Na Uy: Lễ Ghi Ơn Quốc Tổ Hùng Vương

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hơn 100 quan khách từ Oslo, Moss và các vùng phụ cận đã tề tựu tại hội trường Moss Skogen, thuộc thị xã Moss, vào Chủ Nhật ngày 08 tháng 4 năm 2007, vào lúc 16 giờ 15 để tham dự buổi lễ Ghi Ơn Quốc Tổ Hùng Vương, do Đảng Việt Tân/Cơ sở Na Uy, Hội Bảo Tồn Truyền Thống, Hội Phụ Nữ Việt Nam Tỵ Nạn và Đoàn Thanh Thiếu Niên Phan Bội Châu cùng phối hợp tổ chức.

JPEG - 106.6 kb

Sau phần giới thiệu quan khách là lời chào mừng của ông Nguyễn Đức Thọ, đại diện Đảng Việt Tân, thuộc cơ sở Na Uy. Trong dịp này, ông Nguyễn Đức Thọ cũng đã đề cập đến sự kiện nóng bỏng đang diễn ra trong nước kể từ Tết Đinh Hợi đến nay, với việc nhà nước cộng sản Việt Nam (CSVN) đã bất chấp ngày Tết thiêng liêng của dân tộc ra tay trù dập, bắt bớ, cầm tù các chiến sĩ dân chủ trong nước, điển hình là các thành viên Khối 8406, Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam cùng một số đảng phái khác. Và mới đây là phiên tòa bất công diễn ra tại Huế để xét xử Linh mục Nguyễn Văn Lý, qua tấm hình Ngài bị viên công an bịt miệng không cho phát biểu khi đứng trước vành móng ngựa đã làm cho thế giới bàng hoàng kinh ngạc về một chế độ độc tài phi nhân CSVN của đầu thế kỷ 21. Ông Nguyễn Đức Thọ kết luận: “Chúng ta phải làm gì để thay đổi chính sách cai trị độc tài của đảng CSVN hiện nay trong ngày Ghi Ơn Quốc Tổ này?”.

Trong phần nghi thức Tế Tổ sau đó đã được Ban Tổ chức thực hiện một cách trang nghiêm và long trọng.

JPEG - 64.1 kb
Ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ Tịch Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng

Kế đến là phần thuyết trình của ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ tịch Đảng Việt Tân nhân chuyến công tác Âu châu đã ghé đến Moss tham dự ngày lễ này. Ông đã trình bày lược duyệt về các giai đoạn lịch sử Việt Nam từ sau các triều đại Vua Hùng với nhiều thăng trầm, đến ngày hôm nay Việt Nam đang ở trong một giai đoạn đen tối nhất trong giòng lịch sử Việt. Vào đầu thập niên 90, sau khi nhà cầm quyền CSVN bắt đầu theo đuổi chính sách đổi mới thì những tiếng nói phản kháng đòi hỏi dân chủ bắt đầu đơn lẻ xuất hiện, như Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, ông Hà Sĩ Phu, cựu Trung tướng Trần Độ, nhà văn Dương Thu Hương, ông Hoàng Minh Chính v.v… Vào tháng 12 năm 2000, Linh mục Nguyễn Văn Lý phát động chiến dịch tranh đấu cho tự do tôn giáo ở giáo xứ Nguyệt Biều, phong trào dấy lên trong đó có những khuông mặt trẻ như: Bác sĩ Phạm Hồng Sơn, nhà báo Nguyễn Vũ Bình, Luật sư Lê Chí Quang v.v… Vào tháng 4 năm 2006, một lần nữa Linh mục Nguyẽn Văn Lý cùng các cộng sự viên của Ngài tung ra Bản Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ Cho Việt Nam với hàng ngàn chữ ký của đồng bào trong nước. Và nhà cầm quyền CSVN đã ra tay trong đợt đàn áp này để mở đầu chiến dịch bố ráp vào dịp Tết Đinh Hợi vừa qua.

Ông Đỗ Hoàng Điềm kêu gọi cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại hãy thể hiện bằng hành động hỗ trợ các nhà đối kháng với các phương thức: Vận động quốc tế để áp lực CSVN, cùng nhau hỗ trợ phương tiện cho các nhà dân chủ trong nước, góp phần tấn công vào bộ mặt của nhà cầm quyền CSVN, góp phần thông tin về trong nước, tham gia vào các tổ chức đấu tranh. Cuối cùng, ông Đỗ Hoàng Điềm kết luận: “Hai tháng trước mặt là 2 tháng quyết định. Chúng ta thấy nhà cầm quyền CSVN đang chùn tay vì áp lực quốc tế, đây là lúc chúng ta chứng minh cho họ thấy là họ không thể đạt được điều họ mong muốn…”.

JPEG - 64.9 kb

Đoạn phim xử án Lm Nguyễn Văn Lý ở Huế được trình chiếu lên cho cả hội trường cùng xem đã gây nhiều xúc động trong cử tọa khi nhìn thấy dáng dấp hao gầy của vị Linh mục kính yêu khi bị tên công an bịt miệng Ngài, không cho Ngài phát biểu trước vành móng ngựa của một phiên tòa đầy bất công và phi lý.

Phần hội thảo sau đó với nhiều câu hỏi đặt ra của cử tọa được diễn giả giải đáp thỏa đáng. Buổi lễ được xen kẽ với phần văn nghệ do Đoàn Thanh Thiếu Niên Phan Bội Châu đảm trách, và tiệc trà thân mật do Ban Tổ chức khoản đãi đã kết thúc Lễ Ghi Ơn Quốc Tổ Hùng Vương vào lúc 20 giờ cùng ngày.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.

Ảnh chụp khúc đường Tôn Đức Thắng (Q.1, Sài Gòn) trước (hình trái) và sau (phải) khi chặt hạ cây xanh. Ảnh: 24h.com

Có nên chặt cây xanh để xây đường sắt trên không?

Không cần phải nói dài dòng, ích lợi của cây xanh trước tiên là thẩm mỹ, nhưng quan trọng hơn cả là nó giữ cho môi trường trong sạch bằng cách hút khí dioxit carbon và thải ra oxy. Chính vì thế khi đi trong rừng hoặc thậm chí dưới những con đường có hai hàng cây xanh lá thì chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Cây xanh vì thế trở thành một phần của hệ sinh thái đô thị. Điều này không phải và không thể nói ngược lại.

Vậy thì chặt bỏ hàng trăm (nếu tính cả hai thành phố Hà Nội và Sàigòn) thì phải nói là hàng ngàn cây để xây metro có phải là lý do hợp lý và chính đáng không?

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.