CSVN ĐI VÀO THỜI KỲ HẬU WTO

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 79 kb
Hà Nội đang dồn hết nỗ lực để đáp ứng những điều kiện gia nhập WTO. Đây là khúc xương khó nuốt.

CSVN đã chính thức được gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) và cũng vừa được Hoa Kỳ cung cấp quy chế Quan Hệ Thương Mại Bình Thường Vĩnh Viễn (PNTR). Hà Nội đang dồn hết nỗ lực để đáp ứng những điều kiện gia nhập WTO cũng như thực hiện những cam kết để được gia nhập tổ chức này. Đây là khúc xương khó nuốt. Gia nhập WTO, CSVN sẽ phải tiến hành cải cách với quy mô rộng lớn hơn. Liệu họ có can đảm từ bỏ con đường XHCN để thực hiện công cuộc dân chủ hóa Việt Nam hay không ?

CSVN Hoàn Tất Tiến Trình Hội Nhập Nền Kinh Tế Thế Giới

Sau 11 năm kể từ ngày Hà Nội nộp đơn, trong đó có 8 năm tích cực đàm phán, thương thuyết đa phương và song phương, ngày 07/11/2006 vừa qua, WTO đã chính thức kết nạp nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam làm thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức này. Hà Nội coi sự kiện này cùng với việc Hoa Kỳ ban hành luật Quan hệ Thương Mại Bình Thường Vĩnh Viễn (PNTR) đối với Việt Nam như thành công lớn của chính sách hội nhập nền kinh tế thế giới. Để đạt được những “thành quả” này, CSVN đã phải đáp ứng những yêu cầu của tổ chức WTO, của từng quốc gia thành viên qua những cam kết họ phải ký trên giấy trắng mực đen. Trước những thắc mắc của dư luận, chính phủ CSVN, qua các bộ liên quan đã công bố những cam kết của Việt Nam với WTO và với các quốc gia thành viên. Theo nguồn tin từ chính phủ CSVN thì Hà Nội đã cam kết “tuân thủ toàn bộ các hiệp định và các quy định mang tính ràng buộc của WTO từ thời điểm gia nhập”. Nguồn tin này cũng cho biết là vì Việt Nam là một nước “đang phát triển ở trình độ thấp, lại đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường,…” nên đã được WTO chấp nhận cho có một thời hạn thực hiện một số cam kết về mặt thuế khóa, trợ cấp phi nông nghiệp và quyền kinh doanh v.v…

Một thực tế hiển nhiên do CSVN bưng bít từ lâu đã bị bộc lộ sau khi gia nhập WTO. Đó là qua những cuộc đàm phán gay go, mặc cho sự bào chữa của chế độ, WTO đã không công nhận kinh tế CSVN là một nền kinh tế thị trường đúng nghĩa và chính Hà Nội cũng đã phải chịu thua và “chấp nhận Việt Nam là nền kinh tế phi thị trường” để được có tiến trình thực hiện cam kết. Do đó, các quốc gia đối tác của Việt Nam trong WTO có quyền áp dụng những chế độ kiểm soát, áp thuế bán phá giá v.v… đối với nền kinh tế phi thị trường của CSVN. Chỉ khi nào CSVN “chứng minh được với các đối tác là kinh tế Việt Nam hoàn toàn hoạt động theo cơ chế thị trường thì các đối tác đó sẽ ngừng áp dụng chế độ “phi thị trường” đối với Việt Nam”. Trước sức ép này, CSVN phải nhanh chóng cải tổ để nền kinh tế của Việt Nam không còn cái đuôi “theo định hướng XHCN” nữa.

JPEG - 42.9 kb
những trợ cấp xuất khẩu liên quan đến sản phẩm nông nghiệp thường dành cho những doanh nghiệp xuất khẩu chứ không đến tay nông dân là những người làm ra sản phẩm

Một vài thí dụ là từ nay, CSVN phải “bãi bỏ hoàn toàn các loại trợ cấp bị cấm theo quy định của WTO như trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp hàng nội hóa”. Thực chất, những trợ cấp xuất khẩu liên quan đến sản phẩm nông nghiệp thường dành cho những doanh nghiệp xuất khẩu chứ không đến tay nông dân là những người làm ra sản phẩm. Đây cũng là một điều người dân mới khám phá ra. Nó là cách Nhà Nước bơm tiền cho các doanh nghiệp Nhà Nước độc quyền xuất khẩu. Các doanh nghiệp này một mặt thu mua của nông dân với giá rẻ, mặt khác lại được trợ cấp của chính phủ nên đã xuất khẩu ra nước ngoài với giá bán phá giá. Các quốc gia nhập hàng hóa của Việt Nam đã có chứng cớ là CSVN bán phá giá và đã có những biện pháp trừng phạt. Cũng về phương diện xuất nhập khẩu, CSVN đã thỏa thuận “cho doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài được quyền xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa như doanh nghiệp và cá nhân người Việt Nam kể từ khi gia nhập, trừ đối với các mặt hàng thuộc danh mục thương mại nhà nước như: xăng dầu, thuốc lá điếu, xì gà, băng đĩa hình, báo, tạp chí và một số mặt hàng nhạy cảm khác”. Điều đáng chú ý ở đây là tất cả các hàng hóa thuộc lãnh vực truyền thông, nhất là sách báo đều đã bị CSVN từ chối dành cho doanh nhân ngoại quốc nhập khẩu cũng như xuất khẩu. Đây phản ảnh lập trường cố hữu của chế độ độc tài CSVN, cương quyết ngăn cấm tự do ngôn luận, tự do thông tin, tự do báo chí.

Khi chấp nhận CSVN gia nhập WTO, tổ chức này và các quốc gia thành viên đều ngán ngẩm cái đuôi XHVN gắn cho cái gọi là kinh tế thị trường của CSVN. Đặc trưng của cái đuôi XHCN là các doanh nghiệp Nhà Nước. Vì thế, quốc tế đã áp lực rất mạnh mẽ lên chế độ và Hà Nội đã phải chấp nhận điều kiện như sau : “Về doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp thương mại Nhà nước, cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực này là Nhà nước sẽ không can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước. Tuy nhiên, Nhà nước với tư cách là một cổ đông được can thiệp bình đẳng vào hoạt động của doanh nghiệp như các cổ đông khác. Việt Nam cũng đồng ý không coi mua sắm của doanh nghiệp Nhà nước là mua sắm Chính phủ”.

Trong các cuộc đàm phán, quốc tế đã đồng loạt yêu sách CSVN phải minh bạch về luật pháp và Hà Nội đã phải chấp nhận cam kết “ngay từ khi gia nhập sẽ công bố dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ quốc hội và Chính phủ ban hành để lấy ý kiến nhân dân…”, đồng thời phải “đăng công khai các văn bản pháp luật trên các tạp chí hoặc Website Chính phủ, website của các Bộ, ngành”.

Về thuế xuất và nhập khẩu, CSVN cam kết sẽ phải cắt giảm. Cụ thể, từ nay cho đến 5 năm tới, thuế nhập khẩu tùy theo loại hàng hóa sẽ bị cắt giảm từ 10% đến 50%. Việc cắt giảm các “dòng thuế” này sẽ đưa đến hậu quả thất thu ngân sách. Để bù đắp, chắc chắn chính phủ sẽ phải tăng thuế trực thu của nhân dân như thuế lợi tức và tăng giá những hàng hóa Nhà Nước độc quyền như xăng dầu, điện lực…

Dù sao thì nay CSVN đã đạt được mục đích là gia nhập vào thị trường thế giới và được Hoa Kỳ dành cho quy chế quan hệ thương mại bình thường vĩnh viển. Gia nhập WTO đương nhiên có những điều lợi. Nhưng cũng có những điều bất lợi. Phần lớn bất lợi sau khi tham gia vào WTO có nguyên nhân chủ quan, do chính bản thân nền kinh tế “phi thị trường” và yếu kém của Việt Nam hiện nay và sự lãnh đạo của đảng CSVN.

JPEG - 56.8 kb
Việt Nam là một nước “đang phát triển ở trình độ thấp, lại đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường,…”

Nền Kinh Tế Việt Nam Sau Khi Vào WTO

Nhiều người, trong đó không hiếm chuyên gia kinh tế nước ngoài tiên đoán là sau khi gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ vì xuất khẩu và đầu tư ngoại quốc vào Việt Nam sẽ gia tăng. Về gia tăng xuất khẩu, tiến sĩ Lê Đăng Doanh có ý kiến : “Gia nhập WTO, thuận lợi là hàng hóa của ta sẽ thâm nhập vào thị trường của các nước khác, thuế sẽ giảm đi, các hạn chế định lượng sẽ bị bãi bỏ và cơ hội để chúng ta có thể tăng được xuất khẩu là lớn”. Theo Tân Hoa Xã thì Việt Nam hy vọng lợi nhuận xuất khẩu có thể lên đến 100 tỷ USD trong 5 đến 7 năm tới. Hiện nay con số này là 32,2 tỷ USD. Còn về đầu tư nước ngoài có đổ vào ồ ạt hay không thì vẫn còn chưa chắc. Tiến sĩ Doanh đã cảnh báo : “Các doanh nghiệp nước ngoài sẽ không vào ào ạt bởi còn tùy theo sức mua, tùy theo khả năng thu được lợi nhuận của các công ty”.

Về tổng thể thì cả CSVN và giới chuyên gia quốc tế đều đồng ý là gia nhập WTO, Việt Nam sẽ được nhiều thứ, nhưng cũng mất nhiều thứ, có nhiều cơ hội những cũng có nhiều thách thức. Vấn đề là CSVN sẽ khai dụng những cơ hội và vượt qua những thách thức như thế nào ? Để có một số ý niệm về các vấn đề hậu WTO của nền kinh tế CSVN, thiết tưởng cũng nên tìm hiểu thêm về những lãnh vực quan yếu của nền kinh tế Việt Nam.

JPEG - 47.8 kb
“chỉ biết đến vay cho nhiều và tiêu cho nhanh các khoản vay, mà ít quan tâm tới hiệu quả của đồng tiền”.

Một trong những điều mà CSVN lạc quan khi được vào WTO là từ nay thị trường tiêu thụ hàng hóa Việt Nam sẽ được mở rộng ra 149 nước, trong đó có 2 thị trường lớn là Bắc Mỹ, đặc biệt là Hoa Kỳ và thị trường Liên Hiệp Châu Âu (EU). Hiện 2 thị trường này còn đang có những biện pháp hạn chế nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam và đang áp thuế bán phá giá đối với một số hàng hóa mà CSVN coi là mũi nhọn là hàng may mặc và dầy dép và thủy sản. Tuy rằng từ nay hai thị trường này sẽ không đặt ra hạn ngạch đối với những hàng kể trên của Việt Nam, nhưng các nước đối tác vẫn tiếp tục theo dõi, điều tra xem chính quyền CSVN có trợ cấp cho các ngành đó không. Nói cách khác, nếu hạn ngạch được bãi bỏ thì các nước nhập khẩu hàng hóa Việt Nam vẫn có quyền chống bán phá giá các loại hàng này. Có thể họ sẽ không đơn phương áp dụng hạn ngạch nữa, nhưng họ sẽ kiện với WTO và các tòa án kinh tế khác.

Tuy rằng CSVN cho rằng gia nhập WTO là gia nhập một sân chơi bình đẳng với các nước, nhưng thực chất, đối với một nền kinh tế “phi thị trường” và còn nhiều bất cập về đủ mọi phương diện, không thể nói đến bình đẳng khi Việt Nam chỉ là một thành viên mới gia nhập. Tham vọng càng lớn thì thách thức, khó khăn càng nhiều. So với các nước trên thế giới, tuy tỷ số tăng trưởng GDP của Việt Nam là cao; nhưng sự tăng trưởng từ điểm xuất phát rất thấp thì nó không mang ý nghĩa gì về một nền kinh tế phát triển. Thử xem những gì là yếu kém của nền kinh tế CSVN hiện nay. Thực ra, nếu nói về yếu kém của nền kinh tế CSVN thì có rất nhiều, chỉ xin nêu ra những cái chính mà cả giới kinh doanh trong và ngoài nước than phiền lẫn những người lãnh đạo CSVN đều phải công nhận :

Luật pháp:

Một trong những vấn đề nhức nhối trong các cuộc đàm phán song phương và đa phương giữa CSVN và WTO cũng như các nước thành viên của tổ chức này là vấn đề luật pháp. Tại Việt Nam thiếu vắng một hệ thống luật pháp minh bạch và luật pháp của Việt Nam thay đổi thường xuyên. Nhằm thỏa mãn điều kiện tiên quyết này, trong những năm Quốc Hội CSVN đã đi vào một tiến trình sản xuất hàng loạt luật pháp. Tường thuật hội nghị các nhà tài trợ tại Hà Nội ngày 14/12/2006 vừa qua, tờ VietnamNet điện tử tiết lộ : “Báo cáo của Bộ Tư pháp cho thấy đến 09/2006, Quốc hội đã thông qua 108 dự án luật, trong đó có 71 Luật, 5 Nghị quyết của Quốc hội, 29 pháp lệnh, 3 Nghị quyết của UBTV Quốc hội…”. Cũng theo tờ báo này, ngoài sự kiện thiếu luật, còn có hiện tượng “thiếu rõ ràng của cơ chế vận hành, thực thi các văn bản pháp luật đó”. Thêm vào đó, vì Quốc Hội có nhu cầu cấp bách làm luật, trong lúc nhiều luật đòi hỏi trình độ hiểu biết về kinh tế thế giới cao, nên đã xẩy ra tình trạng mà tờ báo trên viết: “Bộ Tư pháp cũng cho biết từ 2002 đến nay, Việt Nam đã phải 5 lần bổ sung với 37 văn bản luật bao gồm 24 Luật, 13 pháp lệnh và 1 Nghị quyết, điều chỉnh nâng pháp lệnh thành Luật (15 văn bản)”. Cũng theo tờ báo thì các “Doanh nghiệp và nhà tài trợ phản ánh thực trạng đáng lo ngại là ngay cả khi Luật đã được ban hành, các bên liên quan vẫn phải chờ nghị định, thông tư hướng dẫn. Điều này khiến cơ quan chức năng lúng túng, còn DN gặp khó khăn, phải chờ đợi dẫn đến nản lòng”. Những điều trăn trở trên đây đã được hội nghị nói thẳng với Nguyễn Tấn Dũng và một số bộ trưởng liên quan có mặt trong hội nghị. Để không bị cắt nguồn vốn đến từ ODA, CSVN đã phải thêm một lần nữa cam kết là họ sẽ thành lập cái gọi là “Ban chỉ đạo thực hiện chiến lược pháp luật Việt Nam” mà theo thứ trưởng Tư Pháp Hoàng thế Liên sẽ có 3 chương trình lớn là “Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của các thiết chế trong hệ thống chính trị; về đảm bảo quyền con người, quyền tự do, dân chủ; và trên các lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội”.

JPEG - 72.3 kb
… cương quyết ngăn cấm tự do ngôn luận, tự do thông tin, tự do báo chí

Làm ra luật, cả trăm đạo luật, nhưng có sự tuân thủ luật pháp và tôn trọng luật pháp hay không lại là vấn đề mà CSVN không dễ gì có thể làm được. Thực tế này đến từ tư duy của con người cộng sản, vốn được đào tạo trong tinh thần đứng trên luật pháp. Luật pháp là để áp dụng cho người khác, cho dân, chứ không liên quan đến đảng viên cộng sản. Bao lâu CSVN còn bảo lưu tư tưởng này thì dù có rừng luật thì họ vẫn áp dụng luật rừng. Hậu quả đương nhiên là sẽ có những tranh chấp với quốc tế về luật pháp. Theo đánh giá của Bộ Tư Pháp CSVN, đang có tình trạng “nhận thức pháp luật của nhiều chủ doanh nghiệp còn rất hạn chế… Người quản lý doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp lớn, thuộc sở hữu nhà nước cũng chưa chú trọng việc áp dụng, thực hiện pháp luật. Một vấn đề khác là doanh nghiệp khó tiếp cận các văn bản pháp luật…”

Tài chánh và nạn tham nhũng

JPEG - 88.7 kb
cái đuôi XHCN mà nền kinh tế của Việt Nam đã bị WTO coi là “phi thị trường”

Nói đến kinh doanh, kinh tế là phải nói đến vốn đầu tư. Lúc bắt đầu mở cửa cũng là lúc nền kinh tế CSVN đang đứng trên bờ vực thẳm. Trước thập niên 80 nguồn tiền bạc của Việt Nam đến từ Liên Xô và các nước cộng sản Đông Âu. Một vài quốc gia ngoài khối cộng như Thụy Điển cũng viện trợ hoặc giúp đỡ CSVN, nhưng không đáng kể. Mất đi các nguồn viện trợ của Liên Xô và các nước cộng sản Đông Âu, CSVN đã lâm vào tình trạng kiệt quệ về tài chánh. Lúc đó, kêu gọi ngoại quốc đầu tư, CSVN chỉ lấy đất đai làm vốn liên doanh với doanh nhân nước ngoài. Đến đầu thập niên 90, các quốc gia giầu có trên thế giới mới có chương trình giúp đỡ Viện trợ phát triển chính thức (ODA=Official Development Aids) đối với Việt Nam bao gồm những khoản viện trợ không hoàn trả và những khoản vay dài hạn với lãi suất ưu đãi. Cũng nên biết, trong chương trình ODA được các quốc gia tài trợ (các nước giầu) giúp đỡ những nước đang phát triển để xóa đói, giảm nghèo và nâng cao sự phát triển kinh tế. Đối với Việt Nam, chương trình này bắt đầu từ năm 1993 với gần 2 tỷ USD và qua hội nghị thường niên các quốc gia tài trợ nhóm họp tại Việt Nam hồi giữa tháng 12/2006 vừa qua thì các nước này đã hứa ODA cho Việt Nam là 4,45 tỷ USD cho năm 2007. Tuy nói rằng vào WTO Việt Nam sẽ bình đẳng với những nước thành viên, nhưng chỉ nhìn chương trình ODA thì cũng biết Việt Nam không bình đẳng, ít là với những nước tài trợ. Ngửa tay ra xin viện trợ hay vay mượn đã là lép vế rồi.

Có vay, tất có trả, Hiện CSVN cố gắng trả những khoản vay đáo hạn; nhưng mỗi năm mỗi nợ chồng nợ chất thì con cháu chúng ta sẽ còn phải nai lưng ra mà trả nợ quốc tế. CSVN đã vay tràn lan, bất kể hậu quả. Theo báo Lao Động, thì các cán bộ trong ngành tài chánh “chỉ biết đến vay cho nhiều và tiêu cho nhanh các khoản vay, mà ít quan tâm tới hiệu quả của đồng tiền”. Nhưng nếu phải trả nợ xây dựng đất nước thì cũng cam. Đàng này, tiền ODA đã bị phung phí và thất thoát rất nhiều. Điều này cũng phản ảnh tư tưởng của con người cộng sản : “vốn ODA là của Chính phủ, Chính phủ trả nợ còn ta chỉ là người thụ hưởng, nên bất biết nó có hiệu quả hay không”. Theo báo Pháp Luật, “Trong Hội thảo 20 năm đổi mới của Việt Nam tại Hà Nội hồi tháng 6, giáo sư Đại học Haward – ông David Dapice – nói rằng thất thoát, lãng phí đầu tư hàng năm của Việt Nam lên đến 1 tỉ US”. Dựa vào những con số của ông David Dapice thì tỷ số thất thoát lên đến 30% mỗi năm. Thực tế này, chính CSVN đã phải thú nhận trong báo cáo chính trị tại Đại Hội X của đảng CSVN : “hiệu quả đầu tư thấp, đặc biệt là tình trạng đầu tư của Nhà nước dàn trải, thất thoát nhiều”. Cũng nên biết là những công trình sử dụng vốn ODA đều được giao cho những doanh nghiệp Nhà Nước. Các doanh nghiệp này có đặc tính là làm ăn thua lỗ và không có hiệu quả trong lúc đầu tư của tư nhân và các thành phần kinh tế khác hiệu quả rất cao. Đến đây, người ta đã thấy các doanh nghiệp Nhà Nước là ổ tham nhũng. Vụ scandal PU 18 mới đây đã khiến cho CSVN rung động. Nhật Bản là nước tài trợ quan trọng đã gửi nhân viên sang điều tra và đã có biện pháp bắt CSVN phải hoàn trả những số tiền bị quan chức của họ biển thủ.

Lo sợ vì vụ tham nhũng PU 18 sẽ ảnh hưởng tai hại đến việc các quốc gia tài trợ cung cấp ODA cho Việt Nam, Nguyễn Tấn Dũng lần đầu tiên cùng 5 bộ trưởng các bộ liên hệ đến việc sử dụng nguồn vốn này đã tới dự hội nghị và đã “đề nghị các nhà tại trợ thẳng thắn đối thoại”. Tuy không nói trắng ra về những vụ biển thủ của quan chức CSVN, ông thủ tướng cũng đã lựa lời cam kết trước hội nghị như sau : “Chúng tôi khẳng định với các nhà tài trợ Chính phủ VN rất có trách nhiệm trong việc sử dụng ODA. Chúng tôi ý thức đầy đủ rằng vốn ODA là do đóng góp của nhân dân các nước để hỗ trợ VN. Mặt khác, đây cũng là một nguồn vốn vay mà VN phải trả theo đúng cam kết nên Chính phủ phải có trách nhiệm trước nhân dân trong nước. Chúng tôi nêu quyết tâm không phụ lòng tin của bạn bè quốc tế cũng như không thể để thế hệ mai sau của VN phê phán những người đi trước đã không quản lý hiệu quả nguồn vốn này”.

Vào WTO, đầu tư nước ngoài sẽ gia tăng, cơ hội tham nhũng cũng sẽ gia tăng. Tuy CSVN đã thành lập nhiều bộ phận phòng chống tham nhũng, nhưng đây cũng là vấn đề lớn mà giới đầu tư nước ngoài e ngại. Theo báo VietnamNet, tại Hội Nghị Doanh Nghiệp Việt Nam (Vietnam Business Forum) được tổ chức tại Hà Nội ngày 13/12/2006 mới đây với sự có mặt của “Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Gia Khiêm, Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Võ Hồng Phúc, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng thế giới Klaus Rohland, Giám đốc khu vực Tổ chức tài chính quốc tế Sin Foong Wong cùng đại diện của các Hiệp hội doanh nghiệp trong và ngoài nước”, các doanh nghiệp ngoại quốc đã cho biết : “tham nhũng và yếu kém về thực thi luật pháp khiến họ ngần ngại trong việc mở rộng kinh doanh tại Việt Nam”.

Nền kinh tế yếu kém của Việt Nam vào sân chơi quốc tế.

JPEG - 128 kb
CSVN phải “bãi bỏ hoàn toàn các loại trợ cấp bị cấm theo quy định của WTO như trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp hàng nội hóa”.

Nếu chỉ nhìn vào con số 230.000 doanh nghiệp của Việt Nam thì có thể nghĩ rằng nền kinh tế Việt Nam đã phát triển mạnh. Nhưng thực chất thì theo kết quả điều tra của Tổng Cục thống Kê CSVN, các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện đang chiếm đến 99% cơ sở sản xuất, kinh doanh của cả nước, thu hút 25% tổng đầu tư xã hội và 77% lực lượng lao động phi nông nghiệp. Chính đặc tính này đã khiến cho các doanh nghiệp Việt Nam không có năng lực cạnh tranh cao. Gia nhập WTO ví như võ sĩ lên đài đấu võ. Nếu ta sức yếu mà phải đấu với địch thủ to khỏe, nặng ký thì cho dù đấu trên sân nhà hay đấu trên trường quốc tế, phần thua sẽ về ta. Về cạnh tranh trong thương mại thì kẻ giầu sẽ giầu thêm và kẻ nghèo sẽ có cơ phá sản. Nếu gọi đây là thách thức thì quả là một thách thức lớn. Vượt qua thách thức này trước hết lãnh đạo nền kinh tế phải có tầm nhìn xa và rộng, không bị ràng buộc bởi chủ thuyết, không mắc tật duy ý chí; phải theo quy chế thị trường để cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa liên kết lại, không có sự can thiệp bởi Nhà Nước. Nhà Nước không có chức năng kinh doanh. Cũng trên lãnh vực cạnh tranh, không phải chỉ có cạnh tranh về chất lượng sản phẩm mà còn phải cạnh tranh về dịch vụ. Đây là điểm yếu nhất của các chế độ cộng sản. Lương tâm, thái độ, sự trong sáng, minh bạch trong khi làm kinh tế là điều cần thiết để làm ăn lâu dài.

Nền nông ngư nghiệp của nước ta còn quá yếu so với nước ngoài. Sự yếu kém này đến từ phong cách làm ăn manh mún, năng suất, chất lượng thấp. Hơn nữa, “các nhà máy, xí nghiệp chế biến nông sản đa số vẫn là doanh nghiệp Nhà nước, chuyên trông chờ, ỷ lại, chèn ép nông dân, càng làm cho sức cạnh tranh của họ trên thị trường giảm sút. Rất nhiều điều ấu trĩ, bức xúc do nền kinh tế tiểu nông sinh ra, vào WTO chúng ta sẽ gánh đủ hậu quả nếu không nhanh chóng đổi mới”. Vì nông nghiệp cũng là sở trường của nhiều nước trong vùng Đông nam Á, nên nông nghiệp sẽ bị sức ép cạnh tranh mạnh mẽ nhất sau khi hàng rào quan thuế bảo hộ bị bãi bỏ. Những vụ kiện chống bán phá giá sẽ còn tiếp diễn trong 12 năm nữa, trước khi Việt Nam được WTO coi là quốc gia có nền kinh tế thị trường, nếu không có một sự cải tổ nông nghiệp.

Tuy CSVN đã sử dụng phần lớn vốn ODA cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, nhưng vì nạn tham nhũng, rút ruột các công trình nên vấn đề cơ sở hạ tầng vẫn là vấn đề nhức nhối hiện nay khiến các nhà đầu tư nước ngoài khó mà nhẩy vào ngay được. Đây cũng là một khía cạnh của cạnh tranh. Không phải cứ vào được WTO là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sẽ phải đổ vào nước ta. Nếu môi trường, trong đó cơ sở hạ tầng, không thuận lợi thì FDI sẽ chuyển sang nước khác. Trong cuộc gặp gỡ giữa lãnh đạo đảng CSVN và 34 đại diện tổng lãnh sự, thương vụ, hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài đóng trên địa bàn thành phố Sài Gòn hôm 20/12/2006 vừa qua, những khiếm khuyết về hạ tầng cơ sở đã là mối ưu tư của giới đầu tư nước ngoài và theo họ, có thể ảnh hưởng đến đầu tư tại thành phố. Tại buổi gặp gỡ, ông Walter Blocker, Chủ Tịch Phòng Thương Mại Hoa Kỳ (Amcham) đã đặc biệt nhấn mạnh đến hai vấn đề là cảng Sài Gòn và điện lực tại đây. Cảng Sài Gòn hiện không đáp ứng được lượng tầu biển cập bến để chuyên chất hay bố giỡ hàng hóa. Sẽ xẩy ra tình trạng tầu biển phải neo đợi ngoài khơi hoặc phải chuyển giỡ sang tầu nhỏ để bốc lên bờ. Tất cả đều khiến cho chi phí gia tăng. Mặt khác, điện lực tại Sài Gòn với công xuất hiện nay sẽ không đủ cung cấp cho các doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất sẽ được dựng lên khi có thêm doanh nhân ngoại quốc tới đầu tư. Ngoài hai vấn đề trên, các doanh nhân nước ngoài cũng than phiền giá cả thuê mướn văn phòng tại Sài Gòn quá đắt so với các nước lân cận, đường phố thường xuyên kẹt xe rất lâu… Cũng nên biết là hiện nay tại Sài Gòn có đến 2.604 văn phòng đại diện của các đơn vịkinhtếnướcngoài.

Thựcra, sau khi gia nhập vào WTO, CSVN đã nhận thấy rất nhiều yếukém, không nhữngvề hạ tầng cơ sở mà còn về nguồn nhân lực, về thủ tục tài chính và về vấn đề quy hoạch thành phố. Riêng về nguồn nhân lực thì hiện nay số lượng công nhân được đào tạo có tay nghề còn rất hiếm. Phần đông là lao động tay chân, không có tay nghề. Mai mốt khi doanh nhân nước ngoài vô đầu tư, với lương cao, họ sẽ tuyển dụng được những lao động giỏi và các doanh nghiệp trong nước sẽ không cạnh tranh nổi. Hiện nay, CSVN chỉ chú trọng đến những bằng cấp văn hóa cao như cử nhân, thạc sĩ (thật, giả lẫn lộn), nhưng còn rất ít trường dậy nghề nhằm đào tạo công nhân và cán sự.

Kết Luận

Vì gắn cái đuôi XHCN mà nền kinh tế của Việt Nam đã bị WTO coi là “phi thị trường”. CSVN đã cắn răng chịu phán quyết này trong vòng ít là 12 năm nữa. Trong 12 năm này Việt Nam sẽ bị chèn ép bởi không những các nước giầu mà bởi cả những nước không giầu hơn Việt Nam. Kinh tế toàn cầu là kinh tế thị trường. Không có cái gì gọi là KTTT định hướng XHCN. Theo báo điện tử VietnamNet, “Trong lần đối thoại trực tiếp với đông đảo các nhà tài trợ quốc tế này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nhiều lần nhắc tới việc phát huy dân chủ xã hội và quyền làm chủ của người dân. Ông nói việc đảm bảo dân chủ và các quyền tự do giúp tạo nên kết cấu xã hội ổn định. “Quá trình này là một quá trình liên tục hoàn thiện và phải phù hợp với tiến trình phát triển của VN. Rất mong các bạn quốc tế chia sẻ thực tiễn này. Với những điểm còn khác biệt, chúng tôi sẵn sàng đối thoại” Thủ tướng nhấn mạnh”. Từ 20 năm nay, trước những góp ý, sức ép của thế giới về vấn đề dân chủ, nhân quyền, những người lãnh đạo CSVN đều cố ý trì hoãn cho rằng “phải phù hợp với tiến trình phát triển của VN”. Bây giờ, đã được hội nhập với nền kinh tế thế giới, bắt buộc phải theo những luật chơi của thế giới, CSVN không thể biện minh gì nữa mà phải thực hiện dân chủ thực sự cho đất nước, trả lại tự do, nhân quyền cho nhân dân Việt Nam.

JPEG - 52.1 kb
… nước ta đang đứng trước một sự lựa chọn lịch sử giữa chủ nghĩa xã hội hay kinh tế thị trường.

Con đường XHCN là con đường sai lầm. Chính Liên Xô và các nước Đông Âu đã sớm dứt khoát từ bỏ nó vì nó không thể áp dụng trên thực tế được. Kinh tế không phải chỉ do Nhà Nước tiến hành mà do doanh nhân, tức là nhân dân là chính yếu. Không thể bắt nhân dân làm ăn lỗ lã bằng cái đuôi XHCN. Vì thế đất nước ta đang đứng trước một sự lựa chọn lịch sử giữa chủ nghĩa xã hội hay kinh tế thị trường. Gia nhập WTO là cơ hội phát triển kinh tế ngang hàng với các nước trên thế giới. Gia nhập WTO cũng là cơ hội từ bỏ con đường xã hội chủ nghĩa./.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bìa sách "Quyền lực và vấn đề kiểm soát Quyền lực trong Xã hội" của tác giả Lê Anh Hùng

Giới thiệu sách mới: “Quyền lực và vấn đề kiểm soát quyền lực trong xã hội”

“Vấn đề quyền lực là vấn đề mấu chốt của chính trị. Và chính trị liên quan đến bất kỳ ai, kể cả những người khăng khăng rằng họ không dính líu gì đến chính trị cả. Như bản thân chính trị, quyền lực là một vấn đề phức tạp, đa chiều, khó hiểu và trong cuốn sách này tác giả giúp chúng ta hiểu dễ hơn, tốt hơn về quyền lực, về tầm quan trọng của quyền lực và vì sao cần kiểm soát quyền lực trong xã hội, cũng như nhiều cách để kiểm soát quyền lực.” (TS Nguyễn Quang A)

Giá tính thuế tài nguyên

Tít bài báo trên nên đổi lại: “UBND tỉnh tăng giá tính thuế tài nguyên, doanh nghiệp xin trả lại mỏ cát.”

Doanh nghiệp đấu giá mỏ cát năm 2023, lúc mà giá tính thuế là 150 ngàn đồng/khối. Cuối 2023, UBND tỉnh Quảng Ngãi tăng giá tính thuế lên 230 ngàn đồng/khối. Doanh nghiệp sẽ phải nộp thêm 13,9 tỷ đồng nếu tiếp tục khai thác. Họ đã quyết định xin trả lại mỏ.

Ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở hôm 1/7/2024 - Bộ máy phình to, chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh. Ảnh: FB Kim Van Chinh

Bộ máy phình to và chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh

Bộ máy ăn lương ngân sách nhà nước ở cấp xã, thôn phình to có nguy cơ tăng chi NSNN là tất yếu.

Gần đây ngành công an lại triển khai cán bộ công an chuyên trách xuống các xã. Tổng cộng có gần 10.000 xã, mỗi xã có 3 cán bộ công an thành ra tăng 30.000 biên chế công an ăn lương.

Chưa hết, mới đây nhất (1/7/2024), các địa phương (theo chỉ đạo chung) chính thức ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở (thường gọi là dân phòng). Theo con số chưa chính thức… cả nước sẽ có khoảng 300.000 dân phòng chính thức được ăn phụ cấp.

Một căn cứ cưỡng bức lao động lừa đảo qua mạng tại Cambodia năm 2022. Ảnh: Reuters

Đường dây lừa đảo trực tuyến liên quan Trung Quốc gia tăng hoạt động tại Việt Nam

Việt Nam là quốc gia có số người dùng mạng xã hội thuộc hàng đầu trên thế giới và đang dần trở thành một trung tâm lớn về tin giả và lừa đảo tuyển dụng qua không gian mạng.

Đây là nội dung được nêu ra trong buổi hội thảo trực tuyến về nội dung “Lừa đảo qua mạng và buôn người ở Campuchia và Việt Nam,” do Viện Hòa Bình (USIP), có trụ sở tại Hoa Kỳ, tổ chức hôm 2/7/2024.