Ở đâu có “Mỏ Tham Nhũng” lớn nhất?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 7 kb

Trên trái đất này, có đủ loại mỏ, mỏ dầu, mỏ vàng, mỏ sắt, mỏ bạc, … Nhưng làm gì có mỏ tham nhũng? Tuy nhiên, nếu theo những lời than van của các viên chức đang làm công việc thanh tra ở Việt Nam, thì có lẽ nhân loại đang khám phá ra “mỏ tham nhũng” và cái mỏ lớn nhất đang nằm ngay ở nước ta.

“Nói có sách, mách có chứng”, chứ không thôi độc giả tưởng là người viết đang tìm cách bôi nhọ “chế độ ưu việt” ở nước ta. Này nhé. nếu không phải Việt Nam là cái “mỏ tham nhũng lớn nhất” thì tại sao bà Nguyễn Thị Doan, phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, đã phải than vắn, thở dài ở Hội nghị kiểm tra Đảng toàn quốc ngày 8/1/2007 là “đào đâu cũng thấy tham nhũng”. Trên thế gian này, có nơi nào mà nhiều tham nhũng đến mức như vậy. Việt Nam không phải là cái mỏ tham nhũng lớn nhất sao?

Còn nữa, năm 2006 đã là năm kỷ lục về số cán bộ đảng CSVN bị kỷ luật về tham nhũng, nhưng ông Mai Quốc Bình, Phó tổng thanh tra Chính phủ kiêm Cục Trưởng Cục Chống Tham Nhũng, còn phải than là “Tham nhũng trong thực tế còn những tảng băng chìm, hiện nay chưa có dịp khui ra”. Mới khui sơ sơ mà năm 2006 đã là năm phá mọi kỷ lục, nếu Cục Chống Tham nhũng của ông Mai Quốc Bình chịu khó cho các thanh tra mang bình hơi và chịu lạnh một chút để lặn xuống khui các tảng băng chìm, thì chắc năm nào Việt Nam cũng phá kỷ lục về số cán bộ bị kỷ luật tham nhũng. Trên thế gian này, có nơi nào mà nhiều tham nhũng đến mức như vậy. Việt Nam không phải là cái mỏ tham nhũng lớn nhất sao?

Là một cán bộ cao cấp của đảng cộng sản, ông Cục Trưởng Cục Chống Tham Nhũng nắm rất rõ quy luật để tồn tại và thăng chức trong guồng máy, nên ông đã khéo léo sữa chữ “dám” thành chữ “dịp”. Vì nếu muốn nói cho đúng thì ông phải nói là “Tham nhũng trong thực tế còn những tảng băng chìm, hiện nay chưa có dám khui ra”. Đó là chưa kể là nếu ông dám nói huỵch toẹt, thì phải nói là còn những “trái núi tham nhũng” đang đè lên cả guồng máy của chế độ và bòn rút tài nguyên của cả đất nước.

Tham nhũng tại Việt Nam có lẽ đã học được 72 phép thần thông biến hóa của Tề Thiên Đại Thánh, nên đảng và nhà nước đánh chỗ này, thì nó trồi lên chỗ khác, khám phá ra hình thức tham nhũng này, thì nó đẻ ra hàng loạt những hình thức khác. Thậm chí, khả năng “hô biến” của con ma tham nhũng cũng rất cao thâm. Nó có thể “hô biến” một tiếng, thì hàng loạt những căn biệt thự sang trọng của nhà nước ở Hà Nội biến thành nhà tư, hàng chục mảnh đất công có giá trị bạc tỷ ở Đồ Sơn, Hải Phòng được “hóa giá” trở thành tài sản tư của một số cán bộ. Đó là chưa kể khả năng biến thật thành giả, hư hư thực khó lường của con ma tham nhũng.

Tại Thừa Thiên – Huế, Ban quản trị Viện Bảo Tàng xin tiền để tu bổ các địa đạo của Khu Ủy Trị Thiên – Huế, được công nhận là một di tích quốc gia. Thanh tra của Sở Văn Hóa Thông Tin Huế xuống xem xét và báo cáo là “Chương Trình Tôn Tạo Chống Xuống Cấp” của các địa đạo hoàn tất tốt đẹp. Nhưng sau đó, người ta mới phanh phui ra là mấy trăm triệu đồng đã được sử dụng để xây 3 cái cửa địa đạo giả, như loại đồ mã trên sân khấu! Dân xứ Huế kháo nhau là với tình trạng tham nhũng hiện nay, cái gì cũng có thể là giả hết : hóa đơn giả, gạch giả, dây điện giả,… vì làm giả để ăn thật là mánh khóe phổ biến hiện nay của cán bộ đảng và nhà nước cộng sản, đến nỗi có người nghi ngờ rằng không biết “xác bác Hồ” hiện nay có phải là thật hay không? Vì biết đâu, Bộ Chính Trị của đảng CSVN đã thông đồng nội ngoại lấy tiền ướp và bảo trì “xác bác” bỏ vào túi riêng? “Di chúc thiêng liêng của bác” mà còn dám làm giả, thì huống hồ gì…

Câu chuyện trên có thể làm nhiều người tức cười, nhưng cười ra nước mắt. Vì cuối cùng, kẻ phải gánh chịu hậu quả của nạn tham nhũng vẫn là nhân dân. Hẳn nhiên, hậu quả của tham nhũng không phải chỉ có vậy, mà nó có thể ví như một loại siêu vi trùng chưa có thuốc chữa đang lan dần ra trong cơ thể của đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam. Nếu trước năm 1975, tham nhũng là một trong những nguyên nhân đưa chế độ miền Nam đến chỗ sụp đổ, thì ngày hôm nay, căn bệnh quái ác này đang đe dọa chế độ CSVN. Chính vì vậy mà từ năm 1994, vấn đề tham nhũng đã được xem là một trong bốn nguy cơ quan trọng cần giải quyết, nếu đảng CSVN còn muốn tiếp tục nắm giữ độc quyền lãnh đạo.

JPEG - 6.8 kb

Từ hơn 12 năm qua, đảng và nhà nước CSVN đã đề ra vô số các biện pháp để giải quyết “quốc nạn tham nhũng”, mới nhất là một “luật phòng, chống tham nhũng” đã được ban hành và một “Cục Chống Tham Nhũng” trực thuộc ban thanh tra chính phủ đã được thành lập. Liệu rằng những biện pháp mới này có giải quyết tốt hơn những biện pháp chống tham nhũng trong quá khứ không? Qua lời của chính ông Cục Trưởng Cục Chống Tham Nhũng thì “có những người miệng nói chống tham nhũng quyết liệt, nhưng đôi khi nơi đó cũng là địa chỉ tham nhũng”. Không rõ khi tuyên bố như trên. ông Mai Quốc Bình có xem lại bảng hiệu và địa chỉ của cái Cục của mình không ? Vì có khi ai đó đã xóa đi mất chữ “chống”, cái cục của ông trở thành “Cục Tham Nhũng” thì nguy vô cùng. Điều này không phải là không từng xảy ra. Vì trước đây, kẻ đứng đầu cơ quan giám sát và truy tìm tham nhũng như ông Lê Thanh Ðạo đã từng bị bay chức vì tham nhũng ! Trong vụ PMU18, nhiều cán bộ trong ngành điều tra cũng trở thành đồng lõa trong vụ tham nhũng lớn nhất ở Việt Nam từ trước đến nay.

Nếu ngày nào cái “cục” của ông Mai Quốc Bình trở thành “Cục Tham Nhũng”, người Việt Nam sẽ không ngạc nhiên trước sự thay đổi ngoạn mục này. Vì sống lâu trong chế độ CSVN, ai cũng thấy rõ chế độ này đã trở thành một cái ao tù bị ô nhiễm trầm trọng. Mọi biện pháp vớt bớt rác rưởi không giúp cho nước trong ao trở thành sạch. Biện pháp duy nhất có thể làm là tháo nước, vét bùn và cho nước khác vào. Hẳn nhiên đời nào đảng CSVN có thế chấp nhận được biện pháp rốt ráo này. Vì vậy, chắc là mỗi người Việt Nam phải xúm lại tát cho hết nước trong cái ao đầy ô nhiễm của chế độ hủ hóa hiện nay. Có như vậy họa may vi trùng tham nhũng mới không có cơ hội tái sinh trên đất nước Việt Nam.

Nguyễn Ngọc Đức

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Nguyễn Phú Trọng trong ngày nhận chức Chủ tịch Quốc Hội, hết đảm nhiệm chức bí thư thành ủy Hà Nội, 26/6/2006. Ảnh: AFP

Vụ Ciputra (dự án Khu đô thị Nam Thăng Long): Khơi lại trách nhiệm người đứng đầu của ông Nguyễn Phú Trọng?

Năm 2006, báo Tuổi Trẻ có bài viết “Nhà nước thiệt hại 3.000 tỉ đồng do quyết định duyệt giá đất của UBND TP Hà Nội.” Theo bài viết, chỉ vì một quyết định của UBND TP Hà Nội ngày 14/12/2004 duyệt giá thu tiền sử dụng đất của Dự án khu đô thị Nam Thăng Long sớm hơn 16 ngày so với việc công bố giá đất theo Luật Đất đai mà ngân sách Nhà nước đã thiệt hại 3.000 tỉ đồng. Được hưởng siêu lợi nhuận này là một nhà đầu tư bất động sản nước ngoài, tập đoàn Ciputra.

Bìa sách "Quyền lực và vấn đề kiểm soát Quyền lực trong Xã hội" của tác giả Lê Anh Hùng

Giới thiệu sách mới: “Quyền lực và vấn đề kiểm soát quyền lực trong xã hội”

“Vấn đề quyền lực là vấn đề mấu chốt của chính trị. Và chính trị liên quan đến bất kỳ ai, kể cả những người khăng khăng rằng họ không dính líu gì đến chính trị cả. Như bản thân chính trị, quyền lực là một vấn đề phức tạp, đa chiều, khó hiểu và trong cuốn sách này tác giả giúp chúng ta hiểu dễ hơn, tốt hơn về quyền lực, về tầm quan trọng của quyền lực và vì sao cần kiểm soát quyền lực trong xã hội, cũng như nhiều cách để kiểm soát quyền lực.” (TS Nguyễn Quang A)

Giá tính thuế tài nguyên

Tít bài báo trên nên đổi lại: “UBND tỉnh tăng giá tính thuế tài nguyên, doanh nghiệp xin trả lại mỏ cát.”

Doanh nghiệp đấu giá mỏ cát năm 2023, lúc mà giá tính thuế là 150 ngàn đồng/khối. Cuối 2023, UBND tỉnh Quảng Ngãi tăng giá tính thuế lên 230 ngàn đồng/khối. Doanh nghiệp sẽ phải nộp thêm 13,9 tỷ đồng nếu tiếp tục khai thác. Họ đã quyết định xin trả lại mỏ.

Ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở hôm 1/7/2024 - Bộ máy phình to, chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh. Ảnh: FB Kim Van Chinh

Bộ máy phình to và chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh

Bộ máy ăn lương ngân sách nhà nước ở cấp xã, thôn phình to có nguy cơ tăng chi NSNN là tất yếu.

Gần đây ngành công an lại triển khai cán bộ công an chuyên trách xuống các xã. Tổng cộng có gần 10.000 xã, mỗi xã có 3 cán bộ công an thành ra tăng 30.000 biên chế công an ăn lương.

Chưa hết, mới đây nhất (1/7/2024), các địa phương (theo chỉ đạo chung) chính thức ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở (thường gọi là dân phòng). Theo con số chưa chính thức… cả nước sẽ có khoảng 300.000 dân phòng chính thức được ăn phụ cấp.