Tường Trình Đại Lễ “Tưởng Niệm 20 Năm Anh Hùng Đông Tiến”

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 217.9 kb

Hình ảnh và video clip tường trình Đại Lễ “Tưởng Niệm 20 Năm Anh Hùng Đông Tiến”, bắt đầu từ 2 giờ 30 đến 6 giờ chiều Chủ Nhật, ngày 26 tháng 08 năm 2007, tại Nam California, Hoa Kỳ.

Đại Lễ “Tưởng Niệm 20 Năm Anh Hùng Đông Tiến”

Để tưởng nhớ Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh và các kháng chiến quân của Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam (MTQGTNGPVN) đã hy sinh trên đường trở về Quê Hương, nhằm tranh đấu giành lại Tự Do, Dân chủ, ấm no và hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam, một đại lễ tưởng niệm đã được Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng long trọng tổ chức vào lúc 3 giờ 00 chiều, Chủ Nhật 26 tháng 8 năm 2007, tại Westminster Rose Center, cạnh tượng đài Chiến sĩ Việt Mỹ số 14140 All American Way, thành phố Westminster, California.

JPEG - 31.4 kb

Trước đó, một buổi lễ đặt vòng hoa tại đài kỷ niệm các chiến sĩ đã được Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng long trọng tổ chức.. Dưới bầu trời quang đãng của buổi trưa hè, dưới khói hương trầm nghi ngút.. Ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ tịch Đảng Việt Tân, ông Lý Thái Hùng, Tổng Bí Thư và ông Nguyễn Kim, cựu Chủ tịch Đảng, đã đại diện đảng Việt Tân lên đặt vòng hoa tưởng niệm.. Như để chứng giám lời khấn nguyện.. những hạt mưa nhè nhẹ trái mùa hầu như không hề xảy ra tại Cali đã rơi nhẹ trong buổi lễ, mọi người lo ngại buổi lễ sẽ bị cản trở vì thời tiết chăng, nhưng cơn gió nhẹ đã phá tan những hạt mưa, được coi như giọt lệ, vừa tủi cho thân phận người con dân Việt , vừa mừng như để chấp nhận lời khấn nguyện của những người con dân Việt đang đấu tranh gỉai phóng quê nhà khỏi ách thống trị của bạo quyền Việt cộng.

Đúng 3g15 cùng ngày, hội trường với trên 500 chỗ đã không còn một chỗ trống, đồng bào đã phải đứng dọc hai bên hội trường. Tất cả quan khách và đồng bào đã đứng dậy để rước linh vị của Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh cùng các kháng chiến quân vào Hội trường. Buổi rước linh vị thật long trọng, trang nghiêm do quý cụ trong Hội Đền Hùng San Jose thực hiện. Linh vị Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh được đặt trong một kiệu hoa với lọng che đi đầu trong tiếng trống, chiêng, và theo sau, các linh vị của các kháng chiến quân được các nữ đảng viên, trong chiếc áo dài mầu xanh kính cẩn rước vào hội trường. Đoàn rước linh vị tiến vào Hội trường trong lời giới thiệu nghẹn ngào của xướng ngôn viên Diễm Hương, cô đã khóc khi nhắc đến tên những vị anh hùng kháng chiến quân. Hội trường yên lặng, xen với những tiếng nấc nghẹn ngào vì quá xúc động.

Linh vị Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh và các kháng chiến quân đã được an vị trên bàn thờ dước bóng quốc kỳ và đảng kỳ của Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng.

Sau đó là lễ chào Quốc Kỳ và phút mặc niệm cùng buổi tế lễ theo nghi thức cổ truyền do Hội Đền Hùng San Jose phụ trách.. Ông Đỗ Hoàng Điềm, Ông Nguyễn Kim đại diện Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng và Phó Đề Đốc Đinh Mạnh Hùng, đại diện quan khách đã lên niệm hương trước bàn thờ linh vị các Kháng Chiến quân.

Âm thanh của buổi lễ với chiêng, trống vẫn vang vang hòa nhịp với lời ca thanh thót của cô Dạ Thảo qua bài hát Trăng Chiên Khu. Bài hát đã được sáng tác trong bối cảnh của vùng núi rừng khu chiến, với lời của Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh và nhạc của kháng chiến quân Trần Thiện Khải. Bài hát như ru hồn người vào với hình ảnh của những người trai hùng đất Việt, rời bỏ mái ấm gia đình để ra đi giải phóng quê nhà.. và vào những đêm trăng, trong núi rừng..mơ về ngày vinh quang của đất nước.

Tiếp đến là phần trình chiếu bộ phim dương ảnh về những hoạt động của MTQGTNGPVN và sau này là Việt Tân, trên con đường thành lập và ước vọng của hướng đi cao cả là giải phóng Việt Nam và Canh Tân Đất Nước. Những hình ảnh của bộ phim dương ảnh vừa chấm dứt, thì những giọng ca của ban Hợp Ca Đông Tiến gồm 64 thành viên, đã làm cho Hội trường bừng dậy với bản hợp ca ”Bài Ca Đông Tiến” của KCQ Trần Thiện Khải. Bản hợp ca thật hào hùng, đã đi vào lòng người nghe, như thúc dục, như nhắc nhở về con đường Đông Tiến năm xưa.

Ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ tịch Đảng Việt Tân đã lên chào mừng quan khách, ông đã nghẹn ngào xúc động khi nhắc lại sự hy sinh của Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh và các kháng chiến quân…. Trong một quyết tâm, ông cho biết, tất cả các đảng viên Việt Tân sẽ đấu tranh đến cùng để giải phóng quê hương và Canh Tân đất nước và ông cũng kêu gọi sự kết hợp của các tổ chức đấu tranh để cùng hướng về mục tiêu chung là giải thể chế độ cộng sản trên đất nước Việt Nam. Bài nói chuyện của Ông đã nhiều lần phải ngưng vì những tràng pháo tay của quan khách và đồng bào tham dự.

JPEG - 157 kb

Đặc biệt trong buổi lễ “Tưởng Niệm 20 Năm Anh Hùng Đông Tiến” là phần tri ân những thân hữu đã đóng góp yểm trợ Mặt Trận từ những thời kỳ phôi thai. Có hơn 30 thân hữu được đảng Việt Tân long trọng tri ân trong dịp này như Giáo sư Nguyễn Tư Mô, Đề Đốc Đinh Mạnh Hùng, Bác sĩ Bùi Trọng Cường, Nhà văn Bích Huyền, ông Trần Cầu, bà Ngô Viết Của…. Đại diện những người được tri ân, giáo sư Nguyễn Tư Mô đã chia xẻ những tình cảm giữa Cụ và Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh từ lúc còn ở Việt Nam và ca ngợi sự hy sinh cao quý của Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh. Bên cạnh việc tri ân những thân hữu người Việt Nam, đảng Việt Tân đã vinh danh một người ngoại quốc có quá trình giúp đỡ Kháng chiến Việt Nam cách nay 25 năm là giáo sư Teruo Tonooka. Trước khi phát biểu cảm nghĩ về việc nhận bản tri ân, giáo sư Tonooka đã nghiêng mình trước bàn thờ của Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh, một người mà ông cho là đã có hành động anh hùng sau năm 1975.

Chương trình đã tiếp nối với phần văn nghệ thật đặc sắc của ban nhạc tù ca của nhạc sĩ Xuân Điềm.

Kết thúc buổi lễ, quan khách và toàn thể đồng bào đã đứng dậy để tiễn đưa linh vị các kháng chiến quân Việt Nam trở về đền thờ Quốc Tổ Vọng Từ tại San Jose. Đây là giây phút thật cảm động nhất của buổi lễ. Nhìn những đoàn áo dài xanh thướt tha, tay bưng di ảnh, đang lặng lẽ bước đi, đôi mắt đỏ hoe sen lẫn những tiếng nấc nghẹn.. để tiếc thương cho những sự hy sinh hào hùng của những người trai đi làm lịch sử.

Cuối cùng, Bác sĩ Nguyễn Trọng Việt, đại diện ban tổ chức đã ngỏ lời cám ơn các vị quan khách, các đại diện các hội đoàn quốc gia, các cơ quan truyền thông cùng toàn thể đồng bào đã đến tham dự buổi lễ kỷ niệm ngày hôm nay, đồng thời, ông cũng giới thiệu tập sách “Trên Đường Đông Tiến” một tập sách dày trên 700 trang, ghi lại mọi hình ảnh của Kháng Chiến Việt Nam kể cả những tài liệu chưa bao giờ được công bố.

Buổi lễ đã chấm dứt lúc 6giờ00 chiều cùng ngày, và đã có khoảng 600 đồng bào tham dự, và mọi người ra về với những cảm xúc chen lấn, vừa hào hùng, vừa xúc động, vừa tin tưởng vào sự thành công của kháng chiến Việt Nam trong mục đích giải thể chế độ cộng sản tại Việt Nam và cùng nhau Canh Tân đất nước.

Đêm Hội Ngộ

Sau buổi lễ “Tưởng Niệm 20 Năm Anh Hùng Đông Tiến”, một bữa tiệc thân mật được tổ chức tại Emerald Bay Seafood Restaurant để cùng họp mặt giữa gia đình Việt Tân, các thân hữu, và đặc biệt với các kháng chiến quân một thời đã theo con đường Đông tiến, nay hiện diện tại hải ngoại và cùng với gia đình các kháng chiến quân đã hy sinh vì đại cuộc, với sự tham dự của hơn 500 người. Sau phần nghi thức khai mạc, ông Lý Thái Hùng, Tổng bí thư đảng đã lên chào mừng quan khách và chia xẻ nội dung chính yếu của đêm họp mặt là để nói và hát cho nhau nghe về những kỷ niệm và những vui buồn trên con đường đấu tranh trong suốt 20 năm vừa qua. Đúng như điều ông Lý Thái Hùng trình này, đêm Hội ngộ đã là dịp giúp mọi người nghe lại tận tai, thấy tận mắt những câu chuyện mà các kháng chiến quân kể lại cuộc đời đấu tranh của mình, kể lại những cuộc hành quân và những giây phút bên cạnh Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh, trước giờ hy sinh. Những lời lẽ hào hùng đã lôi cuốn mọi người tham dự và bùi ngùi khi nhắc đến những giây phút cuối bên cạnh Tướng Hoàng Cơ Minh. Thương cho thân phận những người đi làm lịch sử phải xa cơ vào tay giặc và thật can đảm trong những lần vượt ngục. Câu chuyện mà họ kể lại, là những việc mà họ đã trả bằng máu và nước mắt, và những đớn đau của thể xác trong trại tù cộng sản.

JPEG - 147.7 kb

Đêm Hội Ngộ, cũng là dịp để nghe lại những tâm sự của những người từ hải ngoại đã trở về chiến khu công tác, và để nghe Bác sĩ Trần Đức Tường từ Paris, trở về chiến khu mở lớp huấn luyện Y tế, và để được chính một kháng chiến quân mà hôm nay có hiện diện, làm nha sĩ bất đắc dĩ, thực tập bài học nhổ răng đau cho chính mình.

Những kháng chiến quân đó, họ đã đi trên con đường Đông Tiến bằng chính cái đầu của họ, vì nếu không có quyết tâm, không bao giờ họ có thể vượt qua.

Cũng trong Đêm Hội Ngộ, một lần nữa, giáo sư Tonooka đã chia xẻ về những chặng đường mà ông và Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh đã qua cho một giấc mơ giải phóng Việt Nam vào thập niên 80. Và ông cũng hứa, sẽ giữ mãi những gì mà ông và Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh đã thực hiện dở dang và trong cương vị một người Nhật Bản, ông sẽ tích cực góp phần vận động cho Tự Do Dân chủ tại các nước Á Châu mà đặc biệt là Việt Nam.

Điểm nổi bật trong đêm Hội ngộ là phần phát biểu với đầy nhiệt huyết của các đảng viên đảng Việt Tân trẻ. Họ là những thanh niên thanh nữ tuổi từ 19 đến 25 tuổi; nhưng tấm lòng sắt đá của các em không nhỏ, họ hãnh diện tiếp nối những bước đi của các bậc cha anh rất hãnh diện là những đảng viên đảng Việt Tân hôm nay.

JPEG - 178.9 kb

Đêm Hội ngộ, một lần nữa đã tri ân những gia đình của các kháng chiến quân đã hy sinh và cảm tạ những hỗ trợ của các thân hữu đã giúp đỡ cho MTQGTNGPVN trong suốt đoạn đường đấu tranh từ hai thập niên qua, mà điển hình là nhà báo Lý Kiến Trúc. Ông đã cùng phu nhân lên nhận một món qùa, một món qùa được làm từ đất mẹ và do chính bàn tay của người kháng chiến quân thực hiện.. đó là một cây gậy tre mà các kháng chiến quân luôn có bên cạnh trong con đường Đông Tiến.

Đêm Hội Ngộ đã đem đến những giây phút hào hùng qua những bài ca đấu tranh của ban Hợp ca Đông Tiến, của ban Tù ca với nhạc sĩ Xuân Điềm.

Sự gặp gỡ của các thế hệ, của những người đã và đang tiếp tục đi trên con đường Đông tiến và của những người một thời anh dũng chiến đấu trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa mà Thiếu Tướng Lý Tòng Bá là đại diện, đã ca ngợi Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh là một người hùng, và là vị Tướng duy nhất của Việt Nam Cộng Hòa đã chết trên quê hương cho cuộc đấu tranh sau năm 1975. Ông hứa, với mọi sức còn lại của ông, ông sẽ tiếp nối con đường mà Phó Đề Đốc Hoàng cơ Minh đã đi dang dở.

Đêm Hội Ngộ đã chấm dứt lúc 10 giờ tối trong niềm vui của mọi người.

JPEG - 158.3 kb

*****

Bài Phát Biểu Của Ông Lý Thái Hùng
Trong “Đêm Hội Ngộ”

Kính thưa toàn thể quý vị,

Thay mặt Ban Tổ Chức và Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng, tôi xin hân hoan chào mừng toàn thể quý vị đã dành thì giờ quý báu đến tham dự buổi họp mặt trong Đêm Hội Ngộ hôm nay. Đây không chỉ là bữa ăn tối thuần túy mà còn là buổi gặp gỡ giữa những người đã có một thời sát cánh bên nhau vì lý tưởng đấu tranh giải phóng Tổ quốc Việt Nam của những năm nghe rất xa xôi mà cũng thật gần gũi trong tâm khảm – những năm của thập niên 80 trong thế kỷ trước.

Chiều ngày hôm nay, chúng ta cùng nhau tưởng nhớ đến những anh hùng Đông Tiến đã hy sinh trên con đường giải phóng đất nước, trong một không khí trang nghiêm và cảm động. Đây là những buổi lễ cần thiết để chúng ta không chỉ xiển dương những người đã Vị Quốc Vong Thân mà còn để xác định sự biết ơn của tất cả chúng ta đối với những người đã coi nhẹ đời mình, sẵn sàng hiến thân cứu nước.

Đối với toàn thể đảng viên Việt Tân, buổi lễ tưởng niệm tại miền Nam California hôm nay và sắp tới tại nhiều nơi trên thế giới còn là một sự bày tỏ niềm hãnh diện được tiếp nối sự nghiệp đấu tranh hào hùng của cố chủ tịch Hoàng Cơ Minh và những kháng chiến quân của Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam. Chính niềm hãnh diện này mà dù có phải đối diện với những đánh phá của kẻ thù Việt cộng hay thành phần đố kỵ trong nhiều thập niên vừa qua, toàn thể đảng viên Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng vẫn kiên cường bước tới, xây dựng Mặt Trận trong quá khứ và đảng Việt Tân ngày hôm nay, trở thành một lực lượng có tiềm lực đấu tranh đa diện, với nhiều thế hệ trẻ kế thừa.

Nhưng để có được những thành quả này, chúng tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu xa đến tất cả quý vị thân hữu, quý vị thân nhân ruột thịt của các gia đình Kháng chiến quân và của các đảng viên Việt Tân, đã luôn luôn hỗ trợ và hết lòng bảo bọc anh chị em đảng viên Việt Tân trong mọi hoàn cảnh. Đây chính là hậu phương vững mạnh giúp cho đảng Việt Tân có thể đẩy mạnh các chiến dịch đấu tranh rộng lớn ở trong nước cũng như tại hải ngoại và đang gây rất nhiều khó khăn, lúng túng cho lãnh đạo Hà Nội.

JPEG - 174 kb

Kính thưa quý vị,

Đêm Hội Ngộ hôm nay, trong hội trường này, chúng ta gặp nhau giữa những thân hữu, thân nhân, các đảng viên Việt Tân và nhất là những người đã một thời chung lưng đấu tranh dưới thời Mặt Trận, tuy không được đông đủ mợi người ở khắp nơi vì cách trở không gian nhưng cũng đã có rất đông qúy thân hữu và đảng viên từ Âu Châu, Úc Châu, Nhật Bản và từ Gia Nã Đại về tham dự. Đặc biệt trong Đêm Hội Ngộ này, chúng tôi đã đón tiếp những cựu KCQ một thời ngang dọc trên con đường Đông Tiến cũng như một số gia đình thân nhân các KCQ. Nhưng đáng nói hơn cả, chúng tôi đã đón tiếp những vị thân hữu, những vị ân nhân đã từng đóng góp và nuôi dưỡng các hoạt động của Mặt Trận từ những năm tháng phôi thai vào đầu thập niên 80 cho đến ngày nay. Qúy vị đã không quản ngại đường xá xa xôi về tham dự như ông bà Trần Ngọc Hiền, Giáo sư Teruo Tonooka, ông bà Trần Cầu, nhà Văn Bích Huyền, ông bà Nguyễn Tư Mô, bà Võ Tư Nhượng, cụ bà Ngô Viết Của…

Sau cùng, thưa toàn thể quý vị, nội dung chính của đêm hôm nay là chúng ta cùng nói cho nhau nghe và cùng hát cho nhau nghe về những kỷ niệm, chia xẻ những vui buồn trên chặng đường đấu tranh hơn 2 thập niên qua. Tôi tin chắc rằng, tối hôm nay quý vị sẽ sống lại trọn vẹn những âm thanh và những hình ảnh đã một thời thôi thúc chúng ta lên đường tham gia công cuộc đấu tranh đầy hào khí của tinh thần “toàn dân kháng chiến – toàn diện đấu tranh”, như Kháng Chiến Quân Võ Hoàng đã viết:

Cách mạng đường dài,
Người đi như con nước miệt mài
Đổ mồ hôi thành dòng,
Loang theo vết chân thành những con đường làm nên kháng chiến
Ta đi, ta đi, ta đi…..

Chúng tôi mong rằng, đêm Hội Ngộ hôm nay sẽ là chất keo tiếp tục nối kết chúng ta trong đại gia đình Việt Tân, để cùng nhau tiếp tục sự nghiệp đấu tranh hào hùng của cố chủ tịch Hoàng Cơ Minh và các Kháng Chiến Quân cho đến ngày thành công.

Kính chúc quý vị và toàn thể qúy chiến hữu cùng gia quyến một Đêm Hội Ngộ thật vui vẻ và ý nghĩa.

*****

Bài Phát Biểu Của Giáo Sư Teru Tonooka

JPEG - 83.5 kb
Giáo sư Teru Tonooka nói lời cảm tạ trong Đại Lễ “Tưởng Niệm 20 Năm Anh Hùng Đông Tiến”.

Bài phát biểu sau đây của Giáo sư Nhật Bản Teruo Tonooka được ông trình bày trong Đêm Hội Ngộ tại Nhà hàng Emeral Bay Seafood, sau lễ Tưởng Niệm vào ngày 26 tháng 8 năm 2007, tại miền Nam California. Giáo sư Tonooka là người bạn thân của cố Chủ Tịch Hoàng Cơ Minh vào cuối thập niên 70 và ông đã vào tận khu chiến thăm Tướng Hoàng Cơ Minh vào năm 1982.

Kính thưa toàn thể quý vị,

Hôm nay, tôi xin cám ơn Ban Tổ Chức đã gởi thư mời tôi đến đây tham dự buổi lễ tưởng niệm nhân ngày giỗ lần thứ 20 của cố Đề đốc Hoàng Cơ Minh. Từ đó đến nay mà đã 20 năm, quả thật thời gian trôi qua quá nhanh. Hai mươi năm sau, ngày hôm nay, tại đây tôi chứng kiến nhiều đồng bào Việt Nam đến tham dự lễ tưởng niệm 20 năm Anh Hùng Đông Tiến nên có cảm nhận là Ý Chí của Đề đốc Hoàng Cơ Minh đang được Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng tiếp tục kế thừa một cách thật vững vàng.

Thưa quý vị, đã là con người thì sớm muộn gì rồi cũng phải chết. Khi suy nghĩ về vấn đề sinh và tử thì sự ra đi của Đề đốc Hoàng Cơ Minh chắc chắn là một điều đau buồn không thể nào tả xiết cho gia đình, bạn bè và chiến hữu của ông. Ông là một người tị nạn, đang có đời sống yên lành trên đất Mỹ, nhưng lại từ bỏ nó và tìm đường quay trở về giải phóng Tổ quốc, rồi bị gục ngã trong rừng già trên con đường trở về cứu nước đó. Đối với một người quân nhân, một người yêu nước như Đề đốc Hoàng Cơ Minh, tôi nghĩ không có cái chết nào có giá trị hơn được. Sự hy sinh của tướng quân Hoàng Cơ Minh không phải là chấm dứt việc đấu tranh giành lại dân chủ cho Việt Nam, ngược lại là đằng khác, bởi lòng yêu nước và sự can đảm dấn thân của ông đang thúc dục thế hệ trẻ Việt Nam ngày hôm nay tham gia đông đảo vào công cuộc giành lại dân chủ cho Việt Nam. Với Ỷ nghĩa đó, chúng tôi nghĩ rằng ngày hôm nay tinh thần Hoàng Cơ Minh đang sống trong lòng mọi người.

JPEG - 113.9 kb
Ông Bà Tonooka cùng chiến hữu Hoàng Cơ Minh và chiến hữu Nguyễn Kim tại Tokyo nhân dịp tham dự hội nghị an ninh quốc tế

Thưa quý vị, ở đây chúng tôi xin được phép nói một chút về cơ duyên của tôi được gặp những thuyền nhân Việt Nam và nhất là cố Đề đốc Hoàng Cơ Minh. Lúc đang dạy môn sử ở một trường đại học Nhật vào năm 1977, tôi đã đi du lịch ở Đông Nam Á và đến quan sát các trại tị nạn tại vùng biên giới Thái-Miên, Thái-Lào và lần đầu tiên gặp người tị nạn Việt Nam tại những nơi này. Trở về Nhật, qua sự giới thiệu của các sinh viên du học Việt Nam, tôi đến thăm trại tị nạn Fujisawa nằm ở ngoại ô Tokyo. Mùa hè năm đó, tôi thường lui tới trại tị nạn này để tìm hiểu về đời sống và lỶ do ra đi của 48 thuyền nhân tị nạn Việt Nam đang tạm cư tại đây. Qua sự thông dịch của các sinh viên, tôi được nghe kể về nhiều chuyện Việt Nam, nhất là thảm cảnh vượt biển. Không những thế, tôi còn được họ cho ăn nhiều bữa cơm Việt Nam rất ngon miệng, rồi ở chơi trò chuyện cho đến chiều tối mới về. Đối với tôi đó là một chuỗi ngày rất thích thú. Tôi còn nhớ những lần thuê xe bus đi du ngoạn hay đi tắm biển với họ. Những lần đi quyên góp tiền bạc giúp thuyền nhân tị nạn ở đường phố Tokyo, những cuộc biểu tình chống quan chức ngoại giao cộng sản Việt Nam đến Tokyo… Từ đó tôi quyết định sẽ viết một cuốn sách nói về một quốc gia đã bị đồng minh Hoa Kỳ bỏ rơi.

Về cơ duyên quen biết Đề đốc Hoàng Cơ Minh, tôi đã có cơ hội gặp ông hai lần. Lần đầu tiên vào năm 1977 và lần thứ hai vào năm 1979, cả hai lần đều tại Washington DC. Lần đầu do một người bạn thân Việt Nam của tôi ở Tokyo tên là Thanh Phong giới thiệu, và lần thứ hai vào đêm Giáng Sinh, cách lần đầu hai năm. Lúc chia tay Đề đốc Hoàng Cơ Minh có hỏi tôi một câu ’’Nếu chúng tôi trở về Đông Dương tìm đường chiến đấu thì người Nhật quỶ ông có ủng hộ cuộc chiến đấu này của chúng tôi hay không’’. Tôi hoàn toàn không biết kế hoạch trở về chiến đấu đang được tướng Minh xúc tiến vào lúc đó, nhưng vẫn đáp ngay là khi nào trở về thì xin tướng quân báo cho tôi biết. Quả thật lúc đó tôi không tin là Đề đốc Hoàng Cơ Minh sẽ trở về chiến đấu.

Đầu năm 1982, một sinh viên Việt Nam ở Nhật đã gặp và trao cho tôi một lá thư với nội dung thông báo ngắn gọn của Đề đốc Hoàng Cơ Minh rằng ông đã trở về chiến khu. Khi đọc nội dung thông báo này, thưa quý vị, lúc đó tôi rất đổi kinh ngạc và thấy lòng mình rúng động. Mùa hè năm đó, tôi đã lên đường sang Bangkok, ở đó tôi được một sinh viên Việt Nam từng du học tại Nhật đón và cùng đi đến biên giới Thái-Lào. Tại biên giới, tôi đã thay đổi y phục để trực chỉ đến Bộ Tư lệnh của Đề đốc Minh. Cái nóng mùa hè oi bức mà phải leo lên leo xuống những dãy núi khập khềnh quả thật là quá mệt nhọc, nhưng cũng không thể nào sánh nổi với các kháng chiến quân của Đề đốc Minh được lệnh đi bảo vệ chúng tôi. Tại các nơi không có người, chúng tôi được dừng chân để nghỉ và được nhâm nhi một chút trà nóng do các kháng chiến quân nhóm lửa pha trà.

Đi, đi hoài, đi thật lâu chúng tôi mới đến được một cái hang động trong một ngọn núi đá, nơi đặt Bộ tư lệnh. Đề đốc Minh, cổ choàng khăn rằn, ánh mắt tươi cười ra đón chúng tôi. Bắt tay cũng chưa đủ, chúng tôi ôm choàng lấy nhau để cho thỏa lòng sau bao năm xa cách, sau đó chúng tôi vào bàn ngồi thảo luận nhiều vấn đề.

JPEG - 119.2 kb
GS Tonooka sinh hoạt TVKC tại Bắc California 1982

Sau cuộc hội ngộ tại khu chiến này, trở về Nhật, tôi đã quyết định bỏ nghề dạy học, dồn hết thì giờ vận động sự giúp đỡ cho Đề Đốc Hoàng Cơ Minh và Mặt Trận. Tôi đã quyên góp gần 600 tấn quần áo cũ gởi đi Thái, vận động tổ chức Diễn đàn hội luận cho Mặt Trận tại các Trung tâm báo chí ở Nhật, Đại Hàn, Singapore. Tôi còn đi các nước ở Âu châu như Pháp. Đức, Thụy Sĩ, Đan Mạch, Na Uy để trình bày những điều mà chính tôi mắt thấy, tai nghe về Kháng chiến Việt Nam. Khi Đề Đốc Hoàng Cơ Minh trở lại Hoa Kỳ dự Đại hội Chính Nghĩa, vào tháng 4 năm 1983, tôi cũng đã bay sang để chào đón ông.

Sau đó vài năm, do công việc nghiên cứu về tình hình chính trị Đông Nam Á, tôi quyết định di chuyển sang ở hẳn tại Bangkok. Mỗi tháng một lần tôi gặp ông Nguyễn Kim, cựu Chủ tịch đảng Việt Tân, để trao đổi tin tức và cứ hai ba tháng một lần trở về Nhật để ra toà về vụ kiện kỶ giả thiên tả. Đến tháng 8 năm 1987, đột nhiên tôi không còn được liên lạc với ông Nguyễn Kim, trong khi tin Tướng Minh hy sinh đã loan tải khá lớn tại Thái. Tôi rất lo, không biết lý do tại sao? Sau đó, tôi có liên lạc với Mặt Trận và cho biết là đang phối kiểm tintức.Tôiquyết địnhnhờ một người bạn Việt Nam ở Singaporevà một ngườibạn Nhật điViệtNam thu thậptin tức. Tin tức mà hai người bạn nàyđem về cho tôi chỉ là mấy tờ báo Công An phát hành tại Việt Nam đăng tin Đề đốc Hoàng Cơ Minh và Mặt Trận bị tiêu diệt? Lúc đó, tôi nghĩ rằng Đề Đốc Hoàng Cơ Minh đã hy sinh thì sớm muộn gì Mặt Trận nói riêng và Kháng chiến Việt Nam nói chung sẽ tan rã?

JPEG - 140.6 kb
GS Tonooka họp với PTQGYTKC Bắc California 1983

Cùng thời gian đó, một chuyện đáng tiếc xảy ra là Thái Lan đã thay đổi chính sách đối với Việt Nam. Có lẽ vì nghĩ rằng sự hiện hữu của Mặt Trận trên đất Thái sẽ làm cản trở việc cải thiện quan hệ với nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam nên chính phủ Thái đã buộc Mặt Trận phải rút căn cứ khỏi đất Thái. Có thể là vì đón biết Thái Lan sẽ thay đổi thái độ, nên Đề đốc Hoàng Cơ Minh đã phải sớm lên đường trở về nước. Đây là điều phỏng đoán của cá nhân tôi. Tuy nhiên điều mà tôi muốn nhấn mạnh là khá nhiều người chỉ nhìn sự việc mà không biết sự tình, nên đã có những lời phê phán không đúng, cho đó là một kế hoạch không có tính toán. Biết là quân cộng sản đang rình rập nhưng Đề đốc Hoàng Cơ Minh và các chiến hữu của ông vẫn lên đường. Sự hy sinh đó sẽ phải được sử sách ghi lại khi nói đến cuộc đấu tranh giành tự do dân chủ cho Việt Nam.

Bẵng đi 19 năm sau, vào tháng 5 năm 2006, bất ngờ tôi gặp lại ông Nguyễn Kim ở Bá Linh. Cả hai chúng tôi đều đi dự Đại hội Thế giới đẩy mạnh việc dân chủ hóa cho Á châu và Trung quốc. Sau giờ họp, chúng tôi tay bắt mặt mừng và cùng nhau ôn lại những chuyện của quá khứ, nhất là về sự hy sinh của Tướng Minh. Chúng tôi đã gắn bó với nhau trong suốt thời gian đại hội này, vì chúng tôi đã là những người cùng chia xẻ lý tưởng tranh đấu cho tự do dân chủ.

Thưa quý vị, sự hy sinh của Đề đốc Hoàng Cơ Minh là điều đau buồn, nhưng ông đã để lại một vũ khí quan trọng cho đồng bào Việt Nam và thế hệ trẻ kế thừa, đó là tinh thần chiến đấu mà không một súng ống đạn dược nào có thể sánh kịp. Đối với một người ngoại quốc như tôi, hành động anh hùng của Đề đốc Hoàng Cơ Minh sẽ không bao giờ quên đi trong tâm khảm. Trong cuộc gặp gỡ quý vị lãnh đạo đảng Việt Tân khi tôi vừa đến Hoa Kỳ vào tối ngày 24 tháng 8 để dự lễ tưởng niệm hôm nay, tôi đã chính thức xin lỗi các anh chị em Mặt Trận và đảng Việt Tân về điều suy nghĩ không đúng của tôi cách nay 20 năm rằng Mặt Trận và đảng Việt Tân sẽ tan rã sau khi Tướng Minh nằm xuống. Qua những gì tôi tìm hiểu, Mặt Trận và đảng Việt Tân đã vượt qua rất nhiều khó khăn và đang trở thành một lực lượng đối đầu quan trọng đối với nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam.

Trước khi dứt lời, tôi xin cầu nguyện cho hương linh Đề đốc Hoàng Cơ Minh được siêu thoát, đồng thời cầu mong cho những nỗ lực của đảng Việt Tân đạt nhiều thành quả tốt đẹp. Người Nhật chúng tôi xin hứa là sẽ tiếp tục đẩy mạnh vấn đề dân chủ hóa ở Á châu đặc biệt là tại Việt Nam và Trung quốc.

Trân trọng kính chào.

JPEG - 134.9 kb
Giáo sư Teru Tonooka nhận bảng tri ân từ ông Đỗ Hoàng Điềm.

JPEG - 161.8 kb
Giáo sư Teru Tonooka trong Đêm Hội Ngộ.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.