậu.”

Có người thắc mắc tại sao vụ giáo dân Hà Nội đòi đất lại diễn ra ngay sau vụ biểu tình đả đảo Trung Quốc chiếm Hoàng Sa. Có lẽ vì hành động của đảng Cộng Sản Việt Nam trong vụ tranh tụng đất đai này nó sao chép nguyên bản cách hành động của Cộng Sản Trung Quốc! Giống như hai đảng Cộng Sản học cùng một bài bản của thầy Mao Trạch Ðông vậy!

Năm 1974 hải quân Trung Quốc đã chiếm đoạt các đảo trong quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa, trong lúc chính quyền Cộng Sản Hà Nội công khai ủng hộ lập trường của Bắc Kinh từ mười sáu năm trước. Ðến bây giờ nhân dân quá phẫn uất đòi lên tiếng, Cộng Sản Hà Nội muốn khiếu nại với nước “đồng chí anh em” về cảnh đất đai của tổ tiên bị cưỡng chiếm, thì các “đồng chí anh em” bèn cho lập doanh trại, căn cứ cho lính đóng, xây khách sạn mở phi trường lập khu giải trí. Và gần đây nhất, các “đồng chí anh em” đã lập ra một đơn vị hành chánh mới, gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa. Tiếng Việt Nam gọi tình trạng đó là “ván đã đóng thuyền.”

JPEG - 44.9 kb

Nhưng phương pháp của các “đồng chí anh em” Trung Quốc cũng không khác gì các lãnh tụ cộng sản ở Hà Nội. Sau năm 1954 cộng sản đã chiếm khu đất thuộc “Nhà Chung” trước đã cho đại biểu của Tòa Thánh Vatican mượn dùng, gọi là Tòa Khâm Sứ. Từ đó tới nay, Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam vẫn yêu cầu chính quyền cộng sản trả lại đất, nhưng họ cù cưa không trả lời dứt khoát. Ở nước ta không có tòa án nào xử cho dân kiện nhà nước cả. Khu đất có thể coi nằm trong tình trạng “đang tranh tụng,” còn chờ giải quyết. Thay vì phải giữ nguyên tình trạng khu đất để chờ giải quyết, nhà nước cộng sản đã cho phép cán bộ khai thác đất để làm ăn. Gần đây nhất, họ xây dựng một hàng phở lên cao 2 tầng! Hành động này của Cộng Sản Hà Nội thật không khác gì việc Cộng Sản Bắc Kinh mở mang, khai thác Hoàng Sa của nước ta làm khu du lịch! Khi Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội phản đối, nhà nước cộng sản không trả lời, còn mấy ông bà chủ hàng phở còn đi tháo gỡ sàn nhà và mái của khu nhà chính nữa. Cứ để nguyên cho họ “xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội” kiểu đó thì mai mốt sẽ không còn vết tích nào của tòa nhà và khu đất cũ nữa. Lúc đó đòi sẽ khó hơn! Chính vì vậy mà các giáo dân Hà Nội mới phải gọi nhau tới trước ngôi nhà số 42 Phố Nhà Chung cầu nguyện cho các ông cộng sản hồi tâm thức tỉnh! Có lẽ chúng ta nên cầu cho cả các ông cộng sản ở Bắc Kinh cũng hồi tâm nghĩ lại luôn thể! Chẳng qua mấy ông Việt Cộng đã học tập tư tưởng Mao Chủ Tịch kỹ lắm cho nên thấy các “đồng chí anh em” làm gì ở Hoàng Sa bèn noi gương Trung Cộng mà thi hành ngay ở Phố Nhà Chung, Hà Nội!

Vụ ngôi nhà thuộc ấp Thái Hà cũng tương tự. Khu nhà thuộc Dòng Chúa Cứu Thế đã bị công ty may Chiến Thắng chiếm đóng, nhưng họ không sử dụng. Mười năm trước nhà dòng đã làm đơn yêu cầu họ trả lại, nhưng họ cũng không trả lời. Ðây cũng là tình trạng đất đai còn đang tranh chấp, chờ giải quyết. Ðùng một cái, đầu năm 2008 mấy ông Việt Cộng rút tỉa kinh nghiệm của các “đồng chí anh em” ở Hoàng Sa, bèn cho người đến làm thêm hàng rào kẽm gai và bắt đầu xây dựng thêm! Dân biểu tình phản đối, ông nhà nước tới hứa sẽ ngưng xây dựng, nhưng sau đó lại ký giấy phép cho xây!

JPEG - 75.5 kb

Tất nhiên là người dân Công Giáo ở ấp Thái Hà và ở Hà Nội phản đối bằng những phương pháp bất bạo động. Và tất nhiên, Việt Cộng lại học tập Trung Cộng, theo gương đồng chí Tần Cương, lên giọng dọa nạt! Bà phó chủ tịch thành phố Hà Nội đã viết thư cho chủ tịch Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam buộc tội các linh mục và giáo dân vi phạm đủ các thứ luật của nhà nước xã hội chủ nghĩa!

Ðồng bào Công Giáo trong nước đang họp mặt và cầu nguyện ở nhiều nơi, nhân hai vụ tranh tụng về đất đai ở Hà Nội. Người ngoài có thể hiểu lầm là bà con quá quan tâm đến những việc tranh chấp nhỏ. Nhưng trong buổi tối Thứ Sáu vừa qua, một linh mục nói chuyện với giáo dân trong Ðêm Cầu Nguyện tại nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế tại Sài Gòn đã minh xác: “Vấn đề không chỉ là hai mảnh đất, và cái quan trọng không phải là hai mảnh đất.”

Vậy điều gì là quan trọng? Linh Mục Vũ Khởi Phụng nói đây là một cơ hội để làm hiện rõ, “một nhu cầu của toàn xã hội,” trong đó có cộng đồng người Công Giáo Việt Nam. Một nhu cầu là đời sống tâm linh. Thiếu đời sống tâm linh thì “cuộc sống nó khe khắt hơn, nó bất nhân hơn, nó chà đạp con người nhiều hơn.” Một biểu hiện của tình trạng đó, Linh Mục Vũ Khởi Phụng tự sám hối, “Chúng ta có lỗi gì chăng khi để cho xã hội này chỉ biết đến cơm, áo, gạo, tiền… Gần như chỉ còn biết đến ích kỷ, chỉ còn biết mạnh được yếu thua…”

Vụ chiếm đoạt tài sản của Giáo Hội Công Giáo cũng như Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất và Phật Giáo Hòa Hảo chỉ là biểu hiện của tình trạng các cán bộ cộng sản đã chiếm đoạt của dân, “Những tài sản to lớn được chuyển nhượng từ tay người này sang tay người khác thế kia mà thực ra là thuộc quyền sở hữu của đại chúng!”

Từ đó, Linh Mục Vũ Khởi Phụng đề cập tới căn bệnh khác của xã hội Việt Nam hiện nay: mất niềm tin vào công lý vì công lý không được tôn trọng. Xã hội vẫn dựa trên bạo lực chứ không dùng lẽ phải. Những người đứng lên đòi lại đất cho Nhà Chung mang tâm thức của những người dân nghèo bị áp bức, bóc lột!

JPEG - 84.2 kb

Giữa một xã hội “mà trong đó sự tự tu trục lợi, sự bóc lột và lừa gạt lẫn nhau đang hoành hành” những đêm cầu nguyện, tỉnh thức hy vọng sẽ giúp phát sinh ra những mảnh đất để hạt giống tâm linh được vun trồng. Linh Mục Vũ Khởi Phụng kêu gọi các tín hữu dự đêm cầu nguyện hãy, “Cầu nguyện cho cho xã hội chúng ta được đi vào thế giới của sự thật, được đi vào thế giới của nhân phẩm, được đi vào thế giới của niềm tin. Tin Chúa và tin nhau. Thế giới của lòng trung thành giữa con người với con người!” Ðược như vậy, “Chúng ta đi với tâm hồn nghèo khó, chúng ta đi với tâm hồn hiền lành, chúng ta đi với tâm hồn khát khao công lý, chúng ta đi với tâm hồn thương xót những con người nhỏ bé đang chưa được sống đích thực với nhân phẩm của con người!”

Vụ khiếu kiện đất đai ở Hà Nội không biết tới bao giờ mới được giải quyết, chỉ hy vọng sẽ được giải quyết êm đẹp trước vụ Hoàng Sa! Nhưng đây là một tín hiệu mới nữa trong xã hội Việt Nam: Người dân đòi công lý.

Ðồng bào nông dân oan ức ở Việt Nam hy vọng lần sau lên Hà Nội hay Sài Gòn biểu tình khiếu kiện về đất đai thì sẽ được nhiều người dân thành phố đến ủng hộ, có các vị tu sĩ Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo và các tôn giáo khác cùng đến tiếp tay. Người Việt Nam phải đòi lại quyền sống trong công lý và nhân phẩm. (Người Việt; Tuesday, January 15, 2008)

Ngô Nhân Dụng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.